Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Hãy để Lời tác động nơi anh em

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật 31 Thường Niên A
Mt 23, 1-12

Quí vị lãnh đạo tôn giáo hẳn chẳng mấy ưa thích bài Tin Mừng hôm nay. Bởi nó chói tai, khó nghe đối với bản thân. Các tuần lễ vừa qua Chúa Giêsu đã tranh luận gắt gao với các thượng tế đền thờ và các kỳ mục trong dân. Lúc này Ngài quay sang các nhóm Pharisêo, Saducêo và ký lục. Nói cho công bằng thì Ngài không kiển trách họ dốt giáo lý của đạo Do thái. Ngược lại, họ rất thành thạo và có thể dạy dỗ người khác.

Tin mừng hôm nay kể rằng không những họ chăm chỉ học hỏi kinh thánh mà còn đeo thẻ kinh, nối dài tua áo. Thẻ kinh là những chiếc hộp nhỏ có các dây bằng da thuộc buộc vào cánh tay trái và trước trán, trong đựng những câu trích từ kinh thánh, để cụ thể hoá nhu cầu suy tư lề luật và đưa ra thực hành. Người Pharisêo đeo những hộp đó vào các giờ kinh buổi sáng. Dân thường, đơn sơ, tưởng rằng như thế họ cầu nguyện sốt sắng đặc biệt lắm! Tua áo là miếng vải len trắng gắn vào các góc của áo dài bằng những dây băng màu xanh lơ, mục đích là để giúp ghi nhớ các ràng buộc của lề luật và giao ước. Như vậy, nó làm dài thêm cái áo choàng. Người Pharisêo muốn chứng tỏ rằng họ tuân thủ giao ước và lề luật rất tích cực, cặn kẽ không chê được.

Ba danh xưng mà người biệt phái ưa thích nhất là : Thày, Cha và Người chỉ đạo. Dĩ nhiên không loại trừ các từ khác bày tỏ lòng kính trọng và quí mến. Ngày nay vẫn còn khuynh hướng này trong Hội thánh và cuộc sống xã hội hằng ngày. Ðiều này mọi người đều nhận thấy nhữc nhối, nhưng khó mà thay đổi được. Ðã có rất nhiều thử nghiệm, tuy nhiên vẫn không thành công. Ngoài phép lịch sự xã giao nó còn ẩn tàng tính " kẻ cả" trong đó. Ðụng đến tự ái của kẻ cả hẳn sinh nhiều hậu quả tai hại. Lòng khiêm nhường đích thực quả là khó, chỉ "trẻ nhỏ" mới có được mà thôi. Ở đây Chúa Giêsu cũng không lên án thói quen dùng các từ đó, Ngài chỉ lên án tính tự mãn mà người ta đã ngây thơ tưởng mình xứng đáng. Theo ý nghĩa tuyệt đối thì những từ này chỉ được áp dụng cho một mình Thiên Chúa mà thôi. Nhưng loại suy thì có thể dùng cho bất cứ ai, miễn là xứng hợp.

Ðiều đáng tiếc cho những người biệt phái là họ dạy mà không làm, tức không phù hợp với danh hiệu: " Các kinh sư và các người Pharisêo ngồi trên toà Mosê mà giảng dạy. Vậy tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm thì đừng có làm theo. Vì họ nói mà không làm." Vào thời đó, kinh sư Lề luật chia làm hai phe chính. Phe nghiêm ngặt và phe rộng rãi. Những kinh sư nghiệm ngặt giải thích lề luật một cách nghiệt ngã đến nỗi việc tuân thủ trở nên khó khăn nặng nề cho thường dân là những người dốt nát, mù chữ, chẳng biết lề luật là gì. Họ phải lệ thuộc vào các kinh sư để nhận ra lề luật. Theo các kinh sư này việc tuân thủ lệnh truyền của Lề luật phải đến tận chi tiết vụn vặt nhất. Vì vậy bất cứ lúc nào họ cũng có thể tố cáo các thường dân ngu dốt là vi phạm luật lệ. John Pilch nhật xét rằng: những thày cắt nghĩa lề luật nghiêm ngặt thường ưa làm cho gánh nặng tuân thủ trở nên ngày càng nặng nề hơn chứ không có khuynh hướng giảm nhẹ chút nào (the cultural world of Jesus). Như vậy họ chất lên vai tín hữu Do thái gánh nặng mà chính họ cũng không mang nổi. Ðúng như Tin Mừng hôm nay ghi lại. Hậu quả là Thiên Chúa của tuyển dân xem ra là một bạo chúa luôn đòi hỏi và ép buộc. Ngược lại, những kinh sư rộng rãi có cái nhìn mục vụ hơn. Trong Tinh Mừng hôm nay Chúa Giêsu lên án các kinh sư nghiêm ngặt. Ngài tố cáo họ đứng vào vị trí mà chính họ cũng không kham nổi, đã vậy cũng không làm chi để giảm nhẹ gánh nặng cho dân chúng.

Rồi đến những chuyện liên quan tới danh dự. Tên của bố tôi là Hùng. Lúc còn bé liệu tôi có thể gọi ông là Hùng điếc được không ? Bởi lẽ ông hơi lãng tai ! Nếu tôi đã dám làm như vậy, có lẽ không còn sống đến ngày hôm nay. Vậy mà Chúa Giêsu lại tuyên bố: "Anh em đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em." Thế thì phải gọi thế nào những linh mục chính xứ mà tôi giúp lễ khi còn là chú bé con ? Thí dụ linh mục Minh đầu hói, gọi là "cụ hói" được không ? Xin phép liên tưởng đến một đoạn Tin mừng khác cũng rất lạ lùng. Ðúng là tôi có phải chặt tay, móc mắt khi những thứ đó làm dịp cho tôi phạm tội ? Hay từ cha từ mẹ, bỏ họ hàng để đi theo Chúa Giêsu ? Tôi có cảm giác rằng Chúa dùng những đại ngôn đó để diễn tả một quan điểm cần làm nổi bật. Tin mừng hôm nay cũng vậy thôi. Trong thời Chúa Giêsu, danh xưng "Cha" không chỉ áp dụng để gọi người đàn ông đã sinh ra mình, mà còn là tước hiệu danh dự dùng cho những người lớn tuổi nổi tiếng tốt lành, còn sống hay đã qua đời. Thực ra, Chúa Giêsu đơn giản chỉ khuyên nhủ các Môn đệ đừng bận tâm tìm kiếm danh vọng hay chức tước. Chúng ta phải tập trung ý lực vào công việc rao giảng Tin Mừng và làm tròn ơn gọi của mình. Nếu như đời sống chúng ta am hợp với lời mình dạy dỗ thì đã đủ lắm rồi. Hãy để Thiên Chúa lo liệu những gì còn lại: tiếng thơm hay chức quyền. Ðược đánh giá cao trước tôn nhan Ngài là điều duy nhất giá trị, và chỉ có Ngài biết rõ ai là người đáng được như vậy.

Bài đọc trích sách tiên tri Malachia là một bảng cáo trạng các nhà lãnh đạo tôn giáo thời ấy. Họ phạm tội bẻ cong trách nhiệm của người làm thày. Họ chẳng đi theo đường lối Chúa chỉ. Hơn nữa còn dậy dỗ sai lầm: "Các ngươi đã đi trệch đường Ta và làm cho nhiều người lảo đảo trên đường luật dạy". Những tư tế xa đoạ đó đã hoàn toàn thất bại trong vai trò lãnh đạo và giảng dậy. Sáng nay, khi ngồi trên máy bay rời phi trường Kenedy, tôi liếc qua trang nhất của tời báo địa phương. Hàng chữ lớn đập ngay vào mắt. Ðịa phận Brooklyn bị kiện bồi thường 300 triệu đô la cho 40 nạn nhân do hàng giáo sĩ lạm dụng tình dục suốt 40 năm vừa qua. Tôi dám chắc những tín hữu trong nhà thờ nghe bài đọc tiên tri Malachia không thể không liên tưởng đến những linh mục tồi tệ của địa phận mình. Than ôi ! chẳng sao bịt mắt được họ. Vậy thì linh mục, tu sĩ, những người nắm giữ chức vụ rao giảng phải lấy bài đọc Malachia này làm cảnh giác cao độ.

Nhưng lời kinh thánh nói, không phải chỉ hạn chế vào một vài nhà lãnh đạo tôn giáo nào đó, mà cho toàn thể các tín hữu hoàn cầu, mọi nơi, mọi thời. Vậy các linh hồn phải lục lọi lương tâm, không nguyên về những sai phạm, tội lỗi tương tự, mà còn những thiếu xót, không đáp ứng các lý tưởng mà chúng ta dạy dỗ và tuyên xưng. Cách này hay cách khác chúng ta không những lơ là với các giới răn của Thiên Chúa. Nhưng, như tiên tri Malachia tố cáo, không nêu gương sáng đủ về bổn phận làm vinh quang danh Ngài. Ðúng lý hết mọi tín hữu phải là các nhân chứng của Chúa bằng lời nói và việc làm: "Các ngươi đả đi trệch đường nẻo Thượng đế." Ngôn sứ Malachia luôn miệng phàn nàn. Lúc đầu ngài tuyên sấm nhân danh Ðức Chúa Trời, nhưng sau bằng chính cá nhân mình. " Thế mà tại sao chúng ta phản bội nhau mà vi phạm giao ước của cha ông chúng ta ?" Nghe tương tự như thánh Phaolô viết cho giáo đoàn Roma: "Thật vậy, tôi làm gì, tôi cũng chẳng hiểu: Ðiều tôi muốn thì không làm, nhưng điều tôi ghét, thì lại cứ làm. (7, 15). Như vậy, bản tính hay chết của chúng ta cần được trợ giúp. Malachia, Phaolô và tất cả nhận loại trong hiện trạng của mình kêu gào Thiên Chúa cứu độ. Rõ ràng là như vậy.

Bất cứ ai trong chúng ta nếu nắm giữ vai trò giáo dục (giám mục, linh mục, nữ tu, giáo lý viên, ông bà, cha mẹ…) phải hết lòng khiêm nhường lắng nghe các bài đọc hôm nay và nhận ra trách nhiệm nêu gương sáng trong cách ăn, nết ở, lời nói, việc làm. Chẳng vậy chúng ta sống vô ích. Tuy nhiên, khi xét mình vào mỗi buổi chiều, chúng ta vẫn tìm thấy thiếu xót. Cho nên niềm an ủi và sự khích lệ của chúng ta là ở lời kết thúc bài đọc 2 hôm nay : "Chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa, vì khi chúng tôi nói cho anh em nghe lời Thiên Chúa, anh em đã đón nhận, không phải như lời người phàm, mà như lời Thiên Chúa. Ðúng theo bản tính của lời ấy. Nó tác động nơi anh em là những tín hữu."

Chắc chắn là thánh Phaolô đã nhận ra những bất toàn của mình. Nhưng những gì ngài bộc bạch đều từ Thiên Chúa mà đến. Ðấng đã gieo trồng lời Ngài trong thánh nhân. Sứ điệp của Tin Mừng không phải là những từ ngữ chết, mà Lời hằng sống. Nó tăng trưởng trong linh hồn thính giả mãi mãi. Tổ tiên chúng ta đã truyền lại sứ điệp đó cho chúng ta là con cháu. Chúng ta đã đón nhận lời Chúa trong nghi lễ phụng vụ hôm nay và sẽ được nuôi dưỡng bằng Lời Nhập Thể trong bí tích Mình, Máu Thánh Chúa. Xin đừng nản chí vì những yếu đuối hay thiếu xót của mình, nhưng hãy tràn đầy niềm vui và hy vọng trong đức tin và Lời "tác động nơi anh em là những kẻ tin kính". Thiên Chúa chẳng bao giờ xa lìa chúng ta. Vậy hãy can đảm xin Thánh Thần của Ngài đến ngự giữa cộng đoàn này, ban ơn giúp đỡ chúng ta trung thực sống theo lời Ngài.

Ðây là cơ hội tốt để chúng ta tuyên dương những ai đã dạy dỗ đức tin mà chúng ta cử hành hôm nay, trong thời điểm rất khó khăn này. Chúng ta cảm tạ những vị công bố lời Chúa trong các bài đọc, các tu sĩ nam nữ, các giáo lý viên, những người tình nguyện hay được trả lương để giáo dục lời Chúa cho con em chúng ta trong nhà thờ giáo xứ hay nơi trường học…Họ là những tác nhân quí báu, những người có thể nói cùng thánh Phaolô: "Sẵn sàng cống hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên nghĩa thiết của chúng tôi." Họ đáng được công nhận và biểu dương, nhất là trong lời cầu nguyện giáo dân tiếp ngay sau bài giảng này". Amen.

Lm Jude Siciliano, OP

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 27.10.2008. 08:42