Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật XXIV Thường niên A
Huấn ca 27:30-28:7; Tv. 102; Rôma 14: 7-9; Mátthêu 18: 21-35

Trong Kinh Thánh rất dễ tìm những lời khuyên về điều phải làm và không phải làm. Đoạn sách cuối của thánh Phaolô cho biết rõ. Thí dụ: "Anh em là những người đã được Thiên Chúa tuyển lựa nên hiển thánh và yêu thương, vì thế anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em.... Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân" (Cl 13: 11).

Đúng thế, đoạn sách này khuyến khích quý vị thuyết giảng nên nói lên lời hướng dẫn về luân lý dựa trên các đức tính mà thánh Phaolô nêu lên, phải không? Thật thế, người thuyết giảng nên có câu mở đầu quan trọng như "Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa ...". Ý nghĩa sâu xa của câu mở đầu ngắn ngủi này để nói lên bao nhiêu đức tính mà chúng ta có thể quên. Nhưng, người thuyết giảng nên thận trọng hãy xem kỹ đoạn sách. Hãy để ý là những điều gì đòi hỏi chúng ta đều mở đầu là "bởi vì anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa..." Đấy là sự thật phải không? Chúng ta đã cảm nghiệm sự thay đổi hoàn toàn trong chúng ta. Điều gì trước kia phàm nhân không làm được vì tội lỗi và ảnh hưởng vì tội lỗi trên chúng ta, và bây giờ đã được thành tựu. Cũng tin đó nhấn mạnh điều gì đã nói trước kia "hãy tha thứ như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em"

Bài sách này có thể giúp chúng ta, vì bài đọc thứ nhất và thứ ba nhắc đến điều chúng ta phải làm là tha thứ. Hãy nhớ là trong thơ thánh Phaolô cho giáo hữu thành Côlôssê có lời khuyên rất ngắn gọn: "Hãy tha thứ cho nhau như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em". Chúng ta có thể tha thứ vì chúng ta đã được tha thứ. Ơn tha thứ là một ơn Chúa ban nhưng không. Chúng ta không phải làm gì để hưởng ơn đó. Do vậy chúng ta cũng không đòi hỏi người khác nhận được sự tha thứ của chúng ta. Chúng ta không đòi hỏi do chúng ta đã thật lòng được tha thứ. Vì ơn tha thứ chúng ta lãnh nhận giúp chúng ta có thể tha thứ cho người khác. Đây là một ý của Kinh Thánh nói rõ ra sự liên hệ: điều chỉ dẫn đi trước điều phải làm hay không phải làm theo lời chỉ dẫn.

Xin các bạn bỏ qua phần dẫn nhập hơi dài. Nhưng, tôi nghĩ lời dẫn nhập giúp diễn tả bài đọc thứ nhất và bài thứ ba về sự tha thứ. Với tính khôn ngoan, con người đã biết là chúng ta không nên giữ oán hận. Các bậc khôn ngoan lúc trước và bây giờ đều khuyên là nên bỏ qua những điều giận dữ trong sự hiềm thù và oán hờn. Sách Huấn Ca gọi đó là những "điều ghê tởm". Nhưng, hãy chú ý bài sách này bênh vực sự tha thứ, không nói đến sự khôn ngoan của phàm nhân, nhưng nói đến cảm nghiệm của chúng ta về Thiên Chúa. Câu cuối cùng của đoạn sách là điểm chính "...hãy nhớ đến Giao Ước của Đấng Tối Cao, mà không chấp nhận điều lầm lỗi...", đó như là kết luận. Năng lực của tha thứ là đến từ Thiên Chúa, Đấng đã tha thứ cho chúng ta và làm giao ước với chúng ta (đó là điểm chính yếu của sự việc).

Giao ước với Israel mà Huấn Ca nói đến là trọn câu chuyện của lòng thương xót của Thiên Chúa. Thiên Chúa là chủ nhân. Đó không phải là giao ước giữa hai bên bằng nhau, nhưng là một giao ước do Thiên Chúa quyền uy đã tuyển lựa chúng ta và luôn luôn ban cho chúng ta mỗi khi chúng ta xin Ngài. Chúng ta ở trong hoàn cảnh của sự tha thứ này bằng cách "nhớ đến lời Giao Ước". Chúng ta được cam đoan sự tha thứ và Thiên Chúa không phải là một quan tòa không có tình cảm. Chúng ta có thể luôn luôn xin ơn tha thứ và với sự cảm nhận đó mà tha thứ cho kẻ khác. (điều chúng ta đáp lại lời "chỉ dẫn" là tha thứ cho kẻ khác, đó là "điều đòi hỏi"). Bởi kinh nghiệm được tha thứ, chúng ta được năng lực để làm điều này.

Sách Huấn Ca được gọi là sách "tha thứ của giáo hội", và được xử dụng để dạy dỗ tân tòng. Bởi thế, sách đó liên hệ tới Bí tích rửa tội, cam đoan với những người tân tòng là họ sẽ được ơn tha thứ. Sách đó cũng nhấn mạnh là đời sống của người được rửa tội là một đời sống tha thứ cho kẻ khác.

Chúng ta đã được nghe từng đọan văn ngắn của thơ thánh Phaolô gởi cho giáo hữu ở Roma từ lúc bắt đầu mùa hè, và đó là khung cảnh quan trọng của đoạn sách hôm nay. Bởi thế chúng ta có thể muốn đọc lại từ đầu đoạn 14. Trong giáo hội tiên khởi có những cãi vả về loại thực phẩm được xữ dụng, về những ngày lễ phải giữ, và về cách thức sống thế nào là sống đạo đức. Thánh Phaolô không bênh vực ai, và cũng không nghĩ nhiều về những cãi vả đó, nhưng nghĩ nhiều về sự hiệp nhất của cộng đoàn. Phaolô nói, chúng ta có thể nhìn thấy các sự việc một cách khác nhau. Chúng ta nên theo lương tâm của chúng ta, nhưng phải nhớ là chúng ta tất cả đều sống dưới sự cai trị của Thiên Chúa. Chúng ta hiệp nhất với nhau "trong Thiên Chúa", trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Cá nhân không đứng riêng một mình và cùng lúc thuộc về cộng đoàn. Chúng ta có thể nhìn nhận sự việc một cách khác nhau, và đó là điều không sao cả, nếu chúng ta "kính trọng Thiên Chúa". Phần trước trong bài thơ, thánh Phaolô kêu gọi sự chính thật trong ý tưởng và theo lương tâm của mỗi người trong lúc chúng ta cùng sẵn sàng đón nhận tương lai, và đón nhận hoàn cảnh mới.

Trong bài phúc âm hôm nay, khung cảnh cũng quan trọng. Sự lo lắng trong đoạn 18 là về đời sống của cộng đoàn. Đoạn văn mở đầu với câu hỏi của các môn đệ: "Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?". Các ông muốn biết về địa vị của họ. Câu hỏi đó cũng là điều lo lắng của thế giới ngày nay. Chúa Giêsu liền gọi một em nhỏ đến và bảo các ông và chúng ta hãy xem em nhỏ trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta không được đáng có địa vị trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta chỉ được hưởng thôi, như em nhỏ dược hưởng tình yêu thương của cha mẹ. Địa vị của chúng ta hôm nay là bởi Thiên Chúa, và được hưởng nhưng không.

Không một ai có địa vị quan trọng trước mặt Thiên Chúa. Không một thành phần nào trong cộng đoàn bị bỏ quên, mặc dù người đó không quan trọng thế nào đi nữa. Con chiên đi lạc (câu 12 & 13), phải được người chăn chiên đi tìm kiếm và đem về trong sự hiệp nhất của cộng đoàn. Tuần vừa rồi, chúng ta nghe là người đi lạc phải được gặp lại và đem về với sự hiệp nhất của cộng đoàn. Hôm nay, một lần nữa, lời chỉ dẫn là tha thứ, nhưng theo thứ tự rõ ràng hơn: trước tiên, người đó được tha thứ (đó là lời "chỉ dẫn"). Một lời bình luận nói rằng, của nợ bằng 167 ngàn năm làm lụng, 7 ngày một tuần. Lời bình luận khác nói bằng 10 triệu đô la. Nhưng chủ điểm là người tôi tớ không bao giờ có thể lấy công trả nợ, mặc dù người đó xin tha nợ. Dù vậy, con nợ đã được tha không dựa vào việc người tôi tớ đáng được hay không, nhưng dựa vào lòng rộng lượng của chủ nhân.

Nếu người tôi tớ nhận được sự thật xãy ra thì người đó đã được thay đỗi. Thật ra thì người tôi tớ được sống một đời sống mới: mà đáng lý anh ta vào tù, nhưng lại được tự do. Người đó không tự làm gì cho mình được tự do. Ngay cả lời anh ta van xin cũng không làm gì cho anh ta được sự tha thứ. Chủ nhân hoàn toàn có quyền giao cho người ta bán anh ta hay bỏ anh ta vào tù. Nhưng vì người tôi tớ đó không tha thứ cho con nợ ít hơn là anh mắc nợ người khác, nên cử chỉ của anh ta chứng tỏ anh ta không hề cảm thông, thay đổi bởi sự tha thứ của chủ nhân mà anh ta đã hưởng. Anh ta không hề biết ơn sự gì đã xãy ra cho anh ta và anh ta không đáp lại, như thế nghĩa là anh ta không làm điều cần có nơi anh ta. Câu cuối cùng của đoạn văn là một lời nhấn mạnh về chủ điểm.

Suy ngẫm về điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, có thể giúp chúng ta quên của nợ người khác đang mắc phải với chúng ta. Chúng ta đã được thay đổi bởi sự tha thứ sẵn sàng cho chúng ta và sự tha thứ đó có thể giúp chúng ta tiếp tục xin ơn và tha thứ cho người khác. Đó là điểm chúng ta cần suy ngẫm: kinh nghiệm gì chúng ta đã có khi chúng ta lãnh nhận điều gì chúng ta không đáng được với ơn trao ban nhưng khồng? Có ai đã làm điều tốt cho chúng ta mà chúng ta không đáng được hay không cần van xin không? Những kinh nghiệm ấy đã làm gì cho chúng ta? Chúng ta có thay đổi bởi những kinh nghiệm đó không? Chúng ta có thay đổi một cách nào không vì những điều chúng ta lãnh nhận? Những kinh nghiệm đó có thể giúp chúng ta thấy sâu hơn về những ơn huệ mà người tôi tớ không đáng được như trong phúc âm. Thật đáng tiếc là anh ta không để được sự tha thứ vào lòng để thay đổi bản than và làm cho anh tha thứ cho bạn bè tôi tớ của anh.

Nói một cách đơn giản hơn là: Thiên Chúa hành động với chúng ta trước hết là ban ơn sũng. Chúng ta không thể làm gì về ơn tha thứ những bất công đối với chúng ta cho đến khi chúng ta lãnh nhận ơn sũng của Ngài một cách nhưng không và hoàn hão. Chúng ta biết là chúng ta nên khôn ngoan không oán hận. Có biết bao nhiêu thí dụ về một cử chỉ không biết tha thứ có thể làm hại đến đời sống chúng ta. Một linh mục bạn của tôi nói về một bà 75 tuối mà ngài thăm trong bệnh viện đang bị bệnh ung thư. Cách đó 30 năm, chồng bà ly dị bà. Bà ta oán hận mãi cho đến ngày hôm nay. Vì bà bị ám ảnh bởi sự kiện đó, bà ta không bao giờ quên hận thù. Và điều đó đã tạo ảnh hưởng xấu trên con và các cháu. Bà ta thù hận người chồng nên bà ta cũng bị ràng buộc bởi sự căm thù. Mãnh lực của oán thù có ảnh hưởng trên sự sống của bà, làm bà ta không hạnh phúc với gia đình và bạn bè và các ơn huệ trao ban hằng ngày.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm A CN24

Đọc nhiều nhất Bản in 14.09.2017 17:28