Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Lễ Chúa Hiển Linh

§ Lm Jude Siciliano, OP

Isaia 60: 1-6; T.vịnh 71; Êphêsô 3: 2-3a, 5-6; Mátthêu 2: 1-12

Ánh sáng của lễ Giáng Sinh hầu như sắp phai nhạt, nhưng ở vài nơi vẫn còn trông thấy ánh sáng, nhất là trong nhà thờ. Vậy thì, chuyện gì xãy ra làm bạn không cảm thấy "tinh thần của lễ Giáng Sinh", và bạn không muốn nghĩ dến lễ Giáng Sinh nữa? Trong nhà thờ lễ Giáng Sinh không chấm dứt ngày 26. Trái lại, hôm nay chúng ta được nhắc nhở là lễ Giáng Sinh vẫn sáng. Có người trong cộng đoàn có cảm tưởng như là họ không đồng hành cùng nhịp với các bài hát Giáng Sinh, với máng cỏ và ánh đèn. Không phải họ là những người càu nhàu, nhưng thật ra họ cảm thấy một chút thương đau hình như đến lúc này họ mới cảm nhận được. Xoay quanh các ánh sáng, các mùi hương và âm thanh lại làm họ thêm cau có. Họ cảm thấy xa lạ và không muốn vì họ làm nên kẻ phá rầy những người đang vui vẻ.

Có nhiều người như thế trong cộng đoàn mà chúng ta không biết, hay hoặc vì bên ngoài họ không tỏ vẻ buồn bực. Trong lúc này người ta thường hay cười, ngay cả trong khi tâm hồn họ không cảm thấy như thế. Điều gì làm họ cảm thấy ở bên rìa xã hội? Có thể họ còn nhớ những kỹ niệm khó quên về lễ Giáng Sinh lúc họ còn nhỏ như: những cãi cọ gay gắt vì nghiện thuốc hay rượu trong gia đình. Khi họ còn nhỏ cha mẹ họ có thể bị ốm nặng, để họ phải gánh vác những trách nhiệm của người lớn trước khi họ trưởng thành. Họ mất cơ hội sống đời sống tuổi ấu thơ mà họ chẳng bao giờ được hưởng. Có người khác vì mất cha mẹ, hay vì gia đình chia rẻ do ly dị. Cảnh nghèo nàn lúc đó và bây giờ không cho cha mẹ đủ sức mua quà cho con cái. Lại còn có những cặp vợ chồng không con cái, những cặp đồng tình luyến ái, hay cha mẹ đã có con bị chết. Đối với những người đó ngày lễ cho trẻ con này gây nên nổi buồn. Bệnh tật đến không có "lý do", không "lúc không lợi". Có người trong cộng đoàn bị ung thư, hay có người thân bị ung thư. Tất cả cộng đoàn có thể cảm thấy xa lạ với họ trong mùa lễ này. Lại còn có những cộng đoàn nghèo trông như người xa lạ nhìn vào gia đình giàu có đang tiệc tùng.

Thật ra làm sao giúp tránh bớt sự đau đớn cho chúng ta hay cho các người trong giáo xứ qua Kinh Thánh trong ngày lễ này, hay khi nghe có tin mừng về những người đã qua sự đau đớn. Và nếu chúng ta nghĩ đây là bài giảng cho thiểu số thì cũng phải, vì trước hết đôi khi có những nơi người đau đớn là đa số. Hay vì những người nghe chúng ta đang qua một thời kỳ vui vẻ, chúng ta tất cả có thể nhớ lại nhũng lúc chúng ta gặp đau khổ. Vì thế khi chúng ta nhớ đến những lúc khó khăn, chúng ta mừng được thoát khỏi nhờ bí tích Thánh Thể tạ ơn. Chúng ta cũng biết qua kinh nghiệm là có lúc sự đau đớn xâm chiếm tất cả. Nếu thầy giảng nói đến những đau khổ có người cảm thấy trong mùa lễ này thì những ai không qua đau khổ sẽ được an ủi là họ sẻ được tin mừng cho họ nếu họ sẽ gặp đau khổ trở lại.

Lễ Hiển Linh là lễ Thiên Chúa "tỏ mình ra". Chúa Giêsu tỏ mình cho toàn thế giới. Chúng ta mừng là Thiên Chúa "hiện diện" ở những nơi cần được giúp đở, nhất là trong lúc bóng tối âm u đang ôm trùm tâm hồn và lòng trí chúng ta không tài nào gở ra được.

Ngôn sứ Isaia nói về bóng tối "Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân..." Ngôn sứ mở đầu với lời "Đứng lên!..." Vậy thì vì sao? Vì ánh sáng của ĐÚC CHÚA đến rồi, như mặt trời lên. "Bóng tối" mà ngôn sứ nói bao trùm mặt đất có liên hệ văn thơ với bóng tối thuở đầu lúc Thiên Chúa tạo dựng trời đất, trong sách Sáng Thế khi Thiên Chúa tạo dựng ánh sáng. Chúng ta được nhắc đến quyền uy của Thiên Chúa có thể vượt qua bóng tối, ngay cả bóng tối bao trùm trước tạo hóa. Ngôn sứ Isaia muốn nói là Thiên Chúa có thể làm một lần, và còn làm thêm nữa. Câu văn trong đoạn sách đó gợi lên niềm hy vọng từ ngày đầu tiên. "Nhưng vì" là một từ để chận có điều ngược với điều đã nói. Sau khi chúng ta kể bóng tối về sự đau đớn, chúng ta đặt tín nhiệm vào Đức Chúa là Đấng có thể nói "nhưng vì", và Ngài đem đến ánh sáng. Trong vài trường hợp chỉ có Đấng Tạo Hóa mới có thể gây sự thay đổi, hay ban cho niềm hy vọng dể đưa chúng ta qua khỏi.

Isaia sửa soạn chúng ta đến phúc âm hôm nay. Ông ta nói, người có đức tin sẽ cảm nghiệm ánh sáng của Đức Chúa chiếu tỏa qua sự hiện diện của Thiên Chúa chiếu vào họ. Nhưng, cũng vì ánh sáng chiếu trong họ, người khác sẻ "đi về ánh sáng của ngươi". Ngôn sứ muốn nói đến những người ngoại đạo. Thiên Chúa đưa tay đến những người chưa có đức tin qua ánh sáng chiếu tỏa từ những người có đức tin. Phúc âm nói ánh sáng của ngôi sao của Đức Chúa chiều soi đường cho cặp vợ chồng người Do thái và em bé nơi Thiên Chúa ở giữa loài người

Những người cảm thấy họ là người xa lạ trong mùa lễ này, có thể nghe tiếng hy vọng nơi ngôn sứ Isaia. Sẽ có ánh sáng cho các "dân tộc" nghĩa là dân ngoại. Và con cái Israel "con trai ngươi từ phương xa tới, con gái được ẵm bên hông" sẽ tập hợp nơi thành Giêrusalem. Chúng ta nên nhớ là dân ngoại và ngay tất cả trẻ con là những người ngoài cộng đoàn Do thái sau khi họ bị lưu đày trở về. Họ không có chút quyền lợi gì. Ngay ngày lễ Hiển Linh hôm nay, chúng ta là những người ngoài và nghe tiếng hứa với họ và với chúng ta. Hãy nghe lời hứa "mặt mày ngươi rạng rỡ trước cảnh đó, lòng ngươi rạo rực, vui như mở cờ". Khi chúng ta không trông thấy đường đi khỏi hay sự cứu thoát ở rạng đông, chúng ta cần nên dựa trên lời hứa này "mặt mày ngươi rạng rỡ..." Đây không phải là lời hứa suông, hay chỉ vổ trên vai để khuyến khích "nhìn về ánh sáng của đời sống". Đây là lời hứa của Thiên Chúa là Đấng tạo dựng ánh sáng ở nơi bóng tối âm u. Những người "khác" bây giờ có thể trông thấy ánh sáng một cách nhưng không. Vì thế họ sẽ tin tưởng điều gì có thể bị mất đi trong bóng tối và trong chiến đấu. Đức Chúa đang thực hiện điều đó để gây nên lời ca ngợi và cảm tạ.

Bây giờ các nhà Đạo sĩ, là những người xa lạ. Trong lễ này tôi thích đọc chuyện "Chuyến đi của các nhà Đạo sĩ" của nhà văn T.S.Eliot. Họ là những người đã ra đi để lại những điều quen thuộc trong việc họ làm để tìm kiếm chân lý. Họ không có truyền thống dồi dào lời tiên tri của dân Do thái để chỉ dẫn họ. Thật là lạ, chính vua Hêrôdê có truyền thống đó phải không? Vua Hêrôđê triệu tập và hỏi các thượng tế và kinh sư, thì những người đó trả lời là Bêlem là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel, Đấng Kitô Mêsia sẽ ra đời. Những người đó là những người thâm hiểu về tôn giáo, lại không đi tìm Đấng mà các ngôn sứ tiên đoán. Trái lại, các Đạo sĩ, người ngoại quốc sẳn sàng thay đổi những thói quen truyền thống để dấn thân tìm kiếm.

Dù chúng ta trước đây có sự sùng đạo nhiệt thành của thì hôm nay là một ngày khác của Phúc âm. Chúng ta có thể bỏ qua quá khứ, để cho chúng ta được đồng hành theo bài tường thuật phúc âm và thực hiện cuộc lữ hành của chúng ta đến nơi mà sự thật của chúng ta sẽ được tìm thấy. Đây là một ngày để mọi người sẵn sàng bỏ lại mọi thứ đã ràng buộc tinh thần của chúng ta, để bắt đầu lại và làm cho chúng ta có tầm nhìn mới. Đây là một ngày lễ của cộng đoàn nhân loại, nơi mọi người đều được chào đón đến thủ đắc ơn cứu độ của Thiên Chúa. Hãy mạnh dạn lên đừng sợ.

Chúng ta chú ý thấy người ra đi đem theo quà cáp như trong Thánh Vịnh 71: Vàng là dấu hiệu vua chúa; nhũ hương để dâng trên bàn thờ; mộc dược dể ướp xác người chết. Các của lể để cho Chúa Giêsu lúc này và trong tương lai. Đời sống chúng ta là một cuộc lữ hành đi về nhà Thiên Chúa. Cũng như hành trình của các nhà Đạo sĩ, sẽ có những chỗ quanh co, có câu hỏi, và có nguy hiểm trên đường đi. Nhưng, qua đức tin, nơi đến sẽ được vững chắc an toàn. Không như các nhà Đạo sĩ, chúng ta không cần phải đem theo quà cáp, chỉ chúng ta và đức tin vào Chúa Kitô.

Quà chúng ta mang đến cho Chúa Kitô Hài đồng là những quà mà chúng ta đáp ứng cho kẻ khác khi Chúa Kitô lớn lên bảo chúng ta làm. Những quà đó là: khi chúng ta mang thực phẩm cho người nghèo, mở cửa nhà cho người vô gia cư, tha nợ cho người mắc nợ chúng ta. đem thuốc men cho người đau ốm, và hơn hết là sự hiện diện của chúng ta bên cạnh những người yếu đuối và người ngoài cuộc. Hôm nay chúng ta mừng là Thiên Chúa đẫ trước hết cho chúng ta quà là Chúa Giêsu là Con Một Ngài. Không phải chỉ cho chúng ta, mà cho tất cả mọi người trên trần gian. Chúng ta ý thức và mừng lễ nhận quà này qua sự vui mừng phụng vụ bí tích Thánh Thể hôm nay. Và chúng ta có thể mừng "đức tin của chúng ta vào Chúa Hiển Linh" qua quà giúp những nơi mà chúng ta gặp bao nhiêu chống đối Chúa Kitô trên thế giới.

Chúng ta sắp dọn dẹp cây thông Giáng Sinh và nhà cửa để trở lại đời sống bình thường. Chúng ta muốn cẩn thận là chúng ta không quên trọng tâm của mùa Giáng Sinh là quà Thiên Chúa ban cho chúng ta, Chúng ta sống và tin thưởng vào sự an toàn là quà Thiên Chúa ban cho chúng ta và Ngài ở với chúng ta mãi mãi, là ngôi sao sáng chiếu rọi cho chúng trên đường về quê hương. Trong khi đó, trên cuộc hành trình, chúng ta tiếp tục làm việc là để Chúa Kitô ngày càng sống sâu đậm trong đời chúng ta và trong thế giới. Lễ Hiển Linh là lễ của những người lữ hành, nhắc chúng ta nhớ là Chúa Kitô tiếp tục sinh hạ ở những nơi không biết trước được và Ngài sẽ đồng hành với chúng ta trong thế giới của chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Lễ Chúa Hiển Linh

Đọc nhiều nhất Bản in 04.01.2018 15:40