Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Hãy thực hiện lời của các ngôn sứ

§ Lm Jude Siciliano, OP

CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (B)
Cv: 3: 13-15, 17-19; Tv: 4; I Ga 2: 1-5a; Lc 24: 35-48

Anh chị em thân mến,

Anh chị em có thể thấy được là bài đọc thứ nhất trong các ngày Chúa Nhật mùa Phục Sinh cho đến Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đều trích trong sách Công Vụ Tông Đồ. Đây là một dịp tốt để giảng giải, tối thiểu là một lần trong suốt những tuần lễ này, về những công việc của các Tông đồ đã làm. Chắc chắn điều này là một sự thú vị cho thính giả, nhưng là một thách đố cho những nhà giảng thuyết nếu chúng ta nắm bắt được trọng tâm của sách Công Vụ Tông Đồ.

Thật đáng tiếc là chúng ta không đọc bài một trích từ Cựu ước và bài 2 trích từ Công Vụ Tông Đồ trong các Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh. Có lẽ Hội Thánh muốn tách riêng Công Vụ Tông Đồ ra khỏi Cựu ước. Nhìn vào bài đọc hôm nay, chúng ta thấy rõ là Công Vụ Tông Đồ dựa vào văn bản Do Thái làm nguồn gốc lịch sử, tôn giáo và lời văn. Khi Công Vụ Tông Đồ tách khỏi gốc Cựu ước, chúng ta có cảm tưởng Công Vụ Tông Đồ là sách trình bày cho chúng ta biết Giáo Hội sơ khai được tổ chức, và hoạt động như thế nào.

Công Vụ Tông Đồ minh chứng các hoạt động của cộng đoàn Giáo Hội đầu tiên hơn là chỉ nói đến cách tổ chức. Điều này cũng giúp chúng ta thấy được những dấu chỉ đầu tiên về sự hiện diện nước Thiên Chúa giữa các cộng đoàn. Đây cũng là hy vọng của dân Do Thái khi nghe những lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Trong phần kết của Phúc âm thánh Luca, Chúa Giêsu nhắc đến lời các ngôn sứ trong Cựu ước ám chỉ về Ngài. "Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh" (Lc 24:27). Phêrô cũng dùng ngôn từ như vậy khi nói với những người trông thấy Chúa làm phép lạ chữa người què ngồi xin ở Cửa Đẹp của đền thờ: "như vậy là Thiên Chúa đã thực hiện những điều Người dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà báo trước..."(Cv 3:18). Vậy muốn hiểu rõ sách Công Vụ Tông Đồ, chúng ta nên tham khảo thêm Cựu Ước.

Phêrô đã loan báo những gì trong sách Công Vụ Tông Đồ đã viết: Đến giờ Thiên Chúa thực hiện các điều đã loan báo. Bởi thế, toàn bộ Công Vụ Tông Đồ đều liên quan mật thiết với Thánh Kinh Do Thái. Giáo Hội sơ khai tin vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, nhờ đó, một sự sống mới đã đến. Lối sống xưa với những bất công, bất bình đẳng đã qua đi. Qua sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, một dân tộc mới được tạo dựng, và hùng mạnh nhờ ơn Chúa Thánh Thần như Chúa Giêsu đã hứa. Đoạn đầu sách Công Vụ Tông Đồ chứng tỏ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong các cộng đoàn(2:1). Mọi sự đều không còn như trước. Đừng coi thường, Đức Giêsu đã từ cõi chết sống lại, và những kẻ theo Người đã bắt đầu chứng tỏ dấu hiệu là đã có quyền năng và sức sống là chữa được người què(Cv 3: 2-8).

Phêrô cùng với Gioan vừa chữa một người ăn xin què. Ngoại trừ người què, các người khác có mặt ở đó nghĩ rằng hai ông chữa được là nhờ bởi một nguồn lực nào, hay bởi quyền lực riêng của Phêrô, và ông kín miệng, không nói gì. Nhưng Phêrô gọi đó là "lòng tin vào danh Người". Phêrô kêu gọi dân chúng hãy chú trọng đến hành vi hiện thực của Thiên Chúa là Đấng đưa tay cứu chữa. Phêrô làm một việc gây ngạc nhiên cho giới rao giảng chúng ta: bằng Kinh thánh, qua hoàn cảnh của con người, thử tìm xem sự hiện hữu của Thiên Chúa như thế nào để thấy được là Ngài luôn đến cứu giúp chúng ta khi chúng ta cần.

Phêrô nói rõ là Thiên Chúa hoạt động do bởi "Ngài là Thiên Chúa của các tổ phụ A-pra-ham, I-xa-ac, và Gia-cóp, Thiên Chúa của cha ông chúng ta...Và cũng chính Ngài đã gởi cho chúng ta Đức Giêsu, Người đã khơi nguồn sự sống." Trong lời giảng của Phêrô, đã nói đến sự liên hệ giữa "Thiên Chúa của Cựu Ước" và "Thiên Chúa của Tân Ước" thể hiện trong Đức Giêsu. Phêrô nhắc cho chúng ta biết, Thiên Chúa không hề bị phân biệt bởi "Cũ" và "Mới". Thí dụ: trước kia giận dữ, bây giờ thì hiền hòa; trước kia trừng phạt, bây giờ, qua Đức Giêsu lại trở nên tha thứ. Không, Phêrô không giải thích như vậy, trái lại, ông nói Thiên Chúa bây giờ qua Đức Giêsu "đã thực hiện" những điều "đã được báo trước qua miệng các ngôn sứ". Đối với chúng ta, những người rao giảng, hãy từ bỏ những phân biệt sai lầm về bản tính mà chúng ta đã gắn cho Thiên Chúa. Thật ra, có lúc Thiên Chúa có vẻ như thay đổi trong bản tính của Ngài. Như trong phần cuối của Cựu Ước, Thiên Chúa đã thay đổi thái độ, để bày tỏ lòng nhân từ với chúng ta trong Tân Ước.

Trong lịch sử Giáo Hội, có nhiều người rao giảng đầy nhiệt huyết thu hút biết bao giáo dân theo họ. Có những người lãnh đạo các nhóm cuồng tín khiến các tín đồ của họ làm những chuyện động trời vì danh họ. Bình thường thì, mỗi khi người lãnh đạo chết, thì nhóm tín đồ của họ tan rã. Nhưng đối với Chúa Giêsu lại khác. Thật ra, sau khi Chúa Giêsu chết, các môn đệ ra đi rao giảng vì thế Ngài là chính Đấng mà mọi người trông đợi Thiên Chúa sai đến. Các môn đệ rao giảng Ngài là Thiên Chúa làm người, và đã sống lại từ cõi chết. Và chính Thánh Thần của Ngài đang sống động thúc đẩy các Môn Đệ. Nhóm Môn Đệ đã tan rã vì hoản sợ, nay đã họp nhau lại và làm chứng về sự Phục Sinh của Chúa trước quần chúng. Như sách Công Vụ Tông Đồ đọc hôm nay, các Môn Đệ thực hiện những công việc như Chúa Giêsu đã làm là chữa người bệnh và giúp người nghèo.

Ngay sau khi chữa người què được lành và giải thích với đám đông thì Phêrô bị bắt và giải ra tòa Sanhedrin, vì ông đã giảng và chữa người bệnh vì danh Chúa Giêsu. Ông là người đã nhiều lần chối Chúa, vậy mà bây giờ lại công khai tuyên bố Đức Giêsu là Đấng Kitô, người được Thiên Chúa sai đến.

Phêrô nói về Chúa Giêsu như sau: "Nguồn gốc sự sống". Chúng ta hãy dùng lời thánh Phêrô để kêu xin Đấng "Nguồn gốc sự sống" xức dầu cho chúng ta, nên như môn đệ của Ngài, để chúng ta có thể: Đem sự sống đến những nơi bị chia rẽ; đem an bình đến nơi tranh chấp; bảo vệ sự sống khi có đe dọa; nâng đỡ sự sống khi gặp khó khăn hay còn suy yếu; họp thành cộng đòan khi có chia rẽ và bị tan rã; khuyến khích kẻ mất hy vọng; nâng đỡ kẻ cô đơn, và vui mừng khi sống lại từ cõi chết.

Sau cùng, Phêrô và các Môn Đệ khác sẽ chịu tử đạo vì niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh. Các ông là những người đã bỏ Chúa Giêsu khi Người bị bắt, để tự cứu mạng mình, thì bây giờ sẽ hiến mạng sống mình để tưởng nhớ đến Đấng "Nguồn gốc sự sống". Và, hơn nữa: những môn đệ theo Chúa Kitô sẽ mạnh dạn dấn thân vào những vấn đề như: bênh vực các bào thai chưa được sinh ra, bênh vực những người bị án tử hình, đang hấp hối, bị tàn phế, cho tất cả những người ở ngoài cộng đoàn mặc cho họ có đời sống khác với cộng đoàn.

Chúa Phục Sinh mà chúng ta mừng và tuyên xưng đức tin hôm nay là ai? Theo Phêrô đã nói: đó là Chúa các tổ phụ Do Thái, Ngài hiện diện trong Đức Giêsu "Nguồn sự sống", Đấng đã chết cho chúng ta và đã được sống lại từ cõi chết.

Các Kitô Hữu thời đầu cũng như chúng ta bây giờ, chỉ mừng bữa Tiệc Ly cuối cùng để tưởng nhớ quá khứ khi Chúa Kitô còn sống giữa họ. Họ mừng bữa tiệc để nhắc đến sự hiện diện của Ngài giữa họ, và trong lúc ấy, họ đọc lời Chúa và chia nhau bánh và rượu. Bây giờ chúng ta cũng làm như vậy với sự hiện diện của Chúa Kitô Phục Sinh ở giữa chúng ta, và nhờ Chúa Thánh Thần liên kết chúng ta lại, và gởi chúng ta ra đi như Phêrô đã làm, là đưa tay giúp đỡ những người cần đến, nhờ sự làm việc và lời nói đã minh chứng Chúa Kitô thật sự đang ngự giữa chúng ta. Giờ đây, đã đến giờ thực hiện lời các ngôn sứ.

Lm Jude Siciliano, OP

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 24.04.2009. 20:23