Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Hãy luôn tin tưởng và cầu nguyện

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật 19 Thường Niên A
1 Các Vua: 19: 9, 11; Tv 85; Rôma 9: 1-5; Matthêu 14: 22-33

Anh chị em thân mến,

Tại sao ngôn sứ Ê-li-a lại vào hang trốn? Sách Các Vua 1 nói là ông tìm chổ ẩn, không phải do thời tiết xấu. Nhưng để thoát thân vì Vua A-kháp đã kể cho Hoàng hậu I-de-ven là ông đã giết 450 ngôn sứ của thần Ba-an ra sao nên bà tức giận. Và nhờ có một thiên thần dẫn đường cho Ê-li-a đi đến vùng Sinai là núi Khô-rếp, nơi Môisê đã gặp được Thiên Chúa.

Thiên Chúa hỏi Ê-li-a "Ngươi có việc gì ở đây, hởi Ê-li-a?'" ông than phiền với Chúa "Lòng nhiệt thành đối với ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa các đạo binh nung nấu con, vì con cái Ít-ra-en đã bỏ giao ước với Ngài, phá huỷ bàn thờ, dùng gươm sát hại các ngôn sứ của Ngài. Chỉ còn sót lại một mình con mà họ đang lùng bắt để lấy mạng sống con."(19:10). Vậy việc Ngôn sứ Ê-li-a trốn trong hang rỏ ràng là do ông lo sợ cho mạng sống của bản thân, và Thiên Chúa hình như không cứu giúp nên ông chạy trốn. Ai có thể khiển trách ông được? Không một lời xin lổi hay an ủi, Thiên Chúa bảo với Ê-li-a là: "Hãy ra ngoài và đứng trên núi trước mặt ĐỨC CHÚA. Kìa ĐỨC CHÚA đang đi qua.

Trong những lúc khó khăn hoặc chán nản các bạn có nghỉ là Chúa đáng lý ra phải đến giúp các bạn bằng cách tỏ lộ sức mạnh uy quyền đầy dũng lực chứ? Cũng như Ê-li-a trông thấy dấu hiệu đầu tiên là gió mạnh ù ù thổi trên núi làm đá rơi, hay động đất và lửa cháy mạnh. Khi mạng sống của ông bi đe dọa, thì Ngôn sứ Ê-li-a hình như chỉ nghe "tiếng gió hiu hiu.". Còn tôi, thì tôi nghỉ có lý do để lớn tiếng than trách Chúa: "Chúa ơi, Ngài ở đâu khi chúng con cần đến Ngài?"

Thiên Chúa ở đâu khi thế giới than van vì đau khổ? Thiên Chúa ở đâu trong khi Giáo Hội gặp nhiều tai tiếng? Thiên Chúa ở đâu khi các lảnh tụ chính trị cắt tiền trợ giúp trẻ em nghèo khó? Thiên Chúa ở đâu khi chiến tranh cứ tiếp tục mãi vậy? Thiên Chúa ở đâu khi dân thường bị đánh bom do khủng bố, hoặc vì lạc đạn do binh biến? Thiên Chúa của hòa bình ở đâu trong cuộc tranh chấp kéo dài ở thánh địa? Vì vậy mà tôi cũng thông cảm với Ngôn sứ Ê-li-a về việc ông trốn trong hang vì ông đã đi trong sa mạc một ngày đường, và ngồi dưới cây kim tước ông mong được chết và than rằng: "Lạy ĐỨC CHÚA, đủ rồi! Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con."(19:4). Trong cuộc đời chúng ta, có những lúc, chúng ta chỉ mong nghe lời thì thầm của Thiên Chúa thôi.

Sau khi Thiên Chúa đi ngang qua Ê-li-a, Thiên Chúa lại hỏi: "Ngươi có việc gì ở đây, Ê-li-a?"(19:13b) Ngôn sứ lại đem lời than phiền với Chúa về việc bất trung của dân Chúa và họ chém giết các tiên tri khác. Chừng đó củng đủ để Thiên Chúa cho Ngôn sứ thân yêu của Chúa nghỉ việc và cho đi đâu tùy ý. Nhưng Thiên Chúa lại có dự định khác và Chúa lại gọi Ê-li-a làm việc như trước.

Ông Môisê lên núi Sinai và được thấy sự hiện diện của Thiên Chúa, nào gió bão, động đất và lửa (Sách Xuất hành:19:18). Những dấu đó báo hiệu sự hiện diện của Thiên Chúa, nhưng không là sự hiện diện cụ thể, nhưng chỉ qua hình bóng:"Tiếng gió hiu hiu" mà thôi. Không ai trông thấy Thiên Chúa cả, mặc dù Ngài vẫn hiện diện trong chúng ta. Ngôn sứ phải kêu gọi dân Chúa trở về với Ngài và lời Giao ước. Họ phải trở về với đức tin không dựa vào những dấu chỉ uy quyền, nhưng dựa vào sự liên hệ mật thiết của Thiên Chúa, và họ phải tin tưởng vào tình yêu của Ngài.

Cả hai ông Môisê và Ê-li-a hiện ra với Chúa Kitô trên một núi khác, vào lúc Chúa Giêsu tỏ mình sáng láng. Khi dân chúng đòi hỏi Chúa Kitô cho họ trông thấy dấu chỉ như gió bão, lửa và động đất, Chúa Giêsu không cho họ thấy những dấu đó. Trái lại Ngài mời dân chúng tin tưởng vào Ngài mặc dù không có dấu gì giúp họ ngay. Ngôn sứ Ê-li-a nhận lời Thiên Chúa. ông ta đứng dậy lên đường với tin tưởng vào sự giúp đở của Thiên Chúa, và chắc rằng Ngài sẽ không bỏ rơi ông. Trong lúc đi đường Ê-li-a vẩn cần phải lắng tai nghe tiếng Thiên Chúa thầm thì từ trong lòng, như những người có đức tin phải làm vậy.

Có khi nào chúng ta chạy trốn vào hang vì sợ hãi, vì thất bại, vì chán nản hay vì buông xuôi, chúng ta cho rằng chẳng còn ai giúp đỡ chúng ta trong việc tranh đấu chưa. Với đức tin mạnh mẽ chúng ta có thể thưa với Chúa rằng: "Con tin Chúa đang ở với con, ngay cả trong lúc thinh lặng". Sau khi Ê-li-a chạy trốn vua A-kháp và Hoàng Hậu I-de-ven, thì ông ta lại trở về đường cũ hoàn toàn tin tưởng vào Chúa. Khi Thiên Chúa không bỏ rơi Ê-li-a, thì Ê-li-a cũng không thể rời xa Thiên Chúa được.

Chúa nhật vừa qua chúng ta đã nghe việc Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều. Hãy tưởng tượng sự vui mừng của đám dân chúng đông đảo sau khi được ăn uống no nê. Những người đó có thể nghỉ là: "đây chính là người có thể săn sóc chữa bệnh và cho chúng ta ăn uống đầy đủ." Đôi khi tôn giáo cũng được coi như vậy. Nếu tôi làm "mọi điều đúng", nếu tôi đứng bên phải Thiên Chúa bằng cách giử đạo đầy đủ, thì Thiên Chúa sẽ lo giúp giải quyết những khó khăn tôi sẽ gặp. Nhưng Chúa Giêsu không muốn các môn đệ Ngài nghỉ như vậy. Để môn đệ tránh xa đám quần chúng bát nháo, Ngài "bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia"

Các môn đệ làm như Chúa đã bảo, nhưng họ lại gặp cơn bão lớn. Các ông cảm thấy xa Chúa Giêsu, các ông cũng như chúng ta đôi khi cảm thấy là phải tự lo lấy mình, các ông bị "sóng bủa do ngược gió". Có phải đôi khi chúng ta cũng cảm thấy như vậy không? Tôi tin rằng nếu chúng ta thử ngưng lại suy nghỉ, chúng ta sẽ thấy từng cơn sóng gió chúng ta đã gặp phải trong đời sống của chúng ta. Những cơn sóng ngược mà chúng ta đã gặp hôm qua, và nếu không có hôm qua thi cũng ngày mai. Những cơn sóng ngược như: Khi mất người thân yêu vì chết chóc hay vì ly dị, cô đơn, có những lúc không hiểu gì về đời sống của mình hoặc về bạn bè, về gia đình, về Giáo hội hay về thế giới.

Chúng ta muốn đặt một câu hỏi mà những người trung kiên thường suy tư: Thiên Chúa ở đâu khi con cần giúp đở? Chúa Giêsu ở đâu khi cơn bão thổi đến? Thánh Matthêu viết Chúa Giêsu đến với các môn đệ "vào khoản canh tư". Tại sao Chúa lại để lâu vậy? Chúng ta không hiểu sự chậm trễ đó, nhất là chúng ta thấy các ông chống đở khá lâu.

Có lẻ Chúa Giêsu không phải là "người có thể sửa mọi sự". Có thể Chúa không chấm dứt cơn bão ngay, nhưng Ngài muốn giúp chúng ta cùng với Ngài để vượt qua con bão. Ngài khiển trách các môn đệ vì các ông không tin tưởng vào sự hiện diện của Ngài trong cơn sóng gió. Nhưng rồi các ông cũng vượt qua được.

Chúa Giêsu gọi các môn đệ xuống thuyền ra đi, để Ngài giải tán đám đông. Ngài đi riêng lên núi cầu nguyện. Hình như lời cầu nguyện là sức mạnh vượt qua cơn sóng gió. Trong những lúc khó khăn, trước khi định làm một việc gì quan trọng, trước và trong khi Ngài chịu đau khổ, ngay cả trước khi Ngài làm cơn sóng dữ tan đi Chúa Giêsu cầu nguyện; Và đây, trong lúc các môn đệ chống chỏi với cơn sóng dữ thì Chúa Giêsu cầu nguyện cho các ông.

Trong đời chúng ta đã có những cơn sóng dữ nào mà chúng ta vượt qua được nhờ dành thì giờ cầu nguyện chưa? Đối với người khác họ có thể cho rằng chúng ta phí thì giờ cầu nguyện trong những lúc khẩn cấp. Những lời cầu nguyện tin tưởng vào Chúa Kitô không phải chỉ có vào lúc tỉnh tâm trên núi hoặc ở đâu đó, nhưng là lời cầu nguyện ngay trong lúc gặp cơn sóng gió. Những lời cầu nguyện ngắn ngủi diễn tả sự tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng nói thì thầm để an ủi chúng ta.

Trong giáo hội ngày nay chúng ta làm gì? Chúng ta đang chống chọi với sóng gió trong những trường hợp rất khó khăn, đến cả các nhu cầu trong gia đình và cộng đòan. Khó có thể biến đổi trong im lắng, nhưng chúng ta không vượt biển một mình. Chúng ta trông nhìn vào Chúa Giêsu và những người cùng vượt khó như chúng ta. Chúa Giêsu sẽ đưa tay ra giúp chúng ta qua cộng đòan đức tin. Chúng ta họp nhau đây để nhắc nhớ rằng chúng ta có bạn bè, có đòan thể. Bạn bè chúng ta là những người cùng chia xẻ thánh thể với chúng ta ngày hôm nay. Đôi khi chúng ta là những người cần giúp đỡ, và họ là những người cho chúng ta bánh đời sống của họ để giúp chúng ta vượt qua cơn sóng gió. Có những lúc khác họ là những người cần chúng ta giúp đở, cần lời khuyến khích, thì chúng ta đưa tay ra đở họ. Thật ra chúng ta tất cả đang đồng hành trên cùng một chiếc thuyền đang vượt qua sóng to gió lớn, vì chúng ta là những người cùng chia xẻ bánh hằng sống trong mọi lúc.

Lm Jude Siciliano, OP

FX Trọng Yên, OP chuyển ngữ

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 10.08.2008. 11:00