Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Giải thích Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Thánh Phêrô và Phaolô: Anh là Đá!

§ ĐÔ Nguyễn Quang Sách

ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ. Tin Mừng hôm nay là Tin Mừng trong đó các chìa khóa được trao cho Phêrô. Truyền thống Công Giáo đã luôn luôn lấy bài Tin Mừng này làm nền tảng cho uy quyền của Phêrô trên toàn thể Giáo Hội.

Có người có thể thắc mắc rằng không có gì ở đây nói về nhiệm vụ giáo hoàng. Thần học Công Giáo trả lời như sau. Nếu Phêrô được gọi là “nền tảng” hay là “tảng đá” của Giáo Hội, bấy giờ Giáo Hội chỉ có thể tiếp tục hiện hữu nếu nền tản của Giáo Hội tiếp tục hiện hữu.

Không thể tưởng tượng rằng những đặc quyền long trọng thể ấy –“Thầy ban cho anh những chìa khóa nước trời”—chỉ qui chiếu về 20 hoặc 30 năm đầu đời sống Giáo Hội, và những chìa khóa đó sẽ chấm dứt với cái chết của tông đồ. Như vậy nhiệm vụ của Phêrô tiếp tục trong những kẻ kế vị ngài.

Suốt ngàn năm thứ nhất, tất cả các Gíao Hội công nhận chung nhiệm vụ này của Phêrô, cho dầu cách có hơi khác tại phương Đông và phương Tây.

Những vấn đề và những chia rẽ đã leo lên trong ngàn năm thứ hai, vừa mới kết thúc.

Ngày nay chúng ta người Công Giáo thừa nhận rằng những vấn đề và những chia rẽ này không hoàn toàn là lỗi những kẻ khác, những kẻ gọi là ly giáo, trước hết các Giáo Hội phương Đông và sau là các người Tin Lành.

Tính ưu việt do Chúa Kitô thiết lập, như tất cả mọi sự nhân bản, thỉnh thoảng được thực thi tốt và có những lúc không tốt. Lần hồi quyền lực chính trị và thế gian lẫn lộn với quyền lực thiêng liêng và những lạm dụng xuất hiện với sự này.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong thơ của ngài về sự hiệp nhất, “Ut unum sinh, -xin cho chúng nên một,” đã gợi lên khả năng xem xét lại những hình thức cụ thể trong đó tính ưu việt của Giáo Hoàng được thực hiện cách nào để cho sự hoà hợp của mọi Giáo Hội chung quanh Giáo Hoàng có thể được trở lại. Với tư cách người Công Giáo, chúng ta phải hy vọng con đường cải thiện này tới hoà giải được theo với lòng can đảm và khiêm tốn, cách riêng thi hành một cách gia tăng tính chất tập đoàn được Công Đồng Vatican Hai kêu gọi.

Điều chúng ta không thể ước muốn là chính thừa tác vụ của Phêrô, như dấu chỉ và nguồn mạch sự hiệp nhất Giáo Hội, sẽ biến mất. Điều đó sẽ làm chúng ta mất một trong những ân ban quí báu nhất mà Chúa Kitô đã ban cho Giáo Hội, trừ ra đi ngược lại ý muốn của Chúa Kitô

Nghĩ rằng Giáo Hội chỉ cần Kinh Thánh và Chúa Thánh Thần để giải thích Kinh Thánh cho Giáo Hội sống và loan truyền Tin Mừng, thì chẳng khác gì như nói rằng những nhà sáng lập Hoa Kỳ chỉ cần viết Hiến Chế Mỹ châu và chỉ ra tinh thần nó phải được giải thính theo đó mà không cần cung cấp một chính phủ cho xứ sở Như vậy Hoa Kỳ còn tồn tại nữa không?

Một sự mà tất cả chúng ta có thể làm ngay để làm bằng phẳng con đường tới hoà giải giũa các Giáo Hội là bắt đầu hoà giải chúng ta với Giáo hội chúng ta.

“Anh là Đá và trên tảng đá này Thầy sẽ xây dựng Giáo Hội của Thầy”: Chúa Giêsu nói “Giáo Hội” của Thầy, trong số ít, không phải “các Giáo Hội “ của Thầy. Chúa đã nghĩ tới và muốn một Giáo hội duy nhất, không phải nhiều giáo hội độc lập, hay tệ hơn nữa là những giáo hội giao chiến với nhau.

Tiêng nói “của Thầy,” như trong “Giáo Hội của Thầy” là tĩnh từ chỉ sở hữu. Chúa Giêsu công nhận Giáo Hội là “của Người”, Người nói “Giáo Hội của Thầy” như một người nam nói “hôn thê của tôi” hay là “thân thể của tôi.” Chúa hoà mình vói Giáo Hội, Người không hổ thẹn về việc này.

Trên môi Chúa Giêsu tiếng “Giáo Hội không có một trong những ý nghĩa tiêu cực tinh tế mà chúng ta đã thêm cho Giáo Hội.

Trong cách diễn tả này của Chúa Kitô có một sự kêu gọi mãnh liệt tất cả các người tín hữu phải hoà giải mình với Giáo Hội. Chối từ Giáo Hội là như chối từ người mẹ chúng ta. Th. Cyprian đã nói “Anh em không thể có Chúa làm cha, nếu anh em không có Giáo Hội làm mẹ mình.”

Sẽ là một hiệu quả tốt đẹp của ngày lễ các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, nếu chúng ta cũng phải học nói về Giáo Hội Công Giáo mà chúng ta tuỳ thuộc, đó là “Giáo Hội của tôi!”

You are Peter! [2008-06-27]
Gospel Commentary for solemnity of Sts. Peter and Paul

ĐÔ Nguyễn Quang Sách

Tags · ·

Đọc nhiều nhất Bản in 29.06.2008. 00:50