Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Lời trối trăng tình yêu

§ Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long

Ai con người, dù thế nào đi chăng nữa, cũng mang trong mình thân xác dòng máu cũng như trí khônn tinh thần điều gì được trối trăng để lại từ cha mẹ, hay một nền văn minh văn hóa thời đại nào.

Trong lãnh vực đức tin đạo giáo cũng có những trôi trăng cho người tín hữu.

Trối trăng cho con người.

Christian Morgenstern thuật lại câu chuyện ngụ ngôn về một lời trối trăng khác biệt lạ thường: „ Vào một thời xa xưa, chú Khỉ bỗng thấy mình trở nên loài người. Và một buổi chiều, chú Khi thấy mình trở thành người mời kêu gọi các loài thú vật cùng sinh sống trong rừng lại đến họp mặt. Chú ta muốn có lời từ gĩa chúng bạn: Thưa các Bạn, bắt đầu từ ngày mai tôi sẽ trở thành loài người. Tôi không còn được cùng chung sống với Bạn như xưa nay trong núi rừng hoang dã này nữa. Phải từ bỏ đời sống thiên nhiên rừng núi, phải sống xa các Bạn, tôi cảm thấy buồn nuối tiếc lắm! Tôi không còn được sống trong cảnh chiến đấu cạnh tranh sinh tồn giữa giống loại Khỉ chúng tôi và giống loại của các Bạn.“

Chú Sư Tử lên tiếng chen vào: Đúng như thế sao, một cảnh chiến đấu cạnh tranh sinh tồn ư!“

Chú Khỉ nhảy nhót như có vẻ mệt mỏi nói chen vào“ Thôi cứ như vậy đi! Bây giờ chúng ta cùng nhau mừng bữa tiệc tromg không khi hòa bình và vui mừng trước đã“

Nghe thế, các con Vật đến dự bữa tiệc đều đồng thanh nói: „Vâng như vậy đi là tốt nhất!“, mặc dầu họ chẳng thích gì chú Khỉ này.

Chú Khỉ cảm thấy buồn rầu nép mình ẩn sau một cành là chà là to và bắt đầu thở dài. Các con thú vật khác nghe tiếng thở dài cùng vẻ mặt buồn rầu của chú Khỉ, họ động lòng thương cảm với.

Chú Chiên Cừu bước ra trứơc tiên, trongdòng nước mắt tuôn chảy trên đôi mắt nghẹn ngào nói: „ Chúng tôi cũng đau buồn không kém gì Bác đâu. Chúng tôi cùng thông cảm với Bác!“. Nhìn thẳng khuôn mặt của chú Khỉ, chú Chiên Cừu nói tiếp: „ Xin Bác giữ mãi hình ảnh của em trong trái tim tâm hồn Bác. Dẫu xa cách nhau, chúng ta vẫn luôn bên cạnh nhau trong tâm tưởng!“

Chú Lạc Đà cũng nối tiến theo nói như vậy với chú Khỉ, Lần lượt các chú Bò rừng, Lừa, Lợn, Công, Ngan, Hổ, Chó Sói, và nhiều con thú vật khác cũng tiến ra nhìn vào đôi mắt chú Khỉ nói tương tự như vậy. Tzấy thế Sư Tử, Chim Đại Bàng và Rắn cũng chạy lại nói như các ch1ung bạn thú vật đã nói lời từ gĩa chú Khỉ sẽ bò rừng núi trở thành người nay mai.

Sau khi nghe những lời từ biệt nhắn nhủ của các lòai thú vật, chú Khỉ cảm thấy mệt mỏi bối rối thêm. Dẫu vậy, chú ta cũng tỉnh dậy đi đến một dòng suối gần đó. Nhìn xuống nước trong dòng suối, chú lấy tay xoa dịu đôi mắt còn đang trong giấc mơ màng và thực tế, để nhìn cho rõ. Chú thấy dòng nưóoc chảy chyuển động như một tấm gương trong sáng phản chiếu lại hình ảnh những khuôn mặt soi trong đó.

Chú nhìn thấy trong dòng nước chuyển động làn sóng rung rinh nào là hình ảnh của chú Chiên Cừu, nào là con Lạc Đà đáng ghét ngạo nghễ cứng đờ; nào là chú Hổ nanh vuốt đầy máu me đang tha cắn mồi, nào là chú Công đang dương xoè đôi cành mầu sắc như một bánh xe tròn to lớn đang lăn lao vào chú…

Bỗng chốc một tia nắng mặt trời xuyên qua cành lá cây chiếu dọi tới, và chú Khỉ tỉnh người khỏi tình trạng đang mê man mộng tưởng. Qúa đỗi ngạc nhiên, chú Khỉ duị đôi mắt lần nữa và muốn nhảy chuyền sang cây to cao lớn xa đó. Sau cùng chú Khỉ nhận ra qua một đêm chú trở thành người. „

Câu chuyện ngụ ngôn này thuật lại lời trối trăng khác biệt lạ thường gưỉ đến con người: Mỗi con vật đều để ghi viết lại nơi con người một tính bản tính thú vật. Và qua đó, câu chuyện muốn nói, con người có nhiều khả năng thích hợp, mà con người sống cư xử theo cường độ nhiều hay ít. Và những trối trăng này không hẳn luôn là tích cực.

Lời trối trăng buổi chiều bữa tiệc ly

Có một trối trăng khác tích cực cho đời sống đức tin rất nhiều: trong bữa tiệc ly lập bí tích Thánh Thể của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu tụ họp 12 Môn đệ mà ngài đã tuyển chọn từ ba năm cùng ăn bữa tiệc cuối cùng với họ. Trong bữa ăn này Chúa Giêsu không chỉ nói lời từ gĩa, nhưng ngài còn muốn để lại dấu tích hiển thị như lời trối trăng từ giã: cử chỉ tình yêu thương.

Cha mẹ thường ôm con vào lòng trao cho con nụ hôn tình yêu thương thân ái, khi đi đâu xa vắng. Cử chỉ chan chứa tình yêu thương này ghi dấu đậm nét trong tâm hồn người con và ngược lại.

Có những người cha, trên giường bệnh nặng khi con cháu tụ họp lại, thường cầm tay con cháu mình nói thều thào một vài lời nhắn nhủ họ cố gắng sống giúp đỡ mẹ các con, anh chị em đùm bọc lấy nhau sống chịu khó học hành, có đạo đức nên người và làm việc chăm chỉ, vợ chồng sống gắn bó nâng đỡ nhau lấy yêu thương tha thứ làm căn bản xây dựng đời sống gia đình… Cử chỉ thắm thiết cùng với những lời chân thành âu yếm lần cuối đó ghi viết đậm nét trong tâm hồn con cháu luôn mãi.

Chúa Giêsu trong bữa ăn cuối cùng không chú ý đến bàn tiệc thức ăn cho bằng bằng cung cách thầy trò sống bữa tiệc. Người đã chỉ cho họ cung cách tình yêu thương phục vụ, khi người cúi xuống rửa chân cho họ.

Bàn chân con người là phần cuối cùng của thân thể. Bàn chân chịu đựng sức nặng của thân thể đè dồn xuống. Bàn chân bước đi khắp đó đây dính bụi đất nên bẩn nhất. Vì thế khi tắm rửa, ai con người cũng chú ý đến rửa bàn chân kỹ lưõng. Bàn chân có sạch mới cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng.

Khi mặc quần chúng ta xỏ ống quần từ dưới bàn chân kéo lên trên. Người mẹ thường nắm kéo chân con thơ bé của mình nắn duỗi thẳng cho em bé được dễ chịu thoải mái. Lòng bàn chân cũng là nơi nhạy cảm vế nóng lạnh, đau đớn hay nhột nhạt dễ chịu. Khi mang đôi bí tất hay đôi giầy dép mà số to hay nhỏ hơn bàn chân, ta cảm thấy khó chịu ngay. Vì thế bàn chân thường được bảo vệ giữ gìn cẩn thận, bí tất hay giầy dép phải vừa cỡ ấm kín hay thoáng mát đời sống mới khỏe mạnh dễ chịu được.

Chúa Giêsu cúi mình xuống rửa chân cho các Môn đệ mình có ý muốn nói lên tình yêu thương săn sóc của Ngài cho con người về sức khoẻ thể xác lẫn tinh thần, và cùng muốn chia sẻ thông cảm với gánh nặng chịu đựng trong đời sống.

Cũng trong bữa ăn Chúa Giêsu còn trối trăng lại chop các Môn đệ bí tích tình yêu thương qua tấm Bánh chén Rượu. Qua tấm bánh chén rượu, ngài muốn trao tặng chính mình ngài cho họ, làm dấu chỉ sự gần gũi, nâng đỡ củng cố tâm hồn họ. Dấu chỉ đó cũng là chúc lành của Chúa cho họ. Không chỉ để lại dấu chỉ tình yêu thương gần gũi cho các Môn đệ, nhưng ngài còn trối cho họ: Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Thầy và củng để chia sẻ với mọi người trong cộng đoàn đức tin với nhau. Có thế Thầy mới luôn có mặt bên họ, và họ bên Thầy, mỗi khi mọi người tiếp nhận Tấm bánh chén Rượu Thánh Thể tình yêu Thầy trối trăng để lại.

Bữa ăn là điều không chỉ cần thiết cho thân xác bao tử được nuôi sống có sức mạnh, nhưng còn là điều linh thiêng cho tinh thần con người nữa.

Cha mẹ không chỉ dọn thức ăn đầy bàn cho gia đình ăn no bụng, nhưng vợ chồng con cháu quây quần bên bàn ăn, họ còn thưởng thức tiếp nhận tình yêu thương của cha mẹ qua những món ăn bày dọn trên bàn. Chính điều này mang đến cho con cháu sự no đủ tròn đầy. Qua đó đời sống họ phát triển lớn lên lành mạnh. Và qua đó dần dần người con cảm nhận ra thế nào là tình yêu thương của cha mẹ, thế nào là bác ái tình người giữa anh chị em với nhau, cùng gía trị của đời sống với những người khác.

Lời trối trăng của Chúa Giêsu để lại cho con người là lời trối trăng tình yêu thương: tiếp nhận tình yêu thương của Chúa và mang tình yêu thương đến cho nhau bằng lời nói cùng cử chỉ tình yêu thương bác ái tình người.

Thứ Năm Tuần Thánh 2009

Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 08.04.2009. 12:25