Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Linh Mục trong phủ Giáo Hoàng suy niệm về Chúa Ba Ngôi

§ ĐÔ Nguyễn Quang Sách

Mầu nhiệm này là một trường dạy vượt qua những chia rẽ”.

VATICAN (Zenit.org 19/6/2003).- Linh mục trong phủ Giáo Hoàng nói việc chiêm ngắm Chúa Ba Ngôi có thể thúc đẩy chúng ta chiến thắng những chia rẽ xem ra không thể hòa giải. “Như con người đã cảm nghiệm, Chúa Cha là nguồn gốc mọi sự,” Cha Raniero Cantalamessa đã nói như trên khi suy tư về căn tính của Ba Ngôi Thiên Chúa vào ngày Chúa Nhật vừa qua là lễ Trọng Chúa Ba Ngôi.

“Nhất là trong tư tưởng Hy lạp, Chúa Cha được xem như nguồn gốc của toàn thể Ba Ngôi, từ Người xuất phát Chúa Con và Chúa Thánh Thần,” cha Phanxicô Capuchin nói với đài Phát Thanh Vatican. “Chúa Con được thánh Tông đồ Gioan giải thích, ngài qui chiếu Chúa Con như ‘huy hiệu', lý trí, Ngôi Lời,”

“Chúa Thánh Thần được mạc khải cho chúng ta qua những hình ảnh rất đơn sơ: như gió biểu trưng sức mạnh, gió mạnh, hơi thở biểu thị sự thân mật, tính nội tâm.”

Cha Cnatalamessa nói thêm đối với một người tín hữu, Ba Ngôi là một mầu nhiệm rất bình dân. Đời sống Kitô hữu--bắt đầu với bí tích Rửa tội, nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần-- được phát triển khi đắm chìm trong chiều kích Ba ngôi, dầu trong bí tích thêm sức hay là trong bí tích hôn nhân, hay là trong giờ chết.

Muốn đưa một người không-tin tới gần mầu nhiệm Ba Ngôi hơn, người ta có thể khởi sự với quan niệm “Chúa-Tình yêu. Dầu chúng ta không thể giải thích Chúa Ba Ngôi, ít nhất chúng ta có thể nói rằng Chúa chỉ có thể là Chúa Ba Ngôi.”

Từ thuở đời đời, Thiên Chúa đã có trong chính mình một đối tượng vô hạn để yêu, đó là Chúa Con, Chúa Con cũng yêu Thiên Chúa với một tình yêu vô bờ, đó là Chúa Thánh Thần”.

“Thỉnh thoảng, khi tôi nói về mầu nhiệm này, tôi thêm rằng tôi thương hại cho Thiên Chúa là Ðấng không có ai để yêu, không có ai để chia sẻ hạnh phúc vô biên của Người. Người sẽ là một Thiên Chúa rất buồn rầu. Cũng như con người, cần có ai đó để hiệp thông, Thiên Chúa cần có một ngôi vị để Người có thể bày tỏ hết tình yêu của Người, đó là Chúa Con.” Cha Cantalamessa nhắc lại “Hãy chiêm ngắm Ba Ngôi, để đánh bại sự chia rẽ đáng ghét trong thế giới,” là một châm ngôn mà Thánh Sergius Radonezh đã xử dụng, có thể nói Ngài là người cha tinh thần của nước Nga.

“Chúng ta cũng thấy mình đứng trước một vấn đề: việc chiêm ngắm Chúa Ba Ngôi là sự khác biệt trong tình yêu và sự hiệp nhất trong sự khác biệt, sẽ thúc đẩy chúng ta vượt thắng những khác biệt xem ra không thể hòa giải về chủng tộc, phái tính và văn hóa, bởi vì Ba Ngôi là sự hiệp nhất hoàn hảo trong sự khác biệt.”

ÐÔ Nguyễn Quang Sách

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 11.06.2006. 12:44