Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Lấy Gang Tay Đo Chín Tầng Trời (Is 40,12)

§ Giuse Nguyễn Thế Bài

Tin Mừng Chúa Nhật IX Tn Chúa Ba Ngôi (Năm C)
Ga 16, 12 – 15

Hình như các khám phá về di-truyền-học đều là những “trái bom”, với những tác động rất ngược chiều: giới khoa học chân chính vui sướng vì tri thức con người vươn lên một tầm cao mới; các nhà đạo đức sinh học lo âu theo dõi, tìm hiểu các khía cạnh luân lý đạo đức, vì có những nhà khoa học bất chấp đạo đức mà làm những thí nghiệm phạm đến sự sống và nhân phẩm, chưa kể còn dùng với mục đích thương mại. Bên cạnh đó, không ít những đầu óc vô thần bệnh hoạn vội nghĩ ngay tới việc đóng vai Thượng Đế và thách thức Giáo Hội Công giáo.

Về phía mình, Giáo Hội với vai trò người hướng dẫn chân lý, không thể không quan tâm, lo lắng. Ngày cừu Dolly được nhân bản vô tính xuất hiện, đã có hàng ngàn câu hỏi và cách đặt vấn đề từ mọi phía. Cừu Dolly đã chết. Cha đẻ Cừu Dolly đã tuyên bố (và khuyên các nhà khoa học) chấm dứt thí nghiệm nầy, để tập trung vào khám phá việc sử dụng tế bào gốc từ da và máu cuống rốn. Và vừa qua, nhà di truyền học J.Craig Venter đã khiến cả thế giới xôn xao sững sờ, khi công bố đã thành công trong việc sản xuất ra một tế bào sống từ nguồn AND tổng hợp (nhân tạo), một chuyện tưởng rằng chỉ có trong các phim ảnh tưởng tượng của Hollywood. Và các phe mau chóng vào cuộc với những suy đoán, giả định về các ứng dụng đa dạng và các lợi ích vô cùng to lớn hoặc hậu quả khủng khiếp của phát minh nầy.

Thực ra, như lời tiến sĩ Joel de Rosnay: ”Con người không tạo nên sự sống! Nó chỉ chuyển một chương trình di truyền học dưới hình thức AND tổng hợp vào trong một vi khuẩn đã lấy đi mọi chương trình vốn đã làm cho nó vận hành và sống”. Nhưng rõ ràng, bên cạnh những nhà khoa học chân chính, muốn qua mọi khám phá, phát minh, chứng minh quyền năng, trí khôn và tình thương vô biên của Thiên Chúa, vẫn luôn có những người chực chờ, để nói như nhà phi hành vũ trụ Xô-viết Gagarine, người đầu tiên bay trong phi thuyền có người lái :”Không hề có Thiên Chúa”! Đúng là “dùng lòng bàn tay đong nước biển; lấy gang tay đo chính tầng trời” (Is 40,12). Nhưng trong thần học tín lý, phương pháp nẩy vẫn được chính Giáo Hội sử dụng cho đến nay. Kết quả thề nào, không khó đoán!

Thuở còn bé, ta thường được nghe kể - cũng là một lời cảnh cáo - về chuyện Thánh Augustinô và em bé thiên thần cố tình làm điều không tưởng, mà ta vừa đọc thấy trong Isaia (40,12) : làm cạn đại dương bằng việc dùng một cái vỏ sỏ nhỏ múc nước biển đổ vào cái lỗ nhỏ khoét trên mặt cát. Và khi vị thánh có ý sửa sai, thì em bé cho biết ngay rằng điều em làm so ra vẫn còn dễ hơn điều thánh nhân đang có trong đầu : suy nghĩ về Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi. Một việc làm không chỉ ngông cuồng, mà nếu không biết dừng lại đúng nơi, đúng lúc, thì còn có thể mang tội kiêu ngạo. Và không biết từ bao giờ, “Mầu Nhiệm” trở thành một thứ két sắt, với những khoá mật mã không dành cho cả loài người lẫn triều thần thánh thiên quốc, mà là “độc quyền” của Thiên Chúa, của Chúa Ba Ngôi, của Ba Ngôi Thiên Chúa. Cha ông Việt Nam hay nói : muốn nói ngông thì làm quan, muốn nói ngang thì làm chồng. Chúng ta đang đổ oan cho Thiên Chúa : Người không giấu giếm, che đậy, bưng bít gì với con cái hết. Ngược lại, Thiên Chúa nôn nóng mạc khải cho chúng ta biết rõ về Ba Ngôi. Hãy đọc thư gửi tín hữu Do Thái: "Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ. Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử “(Dt 1, 1 - 2). Nếu không phải là chuyện hệ trọng sống còn, thì Chúa Cha đã không “hao tâm tổn khí” đến thế. Tiếc thay, vẫn cứ cảnh “ông nói gà, bà nói vịt”: Chúa bảo chúng ta một đàng, chúng ta cứ làm một nẻo. Thánh Gioan Tông Đồ cuối cùng cũng đã “giác ngộ” và dù ở tuổi cao, Ngài vẫn ghi lại phương pháp nầy trong Phúc Âm thứ tư, cũng như trong ba thư của Ngài: TÌNH YÊU.

Tình Yêu chính là bản thể của Ba Ngôi. Tình Yêu cũng là những gì Cựu Uớc giáo dục và huấn luyên Dân Chúa (mà sau bao thời kỳ cùng bao biến cố lịch sử, vẫn chỉ có nhóm nhỏ “Người Nghèo của Yahvê” mới cảm nghiệm một phần) và phải vận dụng đến những điều lạ lùng vượt mọi trí tri (= “mầu nhiệm”) như là Nhập Thể, Khổ Nạn, Phục Sinh, làm chìa khoá trao tận tay chúng ta để giúp chúng ta giải mã “bí mật” Ba Ngôi Thiên Chúa. Những chìa khóa ấy, những mật mã ấy, chúng ta lại dán cho cái nhãn “mầu nhiệm”, hù doạ nhau, khiến cho màn bí ẩn hai ngàn năm qua ngày càng thêm dày đặc. Thiên Chúa từ cái đơn giản nhất, bị chính con cái biến thành một mớ bòng bong rối ren và phức tạp. Từ một Đấng nhân từ gần gũi (x. St 3,8 : cảnh chiều chiều Thiên Chúa đi dạo trong vườn địa đàng với Adam và Evà ), Chúa Ba Ngôi trở thành người xa lạ (l’étranger, ref.. Albert Camus) và còn hơn thế nữa, trở thành Ông Ba Bị. Xin bảo đảm rằng không ít học sinh sinh viên Công giáo (và người lớn), khi nghe nói đến Thiên Chúa, không khỏi liên tưởng ngay đến Thần Zeus,Thần Jupiter, Ngọc Hoàng Thượng Đế, thậm chí chỉ là Thiên Lôi! Ngoài vẻ “hoành tráng” và những quyền năng vốn thường chỉ đầy vẻ đe doạ, thì Thiên Chúa – theo hình ảnh được trình bày, giới thiệu, tô vẽ và giảng dạy - chẳng mấy ăn nhập gì, không chỉ với cuộc sống hiện sinh cơm-gạo-áo-tiền con người, mà cả về đời sống văn hoá, tinh thần cũng thế. Kẻ tiểu nhân hay lấy lòng dạ nhỏ nhen, hẹp hòi, méo mó của mình, mà đo lòng quân tử: hai đường song song không bao giờ gặp nhau. Kitô hữu dùng những phạm trù, những thuộc tính hời hợt bề ngoài, dùng những gì được tạo dựng, thấp hèn, nhỏ nhoi, bất toàn, để tìm hiểu, đo lường Đấng Tạo Hoá, vì thế vẫn không thể nào thoát khỏi vòng luẩn quẩn và rồi quy sự yếu kém,sai lầm của mình vào hai từ: Mầu Nhiệm!

Chẳng có gì là “mầu nhiệm” hết, nếu ta dùng đúng chìa khóa để mở kho tàng mà Thiên Chúa đã sắp sẵn và nôn nóng mong thấy ta khám phá ra, no nê tận hưởng. Kho tàng ấy, chính là Tình Yêu. Bản chất Thiên Tính là Tình Yêu. Bản thể Ba Ngôi Thiên Chúa là Tình Yêu. Chỉ có Tình Yêu (viết hoa) là vô biên và vô tận. Khi con người khám phá ra và hoà nhập cuộc sống hoặc những khía cạnh cuộc sống vào dòng chảy vô biên và vô tận của Tình Yêu, thì lập tức chúng cũng trở thành vô biên và vô tận. Sự vô biên và vô tận nơi Thiên Chúa là một trạng thái, vô thủy vô chung; còn con người khi hoà nhập vào đó, sẽ trở thành hữu thủy (thời điểm hoà nhập) nhưng vô chung, nghĩa là cũng sẽ vô biên và vô tận với Thiên Chúa. Câu vinh tụng ca (doxology) là nhằm ý ấy : “Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con, cùng vinh Danh Thánh Thần Thiên Chúa; từ muôn đời và chính hiện nay, cho đến mãi thiên thu vạn đại. Amen”. Một so sánh không chỉnh lắm, nhưng giúp hiểu một phần về liên hệ giữa “Sự Sống - cuộc đời” Ba Ngôi Thiên Chúa và “sự sống - cuộc đời” con người: Tình Yêu Vô Biên và Vô Tận của Ba Ngôi như một đoàn tàu tốc hành, mà khi bước lên toa rồi, thì tình yêu con người cũng trở nên vô biên và vô tận. Trong cái nhìn đó, chúng ta sẽ hiểu hơn lời Chúa Giêsu nói hôm nay với các môn đệ :”Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi” (Ga 16,12).

Lấy gì để làm thước đo tình yêu? Con người huỷ diệt tình yêu, vì đã dùng vật chất, xác thịt, danh lợi, sắc đẹp - tất cả đều hư vô và chóng qua. Con người ‘đo lường’ nhau qua những tiêu chí tạm bợ và chủ quan, vì thế mà bao tội ác xâm phạm đến sự sống và phẩm giá con người : nạo phá thai, an tử, tự tử, ly dị, kết hợp đồng tính, vô thần, mại dâm, buôn bán trẻ em và phụ nữ, ma túy, khủng bố, v..v…Khi không tin vào Thiên Chúa, khi không thấm nhuần Tình Yêu đích thực, vô biên và vô tận, thì con người văng ra khỏi đoàn tàu mà Chúa Ba Ngôi muốn trao ban cho họ, nhưng họ đã chối từ. “Thần Khí Đức Chúa, ai đo cho nổi” (Is 40,13). Làm sao đo được, mở được Kho Tàng Tình Yêu – Thiên Chúa, Chúa Ba Ngôi – khi ta dùng sai đại lượng hoặc chìa khóa?

Veritas in ora puerorum. Sự thật nơi miệng trẻ thơ. Người xưa vẫn nói : “đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. Nguyên tắc phải theo để có được phương pháp đo lường tốt và chìa khóa đúng, đã được Chúa Giêsu chỉ vẻ hết sức rõ ràng : Hãy nên như trẻ nhỏ (x. Mt 10; 18).

Hãy Hát Lời Tình Yêu - Thánh Vịnh 51
Tại Sao Lại Tự Tôn Vinh Mình?

Trình bày văn chương Thánh Vịnh 51, các luật của một sự tương phản gây xúc động, như vẫn thường thấy, đối chiếu một người tai ác , - mà người ta tô vẽ và bôi đen hình ảnh - , với một người lành, ngược lại, có đủ mọi đức tính có khả năng tô điểm người ấy. Ta không nên để bị du vào phương pháp nầy. Trên thực tế là nói về hai hướng sống hơn là hai nhân vật được xác định. Bài học vượt qua mọi trường hợp cá thể. Nó muốn đặt đối nghịch hai định hướng cuộc đời, mà mỗi người mang trong đời sống của riêng mình sự xung đột của chúng (hai định hướng ấy), bằng việc chế ngự được chúng ít hay nhiều. Một mặt, lời nói dối và thói xảo quyệt vốn có thể mau chóng trở thành một luật cuộc đời,khi người ta thấy bất hạnh cảm thấy những lợi thế của nó. Mặt khác, sự ngay thẳng tâm hồn, vốn thường có nguy cơ bị coi như một sự lừa đảo và làm nản lòng những người thành tâm thiện ý. Vì thế phải chọn lựa giữa hai con đường, một con đường thênh thang (x. Mt 7,13), nơi sự thành công bề ngoài trải rộng,nhưng con đường nầy dẫn tới diệt vong, lầm lạc. Còn con đường kia, chật hẹp, dẫn váo sự sống (Mt 7,14), là hình ảnh cây vả luôn xanh tốt, bén rễ sâu trong một sự trung thành dũng cảm.

Giuse Nguyễn Thế Bài

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 26.05.2010. 23:15