Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Lễ Thánh Gia - C

§ Lm Jude Siciliano, OP

1 Samuen 1: 20-22, 24-28; Tvịnh 83; Colossê 3: 12-21; Luca 2:41-52

Bài phúc âm hôm nay nghe quen thuộc. Chúng ta đã nghe các câu chuyện về những người nổi tiếng thường họ hay có những dấu lạ lớn rất sớm về sự vĩ đại của họ khi còn nhỏ. Chúa Giêsu, mặc dù chỉ mới 12 tuổi, đã tuyên bố Ngài thuộc về ai. Ngài phải ở trong ngôi nhà của Thiên Chúa. Việc của Thiên Chúa sẽ là công việc của đời sống Ngài.

Chúa Giêsu thuộc về một gia đình người Do thái ngoan đạo. Hằng năm cha mẹ Ngài đưa Ngài lên Đền Thờ ở Giêrusalem. Cha mẹ Ngài dạy Ngài về tục lệ truyền thống Do thái. Thánh Luca nói vắn tắt về một điều có vẻ như kéo dài trong sinh hoạt hằng ngày của Bà Maria và ông Giuse. Hai ông bà tìm con trong "3 ngày". Khi đọc câu chuyện ngắn về sự thiếu vắng người con, Cha mẹ nào lại không cảm thấy thảng thốt khi họ ngoảnh lại và không nhìn thấy con mình nữa phải không? Cha mẹ nào lại không hết sức lo lắng vì sự thiếu cảnh giác khi dẫn con vào trong trung tâm mua sắm đông người để con mình chạy mất, hay vì con mình còn quá trẻ đã đưa ra một quyết định thực hiện một việc mà có tầm ảnh hưởng lâu dài cho tất cả đời sống của chúng.

Làm cha mẹ có những niềm vui, những điều lo lắng, sợ sệt và lo âu. Chúng ta có thể tưởng tượng sự vui mừng của Bà Maria và ông Giuse sau khi tìm lại được Chúa Giêsu. Bà Maria nói với Chúa Giêsu là cha mẹ Ngài là họ đã "cực lòng" tìm Con. Từ gốc tiếng Hy lạp cho từ "cực lòng" có nghĩa là nói đến sự lo lắng về tinh thần trong nổi buồn bực và hết sức lo âu. Thí dụ như bài trích phúc âm theo thánh Luca, nói về người giàu có đã ở dưới hỏa ngục kêu lên ông Abraham xin nói với ông Ladarô nhúng đầu ngón tay ông vào nước nhỏ lên lưỡi ông ta một giọt cho mát, vì ông ta bị lửa thiêu đốt "cực khổ lắm". (Lc 16:24) Theo tiếng Hy lạp Đức Maria dùng từ "cực khổ lắm" để nói với Chúa Giêsu. "Cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con". Giọng nói của Đức Maria như là giọng nói của một người cha mẹ đã qua nỗi cực khổ tìm con. Nhưng Chúa Giêsu không trả lời một cách khiêm nhượng xin cha mẹ tha thứ. Trái lại, hình như Chúa Giêsu quở trách cha mẹ vì đã lo lắng thái quá. Thánh Luca diễn tả Chúa Giêsu ở đây như một thanh niên trẻ đã tìm thấy ơn gọi của đời sống mình. Chúa Giêsu có bổn phận ở nhà của Thiên Chúa, và ơn gọi của Ngài sẽ đưa Ngài ra khỏi ảnh hưởng của gia đình và làng xóm.

Câu trả lời của Chúa Giêsu không làm rõ được vấn đề gì cho cha mẹ Ngài hiểu vì hai ông bà "không hiểu lời Chúa Giêsu vừa mới nói" Tiềng nói Chúa Giêsu mang âm vang về "bổn phận ở trong nhà Cha ngài" và để thực thi hiến lễ theo đường lối của Thiên Chúa là điều chính mà Ngài phải thực hiện cho Ngài và cho chúng ta. Nhưng chúng ta không quên được mầu nhiệm đó. Tiếng gọi đó đòi buộc nơi Chúa Giêsu việc Ngài phải trung thành cho đến chết. Đôi với những người hoạt động trong tôn giáo hay trong quyền lực chính trị, thì tiếng gọi này sẽ mang đếng cái chết cho Ngài. Đây mới là lúc khởi sự. Chúa Giêsu sẽ luôn luôn đem đến những câu hỏi và lo lắng liên tục cho cha mẹ Ngài. Nhất là cho Đức Maria khi ngài đứng dưới chân cây thập giá và tìm hiểu mầu nhiệm sự chết của Chúa Giêsu.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn bối cảnh của bài phúc âm để giúp chúng ta hiểu rõ hơn. Thánh Luca mở đầu phúc âm với 2 phần nhập đề (1:5-2:52). Phần thứ nhất (1:5-2:40) được đọc trong Mùa Vọng, trong lễ Giáng Sinh và trong lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Phần này nói về nguồn gốc Chúa Giêsu. Phần thứ hai (2:41- 52) ngắn hơn nhiều và nói về ơn gọi của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu sẽ trở về với Thiên Chúa. Bởi đó bài trích sách Phúc ăm hôm nay bắt đầu cho thấy ơn gọi của Ngài. Khi Chúa Giêsu nói là Ngài "có bổn phận ở nhà của Cha ngài". Suốt năm phụng vụ này, phúc âm thánh Luca sẽ tiếp tục 2 phần như thế. Phần thứ nhất về nguồn gốc Cộng đoàn tín hữu ở Galilê (4:14- 9:50). Phần thứ hai nói vè việc chúng ta sẽ đi lên Giêrusalem với Chúa Giêsu và tìm thấy ơn gọi của chúng ta với Ngài.

Có một bức tranh của Thánh Gia mà tôi đã thấy, và tôi nghĩ họa sĩ là ông George de la Tour. Trong bức tranh đó, thánh Giuse đang ở trong xưởng làm mộc, và đang dạy Chúa Giêsu cách làm thợ mộc. Cá hai cha con làm hai tấm ván gỗ làm thành cây thập giá. Hình như họa sĩ De la Tour có ý nói rất sớm về cây thập giá trong phúc âm. Họa sĩ muốn nói như thánh Luca nói với chúng ta. Phần trước trong phúc âm thánh Luca nói là Thần Khí Thiên Chúa "bao trùm" Đức Maria để bà trở nên mẹ Đấng Cứu Thế. Người phụ nữ trẻ tuổi này nhận được lời Thiên Chúa và đã đáp lại theo thánh ý của Thiên Chúa để cùng Thiên Chúa làm việc cứu chuộc. Lời "xin vâng" bắt đầu câu chuyện Thiên Chúa nhập thể làm người, nhưng cũng gây xôn xao cho đời sống của người phụ nữ đó. Lời "xin vâng" người phụ nữ thưa với Thiên chúa đòi hỏi sự hy sinh của cô ta.

Hôm nay chúng ta bắt đầu trông thấy thành quả trong đời sống của Đức Maria về lời "xin vâng" với Thiên Chúa. Đức Maria phải trải qua sự đau khổ của một phụ huynh mà người con có thể gây nên câu hỏi. Ngoài Thần Khí Thiên Chúa ở với Đức Maria, cây thập giá cũng là dấu chỉ trong đời Đức Maria. Chúng ta biết qua phúc âm thánh Luca cây "thập giá" luôn hiện diện trong đời sống Chúa Giêsu. Nhưng chúng ta cũng bắt đầu thấy dấu chỉ cây thập giá trong đời sống gia đình Đức Maria và Chúa Giêsu nữa. Khi Chúa Giêsu bắt đầu lựa chọn đường Ngài đi là lúc dấu chỉ cây thập giá đem đến đau khổ trước khi đưa đến đời sống mới. Thánh Luca nói là cha mẹ Chúa Giêsu "không hiểu điều gì Ngài nói với họ". Họ cũng như các môn đệ Chúa Giêsu, sẽ phải nói theo ánh sáng đức tin để giúp họ tin tưởng vào Thiên Chúa, ngay cả khi một câu trả lời cho câu hỏi về sự đau khổ không được nghe đến.

Trong lúc tôi lớn lên, tôi đã nghe nhiều bài giảng ca tụng Thánh Gia. Các Cha giảng tưởng tượng Thánh Gia như một gia đình lý tưởng làm cho tôi nghĩ gia đình thân mến của tôi không như Thánh Gia các cha giảng mô tả: Những bức tranh Thánh Gia trong các nhà thờ và trong gia đình chỉ giúp thấy sự mơ ước xa vời giữa Thánh Gia và các gia đình. Tôi nghĩ Đức Maria và thánh Giuse là một gia đình tuyệt vời, đơn sơ, bình an và trong sáng. Tôi thường nghĩ Chúa Giêsu không có anh chị em để cải vả tranh nhau về miếng bánh mừng sinh nhật. Và xem chừng như thánh Giuse và Đức Maria không hề cải cọ nhau, lo lắng về tiền của hay lo sự an toàn của người con lớn lên trong một thế giới bạo lực. Tôi nghĩ, chúng ta nên đưa kinh nghiệm của cuộc sống loài người chúng ta hôm nay vào bài phúc âm này, và không nên quá ca tụng Thánh Gia theo ý nghĩ tôn giáo. Nếu chúng ta có ý nghĩ không thực thế về gia đình Chúa Giêsu thì chúng ta chỉ đưa chúng ta rời xa đời sống của Ngài và đời sống của các thánh.

Cuối bài phúc âm hôm nay thánh Luca nói là "sau đó, Chúa Giêsu đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Còn Dức Giêsu thì ngày càng khôn lớn, và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến. "Sự khôn lớn này không xãy ra trong lúc Chúa Giêsu ngủ. Chúa Giêsu là một thành phần của một gia đình nhân loại, thuộc người Do thái ngoan đạo, và truyền đức tin lại cho người con sau này. Cha mẹ Chúa Giêsu dạy dỗ và giúp Chúa Giêsu nên người khôn lớn. Thiên Chúa nhập thể ở giữa chúng ta có nghĩa là Chúa Giêsu khôn lớn như chúng ta, dưới sự dạy dỗ và hướng dẩn của cha mẹ, bà con, bạn bè và hàng xóm láng giềng. Chúa Giêsu không khôn lớn trong Đền Thờ, trong một hoàn cảnh riêng biệt xa ảnh hưởng của gia đình. Trái lại, chúa Giêsu sống giữa dân chúng, thương yêu nâng đở Ngài, mặc dù họ không hoàn toàn hiểu Ngài.

Chuyuển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Lễ Thánh Gia

Đọc nhiều nhất Bản in 27.12.2018 16:28