Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Hãy sống trung thực và nhất quán

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật 31 Thường Niên A
Mt 23, 1-12

Thưa quí vị,
Khi được đào tạo trong các chủng viện để phục vụ Hội thánh, chúng tôi thường được nghe câu nói: “Sứ điệp được loan báo nhờ các các phương tiện”. Xét cho cùng, mỗi thánh viên trong Giáo hội đều là phương tiện rao giảng Lời Chúa, hay nói như thánh Augustino: “Chúng ta là tiếng, Chúa Giêsu là Lời, là nội dung của tiếng, của âm thanh. Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI phát biểu như sau: “Người thời nay ưa lắng nghe nhân chứng hơn thày dạy, nếu như họ để tai nghe thày dạy cũng là vì các thày dạy đó là chứng nhân”. (Th. Rao giảng TM). Nói cách khác những ai phục vụ tín hữu của Chúa Giêsu trong muôn vàn đường nẻo khác nhau thì phải phục vụ bằng nếp sống của mình hơn là dạy dỗ và thuyết giảng. Nếu chúng ta không hành động đúng với những gì mình giảng dạy trong thánh đường, nơi họi họp thì lời giảng của chúng ta trở thành phản chứng.

Trong đời sống của các danh ca, tài tử … hình như tài năng của họ lấp liếm những hạnh kiểm không mấy tốt đẹp. Thí dụ danh ca nổi tiếng một thời trên đất Hoa kỳ Frank Sinatra. Đời tư ông ta thật quá quắt. Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, ông có những cử chỉ không đứng đắn như nhẩy cẫng với các trẻ đường phố, cà chớn trong các quán rượu, phá phách các nhiếp ảnh gia khi họ cố gắng chụp hình ảnh ông. Nhưng khi tôi lái xe đường xa, bật cassét các bài hát của ông ta: “The Lady is a Tramp, New York, New York, Chicago, one for the Road”, thì tôi cảm thấy dễ quên những thói xấu của ông và bị cuốn vào hút vào dòng chảy của âm nhạc.

Tôi lại liên tưởng đến một trường hợp khác, giáo sư dạy âm nhạc cổ điển của tôi ở đại học. Cô ta đúng là người đãng trí nặng. Hành vi của cô gây nên nhiều trận cười và bình luận giữa các sinh viên. Một bạn học của tôi có lần đã phát biểu: “Mẹ này đúng là một làng chơi”. Bởi lẽ cô ta ẻo lả, lướt ngang qua các dãy bàn trong một quán cà phê. Nhưng khi cô giáo đứng lớp, tình huống khác hẳn. Cô ta nghiêm trang đáng sợ, và tôi biết ơn cô về lòng yêu mến nhạc Bach, Chopin, Copland và nhiều tác giả cổ điển khác nữa, bất kể tính cách lãng mạn của cô nơi công cộng.

Tuy nhiên các cấp lãnh đạo tôn giáo không bao giờ được hành xử hai mặt như vậy nơi công công hay tại tư gia. Họ phải trung thực và nhất quán trong nếp sống. Phúc âm hôm nay Chúa Giêsu nhắc nhở như vậy: “Bấy giờ Chúa Giêsu nói với dân chúng và các môn đệ rằng: các kinh sư và những người Pharisiêu ngồi trên toà Môsê mà giảng dạy, vậy tất cả những gì họ nói anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo. Vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ lại không buồn động ngón tay vào”. Kiểu cách chúng ta sống, thái độ chúng ta đối xử với kẻ khác, cách ăn thói ở của chúng ta hoặc nâng đỡ hoặc phá hoại sứ điệp chúng ta rao giảng. Bản văn vừa trích dẫn tố cáo nếp sống của chúng ta hôm nay. Chúa Giêsu nói rằng người Pharisiêu ngồi trên toà Moisen tức có quyền bính giảng dạy thì chúng ta cũng được trao quyền loan báo Tin mừng, và vẫn lớn tiếng thao thức về nhiệm vụ này. Tuy nhiên nếp sống thì ngược lại, kiêu căng, trác táng, ngông nghênh, ngạo nghễ trong các bữa ăn, đám tiệc. Chúc rượu ngoại trăm phần trăm, thịt thà ngon nhất chợ. Thật giống hệt như người Pharisiêu Chúa khiển trách hôm nay. Ông Môsê cho họ quyền năng giáo huấn nhưng họ không thi hành các nội dung họ giảng dạy, tức lề luật giao ước với Thiên Chúa. Thánh Luca mô tả họ là những kẻ tham lam tiền của.

Vậy chúng ta nên nhớ câu: hành động kêu to hơn lời nói (actions speak louder than words), mà tìm cách bớt những giả hình hai mặt thì mới đáng tin cậy. Chúa Giêsu muốn chúng ta thực sống những điều Ngài tuyên bố tuần vừa qua (tuần 30). Hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi và thương yêu người thân cận như chính mình. Vì đó là tất cả luật Môsê và sách các Ngôn sứ truyền dạy. Nói cách khác, Chúa Giêsu muốn các môn đệ và những kẻ theo Ngài dấn thân hoàn toàn và đầy đủ cho sứ điệp của Ngài trong mọi lãnh vực của đời sống mình. Họ phải hành xử gương mẫu bằng lời nói, việc làm trong thánh đường cũng như ngoài phố chợ, chứ không chỉ ở nhà thờ suông. Bên ngoài nhà thờ, phòng áo thì quên sạch mọi giá trị thiêng liêng. Xét cho công bằng, lịch sự, tôi không muốn tô vẽ hình ảnh của người Pharisiêu, ký lục, luật sĩ, kỳ mục và thượng tế bằng những lời lẽ quá đáng, coi họ như những vô lại, đểu cáng. Kẻo chúng ta rơi vào lỗi lầm chống dân Á Châu (nước Do thái thuộc Châu Á).

Sử sách kể lại thì họ là những lãnh đạo tôn giáo được dân chúng kính trọng. Họ tỉ mỉ giải thích và tuân giữ lề luật Môsê. Họ rất có ảnh hưởng trên toàn dân trong vòng ba trăm năm từ thế kỷ thứ II trước Chúa Giêsu cho đến hết thế kỷ thứ I công nguyên( coi the Happer Bible Dictionnary). Sách này kể rằng phái Pharisiêu có nếp sống rất đơn giản, trung thành với truyền thống và đối xử hoà hợp với láng giềng. Họ tin vào cuộc sống sau cái chết. Đa số muốn sống bình an dưới thể chế Rôma (cũng có số ít phản loạn). Vì vậy họ liên minh với các thượng tế, đảng Hêrôđê để duy trì trật tự xã hội. Họ giải trình lề luật rất nghiêm ngặt, thêm các chi tiết để bảo đảm tính nguyên vẹn của luật Môsê cho nên rất tỉ mỉ trong các nghi lễ Phụng vụ ăn chay, bố thí, giữ ngày Sabbath. Dân chúng ngưỡng mộ họ vì nếp sống khổ chế như vậy. Họ luôn sợ hãi để ra ngoài lề luật, biến nó thành phóng khoáng vì ảnh hưởng của ngoại bang. Vậy thì vì duyên cớ gì mà Phúc âm hôm nay Chúa Giêsu gọi họ là giả hình? Tại sao?

Có lẽ một phần vì sự kiện lịch sử cộng đoàn thánh Mattheo. Ngài viết phỏng các năm 80-90. Cộng đoàn của ngài một nửa là Do thái, một nửa khác là dân ngoại trở lại. Dù còn phải phấn đấu với bạn bè cũ, thân thuộc cũ và nhất là các cấp lãnh đạo đền thờ cũ, cho nên thánh Matthêo muốn giúp đỡ họ mau thoát khỏi các mặc cảm bằng cách nhấn mạnh những khó khăn Chúa Giêsu gặp phải với người Do thái, thậm chí có thể nói Ngài quá đà trong các mô tả của mình. Cuối cùng chúng ta thấy có sự tách rời hoàn tòan như trong lịch sử kể rõ. Các tín hữu tiên khởi hoàn toàn tin tưởng vào đường lối và sự dạy dỗ của Chúa Giêsu.

Đàng khác cũng có những chứng cớ trong Phúc âm tỏ rõ lòng nhiệt thành của người Pharisiêu với lề luật, mà có khi chỉ là giả dối như hộp kinh thật lớn, tua áo thật dài, thích chỗ danh dự, ưa được bái chào…Phúc âm kể: “Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi chỗ danh dự trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được người ta gọi là thày”. Chắc chắn không phải tất cả người Pharisiêu ưa thích như vậy, cũng có những thành viên nghiêm túc. Tương tự như ngày nay, chỉ một số tu sĩ, giáo sĩ là buông thả, còn đa phần là tốt lành cho nên mới được giáo dân kính nể và tin tưởng. Tuy nhiên, đó không phải là lý do thoái thác, tự yên ủi. Chúng ta chẳng có bằng cớ bảo đảm thói xấu không lan tràn. Có thời, ngay trong Giáo hội phải cần đến sửa chữa, cải cách, mà ngày nay nhìn lại chúng ta thấy xấu hổ. Nhưng lúc ấy, đa phần có thấy đâu.

Thí dụ, dưới thời thánh Catarina thành Sienna. Bà thánh đã đề nghị cắt chức nhiều linh mục, giám mục, vì nếp sống buông tuồng, xấu xa, không xứng đáng là các viên chức của Giáo hội. Mới đây là gương mù, gương xấu trong hàng giáo phẩm Hoa Kỳ. Một tín hữu khi tham dự một Thánh lễ do một linh mục trẻ dâng, đã nói với tôi: he is not meant to pray (ông ta không xứng hợp cho việc cầu nguyện). Bởi vì điệu bộ lấc cấc quá, lo sự đời nhiều quá. Thật là xấu hổ. Đó là lý do chúng ta lấy sự tranh đấu của Giáo hội tiên khởi làm mẫu mực. Thánh Mattheo giữ lại lời dạy bảo của Chúa Giêsu về khuynh hướng gỉa hình của các lãnh đạo tôn giáo để giáo dục cộng đoàn của mình.

Hình như khuynh hướng này không chết với các Pharisiêu lúc ấy mà còn dai dẳng mãi cho đến chúng ta ngày nay. Chúa Giêsu muốn để lời cảnh cáo cho mọi nơi, mọi lúc và chúng ta phải hết sức nhậy cảm về vấn đề này. Nó là khuynh hướng rất nguy hiểm và rất phổ thông. Chúa biết rõ chúng ta rất có thể nhiễm lây, vì quyền hành của mình trên kẻ khác. Cho nên, Ngài nhìn thẳng vào các môn đệ, nói: “Phần các con thì không được vậy…” các con ở đây gồm chúng ta nữa đấy. Vì Ngài thấu suốt mọi sự, mọi thời. Cho nên chẳng ai trong chúng ta có thể tự phụ là công chính và đáng địa vị “Pharisiêu của mình mà ……thiên hạ”. Nói cho ngay, chẳng ai trong chúng ta khoe được việc làm am hợp với lời nói. Giảng dạy một đàng, thực chất nếp sống một nẻo, luôn đòi hỏi tiện nghi sung sướng cho xác thịt và nuôi dưỡng tính kiêu ngạo bằng những lời a dua nịnh hót. Nhãn hiệu pharisêu, lúc này, khi khác vẫn lủng lẳng quanh cổ chúng ta! (The Pharisee label, at one time or austher, hangs around our necks, too!)

Chúng ta kiêu căng tự phong “con người lương thiện”, giáo dân trung thành, công dân đáng kính, người đóng góp khả quan cho quĩ xây cất, từ thiện, cứu đói giảm nghèo, kẻ tuân thủ luật pháp nghiêm chỉnh. Nhưng dù sao vẫn bị Lời Chúa cật vấn, gọi tên chỉ mặt, đòi hỏi chúng ta coi lại nếp sống của mình. Liệu chúng ta thật lòng yêu mến Thiên Chúa: hết linh hồn, hết trí khôn, hết lòng muốn, hết sức lực và thương xót tha nhân như chính mình không?

Dĩ nhiên là chưa ! Bởi lẽ hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, chúng ta vẫn phải đến thánh đường xin Chúa tha thứ các xúc phạm và lãnh nhận của ăn nuôi dưỡng. Điều mà Phúc âm hôm nay nhắc nhớ: cuộc sống của Chúa Giêsu bày tỏ: Thiên Chúa vẫn ở bên mọi người , giúp đỡ mọi người sống tốt lành, thánh thiện, ban cho chúng ta tinh thần vâng phục và dấn thân, giống như Chúa Giêsu! Chúng ta cầu xin Thánh Thần của Ngài từ lòng mình khi tiến lên rước lấy Mình Máu Chúa. Lời sách tiên tri Malakia luôn cảnh tỉnh mọi người: “Và giờ đây, hỡi các tư tế, đây là lệnh truyền cho các ngươi. Nếu các ngươi không nghe và không lưu tâm tôn vinh danh Ta, Ta sẽ khiến các ngươi mắc tai hoạ. Ta sẽ biến phúc lành của các ngươi thành tai hoạ”. Malakia có nghĩa là “sứ giả của ta” chứ không phải tên riêng một ngôn sứ nào. Tên thật của ông không ai biết, cho nên thông điệp ông gửi cho các tư tế Do thái là Lời Thiên Chúa, cảnh cáo họ và chúng ta một cách nghiêm khắc. Xin đừng coi nhẹ sứ điệp này (Sứ điệp này xuất hiện vào khoảng năm 465 trước công nguyên thời vua Artaxerxes I của Ba tư, dân Do thái đang xây lại đền thờ Giêrusalem, dưới dự chỉ đạo của Esdras và Nehemia).

Chi tiết cuối cùng xin bàn đến là danh xưng “cha, thày, người chỉ đạo”. Người ta thương gọi tôi là cha. Nhưng Chúa Giêsu dạy các môn đệ đừng gọi ai với các danh hiệu ấy. Danh hiệu “rabbi” có nghĩa đen là Đấng vĩ đại của tôi, một từ quá lớn đối với người phàm. Chúa muốn chỉ bảo các kẻ theo Ngài chỉ có một thày dạy vĩ đại duy nhất là Thiên Chúa, còn mọi người đều là học trò của Ngài. Vào khoảng thời Chúa Giêsu, người được vinh dự nhận tước hiệu này đầu tiên là Saul…Batmith. Người tu gọi ông là thày vĩ đại, bởi kiến thức uyên thâm của ông về lề luật Môsê “Abba”, cha. Mặc dầu lời dạy của Chúa Giêsu, danh xưng cha vẫn len lỏi vào cộng đồng tín hữu tiên khởi và tồn tại cho đến ngày nay. Có lẽ nó đi theo truyền thống đan tu. Nó dùng để gọi các đan sĩ tu viện trưởng, thày dạy đàng thiêng liêng trong các tu viện. Từ thày dạy gợi ý chức vụ dạy dỗ mà Chúa Giêsu là thày dạy duy nhất của chúng ta. Mọi người là học trò của Ngài. Dầu thế nào đi nữa cha mẹ dạy đàng thiêng liêng là một vị trí danh dự trong Giáo hội. Những người ham danh lợi thường ưa thích địa vị đó, bởi nó tách người ta ra khỏi đám đông. Tuy nhiên mọi nhà thuyết giảng nên yêu mến nhiệm vụ hơn là danh xưng. Chúng ta phải thực hiện những điều mình giảng dạy hơn là tước vị hão huyền, làm nhẹ bớt những gánh nặng cho giáo dân hơn là chất thêm những luật lệ nặng nề, vô nghĩa. Danh xưng đích thực của các tôi tớ Chúa là phục vụ, phục vụ như Chúa Giêsu đã làm gương rửa chân cho các tông đồ và chết cho nhân loại. Amen.

Lm Jude Siciliano, OP

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 27.10.2008. 08:42