Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Không Có Đau Khổ, Không Có Tình Yêu (No Suffering, No Love)

§ Giuse Nguyễn Thế Bài

Tình Ca Cho Người Được Yêu Chúa Nhật XXXI TN (Năm A): Lễ Các Đẳng

Hơn mười ngày qua, kể từ khi người Nữ tu gần trọn 100 tuổi Emmanuelle trút hơi thở cuối cùng, toàn thể nước Pháp tục hoá hàng đầu Châu Âu bỗng như lên cơn sốt và bừng tỉnh. Không kể những lời ca tụng, niềm vui mừng và hãnh diện của tín hữu Công giáo các cấp, mà các quan chức nhà nước cũng không tiếc lời khen ngợi và tôn vinh người nữ tu nầy : Tổng thống Pháp có lẽ hãnh diện lắm, vì ông đã kịp tôn vinh Soeur Emmanuelle bằng việc trao tặng huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh cao qúy của nước Pháp cho vị nữ tu nầy ngay đầu năm nay. Giới truyền thông không ngớt đưa ra những bài viết, những hình ảnh đẹp đẽ đề cao tấm lòng nhân ái của vị nữ tu. Và chắc chắn gương nhân đức bác ái của Soeur Emmanuele sẽ dẫn nhiều tâm hồn trở về với Chúa.

Cách nay hơn 11 năm, ngày 05.09.1997, một nữ tu vĩ đại cũng gĩa từ dương gian để về bên Chúa, một nữ tu có đôi bàn tay to bè, dáng người thô lùn xấu xí, đã khiến cho cả thế giới kính nể, đến nỗi các vua chúa,nguyên thủ quốc gia hãnh diện khi được gặp và nắm bàn tay người nữ tu gốc Albanie nầy. Người ta gọi Ngài là Mẹ Chân Phước Têrêxa Calcutta. Chúa thưởng công nữ tỳ của Người. Hội Thánh tôn vinh con cái của mình. Thế giới cũng ca ngợi và trao cho Mẹ rất nhiều những danh hiệu,những phần thưởng cao quý nhất, như là Giải Nobel Hoà Bình 1979, trong khi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc gọi Mẹ là “người phụ nữ quyền lực nhất thế giới”.

Kết thúc cuộc đời của hai vị nữ tu như hai dấu ấn Chúa đóng vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, để minh chứng về việc tuân giữ hai giới răn mà phụng vụ tuần qua mới đưa ra cho tín hữu suy gẫm và thực hành, nhất là sau Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về “Lời Chúa trong Đời Sống và trong Sứ Mệnh Giáo Hội”: Yêu Chúa và Yêu anh em. Nhưng đặc biệt hơn hết, ấy là những đau khổ,thử thách triền miên trong suốt cuộc đời tận hiến mà hai nữ tu đã trải qua. Cả hai Vị đều rên siết quằn quại vì những “cái dằm” cách đây hai ngàn năm đã ghim vào da thịt Thánh Phaolô (x. 2 Cor 12,7), nay đâm thẳng và ghim sâu trong cả trái tim và thân xác các Ngài . Trong khi Mẹ chân phước Têrêxa Calcutta gây ra không ít tranh cãi vì những lời thú nhận của Mẹ về bóng tối dày đặc thử thách Mẹ suốt cuộc sống, mà thoạt nhìn bề ngoài, nhìn nụ cười rạng rỡ của Mẹ nổ tươi suốt ngày, ai cũng tưởng là ngập tràn an bình hạnh phúc. Không ai biết Mẹ đã bị dày vò đau khổ đến mức nào, những lúc Mẹ hồ nghi cả sự hiện diện và tình thương của Chúa. Còn Soeur “Têrêxa Calcutta của nước Pháp” – theo như cách gọi đầy hãnh diện và tríu mến của dân Pháp dành cho người nữ tu vừa qua đời rạng ngày 20.10.2008 ở tuổi 99 – cũng làm nhiều người bị “sốc” khi Soeur viết lại rằng cám dỗ xác thịt đeo đẳng Soeur suốt đời, dù khi thân thể đã già nua héo hon, khiến Soeur vừa ngạc nhiên vừa xấu hổ. Hai Vị nữ tu nỗi tiếng nầy không chỉ chạy đến Thánh Thể và chuỗi Mân Côi để chống lại những cám dỗ Chúa cho phép Xa-tan gây ra cho các Ngài, mà còn và chủ yếu là đem”hết lòng, hết tinh thần, hết sức lực” ra phục vụ Chúa qua anh em bần cùng, tật bệnh, bất hạnh. No suffering, no love. Không có đau khổ, không có tình yêu : Đó là khẳng định của Đức Thánh Cha Biển- Đức trong cuộc hành hương đến Lộ- Đức vừa qua. Trên dương thế, trong luyện ngục, nơi đâu có tình yêu, còn tình yêu, thì nơi đó còn đau khổ, phải đau khổ. Chỉ có hoả ngục là không còn tình yêu, cho nên chỉ còn hình phạt, thù hận muôn đời. Luyện ngục không bao giờ chỉ được hiểu là hình phạt Chúa bắt các linh hồn chưa được thanh luyện, phải bị giam giữ và “thanh toán” cho bằng hết món nợ ân tình, mà bằng cách nầy hay cách khác, họ đã chối từ, ơ hờ hoặc cả quên sót không chu toàn khi còn sống ở dương trần: Tình yêu đáp đền tình yêu. Luyện ngục, vì thế, là nơi các linh hồn tự nguyện vào, để nhờ “sức nóng với lửa hồng” tôi luyện và thanh luyện tình yêu của họ, cho đến khi nào giũ hết mọi “tạp chất” để còn lại nguyên tuyền vàng ròng tinh khiết. Khi ấy – và chỉ khi ấy - với tình yêu trọn vẹn cho Chúa, không còn vấn vương bất cứ tục lụy nào nữa, các linh hồn sẽ vui mừng và hết hổ thẹn đến trình diện trước Nhan Chúa. Luyện ngục - Hội Thánh Đau Khổ - là nơi chứng minh rõ ràng nhất cho lời nói của Đức Giáo Tông. Hãy cùng lắng nghe lời bộc bạch tâm sự thật nghiêm túc và đầy “triết lý” của một blogger tuổi teen, tuổi mà người ta thường cho là “ăn chưa no, lo chưa tới”, nông cạn hời hợt, ham vui, nhố nhăng, nhất là ở thời đại nầy, trên đất nước nầy:

Có một con đường, tuy có vất vả nhưng vô cùng bát ngát, mênh mông là hướng về Ngài, Thượng Ðế, tình yêu trọn hảo để đem những khổ đau của mình hòa vào biển rộng yêu thương ấy. Nếu tình yêu có gây đau khổ thì biến đau khổ thành sáng tạo để rồi tiếp tục yêu. Chỉ có tình yêu tuyệt hảo là không nhuốm màu đau khổ. Ðau khổ của tình yêu đến từ yếu đuối và lầm lẫn. Bởi vậy, chỉ có tình yêu không lầm lẫn và yếu đuối của Thượng Ðế mới trọn vẹn vô biên. Vì yêu mà tôi đau khổ thì có thể vì đau khổ mà tôi biết yêu thương?” (9X VN). Con đường thập giá Chúa Giêsu đã đi, con đường duy nhất mà Chúa không chọn, mà buộc phải đi qua, trải qua với ở tận cuối, - cũng là tận cùng đau khổ - là cái chết tức tuởi trên Thánh Giá, sau khi sợ hãi đến đổ mồ hôi máu và đã từng có ý tránh né chối từ, bởi vì ngoài đau khổ tận cùng, chẳng còn con đường nào khác để chứng minh tình yêu vô biên của Chúa Cha và của Người đối với nhân thế tội tình. Tình yêu đích thực chỉ có thể chứng minh được bằng đau khổ. No suffering, no love. “Truyền thuyết kể rằng có một con chim chỉ hót duy nhất một lần trong đời, nhưng tiếng hót đó hay nhất thế gian. Có lần, nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài và nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy làm cả hoạ mi và sơn ca phải ghen tị. Bài ca duy nhất, có một không hai đó là bài ca phải đổi bằng cả tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian phải lặng đi và lắng nghe, và chính thượng đế trên thiên đàng cũng mỉn cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất – tinh yêu - chỉ có thể có được khi ta phải trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại...” (Tiếng chim hót trong bụi mận gai - McCullough) [Tên khác: Những con chim ẩn mình chờ chết]

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?” (Xuân Diệu). Một bạn tuổi teen Tây Phương có “nickname” là KissandTell, khi nghe Đức Thánh Cha nói như trên, đã mau mắn đáp lời trên blog đáp lại: “Vâng và Amen, thưa Đức Thánh Cha! Ở đâu có tình yêu đích thực, ở đó có khổ đau. Ồ, sức mạnh tình yêu không có phân biệt, không có giới hạn tận cùng nào.” Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được“ (I Cor 13,7 – 8 a). Tận cùng đau khổ là cái chết. Tận cùng đau khổ là tình yêu. Bằng đau khổ, và chỉ duy nhất bằng đau khổ, con người mới chứng minh được tình yêu đối với Chúa và đồng loại. Do cuộc sống vướng nhiều lầm lỗi khiến cho tình yêu ấy ít nhiều bị lu mờ, mang nhiều tì vết, thì luyện ngục như một nơi tĩnh tâm, sẽ giúp chúng ta thanh luyện linh hồn với lòng tri ân vô hạn, với niềm hy vọng vô hạn, chờ ngày đủ xứng đáng để về bên Chúa. Chúa là Tình Yêu. Con người đến với Chúa không thể còn đa mang gì khác ngoài tình yêu. Soeur Emmanuelle đã mở đầu Di Chúc Thiêng Liêng: “Tình yêu mạnh hơn sự chết”.

Tình Ca Cho Người Được Yêu 126

Giuse Nguyễn Thế Bài

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 29.10.2008. 11:19