Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Giải đáp phụng vụ: Tìm bài đọc 3 cho lễ kính trở thành lễ trọng ở đâu?

§ Nguyễn Trọng Đa

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Câu hỏi của con là về các ngày lễ kính của thánh tông đồ được cử hành như một lễ trọng. Các lễ thường chỉ có hai bài đọc, thí dụ, lễ kính thánh Giacôbê vào ngày 25-7. Tuy nhiên, nếu lễ kính thánh Giacôbê là lễ bổn mạng của giáo xứ, thì lễ trở thành một lễ trọng. Thưa cha, vậy lấy bài đọc 3 ở đâu, vì Phần chung các thánh Tông đồ chỉ cung cấp hai bài mà thôi? - J. G., Gilroy, California, Hoa Kỳ.

Đáp: Các tiêu chí chính cần được tuân giữ trong trường hợp này đã được làm sáng tỏ trong ‘Phần Giới thiệu Sách Bài Đọc’ (the introduction to the lectionary). Xin mời đọc:

“B) VIỆC SẮP XẾP CÁC BÀI ĐỌC CHO Chúa Nhật VÀ LỄ TRỌNG

“66. Sau đây là các đặc điểm riêng cho các bài đọc ngày Chúa Nhật và lễ trọng:

“1. Mỗi Thánh Lễ có ba bài đọc: bài đọc 1 là từ Cựu Ước, bài đọc 2 từ một Tông Đồ (có nghĩa là, hoặc từ một Thư hoặc từ Sách Khải Huyền, tùy theo mùa), và bài đọc 3 là từ sách Tin Mừng. Sự sắp xếp này mang lại sự thống nhất của Cựu Ước và Tân Ước, và của lịch sử cứu độ, mà trong đó Chúa Kitô là nhân vật trung tâm, được tưởng niệm trong mầu nhiệm Vượt qua của Ngài.

“2. Một việc đọc Kinh Thánh đa dạng hơn và phong phú hơn vào ngày Chúa Nhật và lễ trọng là kết quả của chu kỳ ba năm, được cung cấp cho các ngày này, mà trong đó các văn bản giống nhau chỉ được đọc một lần trong bốn năm.

“3. Các nguyên tắc quản trị Trật tự các Bài đọc ngày Chúa Nhật và lễ trọng được gọi là nguyên tắc “sự hài hòa” và “việc đọc bán liên tục”. Nguyên tắc này hoặc nguyên tắc kia áp dụng theo các mùa khác nhau trong năm và đặc điểm riêng biệt của mùa phụng vụ cụ thể.

67. Thí dụ tốt nhất của sự hài hòa giữa các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước, xảy ra khi nó là thí dụ mà chính Kinh Thánh gợi ý. Đây là trường hợp khi giáo lý và các việc trình thuật trong các bản văn Tân ước mang một mối quan hệ ít nhiều hay rõ ràng hơn, với giáo lý và các sự kiện của Cựu Ước. Trật tự hiện tại của các Bài đọc chọn các bản văn Cựu Ước, chủ yếu là do sự tương quan của chúng với các bản văn Tân Ước, được đọc trong cùng một Thánh Lễ, và đặc biệt là với bản văn Tin Mừng”.

Về việc cử hành lễ các thánh, chúng ta có các điều sau đây:

“70. Hai loạt bài đọc được cung cấp cho lễ các Thánh.

“1. Phần Riêng các Thánh cung cấp chuỗi bài đầu tiên, cho lễ trọng, lễ kính, và lễ nhớ, và đặc biệt khi có các bản văn riêng cho một lễ này hay lễ kia.

Tuy nhiên, đôi khi trong Phần Riêng, có một quy chiếu đến bài thích hợp nhất trong số các bản văn trong Phần Chung, như là một ưu tiên cần duy trì.

“2. Phần Chung Các Thánh cung cấp nhóm bài đọc 2, với nhiều bài hơn. Trước tiên, các bản văn thích hợp cho các nhóm khác nhau của các Thánh (tử đạo, mục tử, trinh nữ, vv), sau đó rất nhiều bản văn nói về sự thánh thiện nói chung. Chúng có thể được lựa chọn cách tự do, bất cứ khi nào Phần Chung được chỉ định là nguồn cho việc lựa chọn các bài đọc.

“71. Theo trình tự của chúng, tất cả các bản văn trong phần này của Trật tự các Bài Đọc xuất hiện theo thứ tự, mà trong đó chúng được đọc trong Thánh lễ. Do đó, các bản văn Cựu Ước là số 1, rồi đến các bản văn từ các thánh Tông đồ, tiếp theo là các thánh vịnh và xướng đáp giữa các bài đọc, và cuối cùng là các bản văn từ sách Tin Mừng. Lý do của sự sắp xếp này là, trừ khi có ghi chú khác, chủ tế có thể chọn tùy ý từ các bản văn này, tùy theo nhu cầu mục vụ của cộng đoàn tham gia thánh lễ.

“5) Cử hành lễ các thánh

“83. Khi chúng tồn tại, các bài đọc riêng được đưa ra cho thánh lễ của các thánh, đó là, các đoạn Kinh Thánh về Thánh nhân hay mầu nhiệm mà Thánh Lễ đang cử hành. Ngay cả trong trường hợp lễ nhớ, các bài đọc này phải thay thế cho các bài đọc trong ngày thường trong tuần. Trật tự này cùa các Bài Đọc làm cho minh nhiên sự lưu ý của mỗi trường hợp có bài đọc riêng cho một lễ nhớ.

“Trong một số trường hợp, có các bài đọc thích ứng, nghĩa là, chúng nêu ra một khía cạnh đặc biệt nào đó của đời sống thiêng liêng hay công trình của vị thánh. Việc sử dụng các bài đọc như vậy dường như không ràng buộc, ngoại trừ các lý do mục vụ hấp dẫn. Đối với phần lớn, nhiều quy chiếu được đưa ra cho các Bài Đọc trong Phần Chung, để tạo thuận lợi cho sự lựa chọn. Nhưng chúng chỉ là các gợi ý: thay chỗ cho một bài đọc thích ứng, hoặc một bài đọc đặc biệt được đề xuất từ Phần Chung, bất cứ bài đọc nào khác từ Phần Chung được đề cập có thể được chọn.

“Mối quan tâm đầu tiên của một linh mục khi cử hành với cộng đoàn là lợi ích tinh thần của tín hữu, và ngài cần thận trọng không áp đặt sở thích cá nhân của mình lên họ. Trên hết, ngài sẽ đảm bảo, không bỏ qua quá thường xuyên hoặc không lý do đủ, các bài đọc được chỉ định cho mỗi ngày trong Sách Bài Đọc ngày thường: Hội Thánh mong muốn rằng một bàn xa hoa hơn của lời Chúa được truyền bá trước mặt các tín hữu.

“Cũng có các bài đọc chung, nghĩa là, các bài được đặt trong Phần Chung hoặc cho một số nhóm được xác định của các Thánh (tử đạo, trinh nữ, mục tử), hoặc cho các Thánh nói chung. Bởi vì trong các trường hợp này nhiều văn bản được liệt kê cho cùng một bài đọc, chính linh mục sẽ chọn một trong các bài đọc phù hợp nhất cho người nghe.

"Trong tất cả các lễ của các Thánh, các bài đọc có thể được lấy, không chỉ từ Phần Chung, mà các quy chiếu được đưa ra trong mỗi trường hợp, mà còn từ Phần Chung của các Thánh Nam và Nữ, bất cứ khi nào có một lý do đặc biệt để làm như vậy.

“84. Về cử hành lễ các Thánh, điều sau đây cần được tuân giữ:

“1. Trong lễ trọng và lễ kính, các bài đọc phải là các bài đọc được đưa ra trong Phần Riêng hoặc Phần Chung. Về các lễ trọng và lễ kính của Lịch Tổng Quát Rôma, các bài đọc riêng luôn được chỉ định.

“2. Trong các lễ trọng được ghi trong các lịch đặc biệt, ba bài đọc sẽ được chỉ định, trừ khi Hội đồng Giám mục đã ra lệnh rằng chỉ có hai bài đọc. Bài đọc 1 là từ Cựu Ước (nhưng trong Mùa Phục Sinh, lấy từ Sách Công Vụ hay Sách Khải Huyền); bài đọc 2 từ một Tông đồ; bài đọc 3 từ các sách Tin Mừng.

“3. Trong các lễ kính và lễ nhớ, vốn chỉ có hai bài đọc, bài đọc 1 có thể được chọn từ Cựu Ước hoặc từ một Tông đồ; bài đọc 2 là từ các sách Tin Mừng. Tuy nhiên, theo sự thực hành truyền thống của Hội Thánh, bài đọc 1 trong mùa Phục Sinh được lấy từ một Tông Đồ, và bài đọc 2, càng xa càng tốt, từ Tin Mừng thánh Gioan”.

Do đó, trong việc cử hành một lễ kính, chẳng hạn lễ thánh Giacôbê, như một lễ trọng, hai bài đọc được tìm thấy trong phần Riêng của ngày 25-7 (2 Cr 4: 7-15 và Mt 20: 20-28) sẽ được sử dụng.

Đối với bài đọc 1, người ta có thể chọn bài đọc phù hợp nhất. Tại Tây Ban Nha, nơi Thánh Giacôbê là thánh bổn mạng quốc gia, lễ tổ chức như một lễ trọng, bài đọc 1 là Công vụ 11: 19-21; 12,1-2,24, với thánh vịnh xướng đáp là 67: 2-3, 5, 7-8. Các bài đọc khác là như trên. Đây có vẻ là sự lựa chọn thích hợp nhất trong trường hợp này.

Như đã đề cập ở trên, phần giới thiệu Sách Bài Đọc cho phép nhiều tự do hơn trong việc lựa chọn bài đọc không quy định. Đôi khi có thể được, như trong trường hợp của Tây Ban Nha, tạo ra một đường tắt cho lễ trọng của các tông đồ, cũng như các thánh khác, bằng cách cố gắng khám phá sự lựa chọn, được thực hiện ở các nơi mà lễ thánh nhân được cử hành như một lễ trọng. Điều này không phải luôn luôn làm việc, nhưng có thể giúp đỡ chúng ta. (Zenit.org 3-7-2018)

Nguyễn Trọng Đa

Đọc nhiều nhất Bản in 03.07.2018 17:10