Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Đức Mẹ Maria và Vầng Trăng

§ Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long

Cách đây 40 năm phi hành gia Neil Amstrong, con người đầu tiên đặt bước chân đầu tiên lên trên mặt trăng ngày 21.07.1969. Cả thế giới hồi hộp theo dõi trong sự vui mừng chiến thắng về mặt khoa học kỹ thuật biến cố vĩ đại này qua màn ảnh truyền hình trực tiếp từ mặt trăng.

Khi đặt chân xuống nền hành tinh mặt trăng lần đầu tiên, phi hành gia Neil Amstrong đã nói lên cảm tưởng của mình: “Đây là bước chân nhỏ bé của con ngưòi, nhưng lại là bước nhảy vọt vĩ đại của nhân loại!

Dẫu vậy, hình ảnh của Amstrong đặt chân trên mặt trăng không phải là hình ành con người đầu tiên trên đó đâu. Mà đã có một hình ảnh khác của một con người đặt chân trên mặt trăng trước đó từ hơn hai ngàn năm rồi.

Immaculate_Conception4.jpg

Đó là hình ảnh một người phụ nữ đôi chân đạp trên mặt trăng. Thánh Gioan Tông đồ trong thị kiến đã nhìn thầy hình ảnh này: “Đền Thờ Thiên Chúa ở trên trời mở ra, và có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” ( Khải huyền 12, 1)

Giáo Hội của Chúa Giêsu nhìn người phụ nữ trong hình ảnh này là Đức mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa đã sinh ra Chúa Giêsu.

Đức mẹ Maria trong thị kiến trên trời chân đạp mặt trăng đầu đội triều thiên 12 ngôi sao có ý nghĩa gì vậy trong đời sống đức tin đạo đức?

Hình ảnh mặt trời và hình ảnh mặt trăng

Mặt trời và mặt trăng là hai hành tinh do Thiên Chúa tạo thành ngay từ thuở sáng tạo vũ trụ trời đất vào ngày sáng tạo thứ tư ( St 1,16). Cả hai có hình thể to lớn khác nhau cùng vị trí nơi chốn làm việc hoạt động không giống nhau: Mặt trời chiếu ánh sáng ban ngày và mặt trăng chiếu tỏa ánh sáng ban đêm.

Có thể nói, như trong một vài ngôn ngữ có mạo tự phân biệt giống loại của hai hành tinh này: giống đực cho mặt trời và giống cái cho mặt trăng. Tiếng Pháp phân biệt le Solei và la Lune - tiếng Ý: il Sole và la luna- tiếng Tây ban nha: el sol và la luna.

Mặt trời lúc nào có cũng một hình thể không thay đổi cùng tự mình phát chiếu tỏa ánh sáng theo nguyên lý sự sống thuộc về thể loại giống đực, nam tính.

Mặt trăng thay đổi hình thể theo chu kỳ vận hành di chuyển cùng không có ánh sáng tự nơi mình nhưng tiếp nhận phản chiếu lại ánh sáng của mặt trời, nên thuộc thể lọai giống cái, nữ tính. Và đó cũng là hình ảnh có ý nghĩa về sự lệ thuộc, về sự mầu mỡ sinh xôi nảy nở.

Ngày xưa thời cổ, người Hy lạp và người Rôma tôn thờ thần mặt trăng và mặt trời là những vị thần thánh.

Những người tín hữu Chúa Giêsu thuở đầu tiên đã lấy hình ảnh mặt trời chỉ về Chúa Giêsu, Đấng đã sống lại cùng là mặt trời công chính không hề lặn.

Mặt trăng là người yêu của mặt trời. Vì thế mặt trăng là hình ảnh chỉ về Đức Mẹ Maria và Giáo Hội của Chúa ở trần gian.

Có những bức vẽ hay tượng chạm khắc Đức Mẹ Maria bàn chân đứng trên mặt trăng hình lưỡi liềm và trên đầu có triều thiên 12 ngôi sao. 12 ngôi sao trên triều thiên Đức Mẹ Maria nhắc nhớ đến 12 chi tộc dân Israel được Thiên Chúa tuyển chọn là dân riêng của người và 12 thánh tông đồ do Chúa Giêsu kêu gọi lập nên Giáo Hội ở trần gian.

Vầng Trăng khuyết và tròn đầy.

Còn đâu là ý nghĩa hình ảnh Đức Mẹ Maria chân đứng đạp mảnh trăng khuyết hình lưỡi liềm?

Quan sát hình ảnh vầng trăng thay đổi từ khuyết hình lưỡi liềm biến đổi thành tròn đầy và rồi lại thay đổi sang nửa vòng và khuyết hình lưỡi liềm theo chu kỳ vận chuyền. Tương tự như vậy, cũng có thể nhận ra sự biến chuyển thay đổi trong đời sống Đức Mẹ khi xưa ở trần gian vui buồn đan chéo vào nhau.

Đọc trong Phúc âm thuật lại biến cố cuộc đời của Chúa Giêsu. Trong những biến cố đó, Đức Mẹ Maria đã cùng có mặt, cùng gánh chịu là ngư ời mẹ của Chúa Giêsu: Thiên Thần hiện đến truyền tin Chúa Giêsu xuống thế làm người trong cung lòng Đức Mẹ: Đức mẹ Maria đi thăm chị họ Elisabeth; Đức Mẹ hạ sinh Chúa Giêsu trên cánh đồng Bethlehem, gia đình di cư tỵ nạn sang Ai cập, hành hương lạc mất con hài nhi Giêsu trong đền thờ Giêrusalem, đi dự tiệc cưới Cana bầu cử xin Chúa Giêsu làm phép lạ nước hóa thành rượu ngon, theo sát cuộc thương khó Chúa Giêsu vác thập gía cùng bị đóng đinh trên đó, đứng dưới chân thập gía lúc Chúa Giêsu tử nạn, tháo xác và chôn Chúa Giêsu trong mộ, lo âu sợ hãi cùng với các tông đồ cầu nguyện đón chờ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Nơi Chúa Giêsu thì ngược hẳn lại. Cao điểm về đời sống của Chúa Giêsu sau cùng nằm ở nơi sứ mạng của ngài: nơi cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Giêsu, nơi sự sống lại và lên trời của ngài.

Có thể nói: Chúa Giêsu càng tỏ hiện ra, vai trò của Đức mẹ càng mờ nhạt ẩn lùi yếu đi. Ánh sáng mặt trời của Chúa Giêsu Kitô càng chiếu tỏ hiện, Đức Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa càng lùi vào bên trong, biến dần nhỏ đi sang vầng trăng khuyết hình lưỡi liềm.

Đây không là suy luận đánh gía làm cho kém đi vai trò của Đức Mẹ, của con người đâu. Trong đời sống đức tin, nếu người tín hữu Chúa càng nhận mình là tạo vật giới hạn do Thiên Chúa tạo thành cùng sống niềm tin tưởng phó thác vào Ngài, họ càng có đời sống gắn bó gần với Thiên Chúa hơn. Và như vậy, nguồn đời sống đổi mới, sự sáng tạo từ trong tâm trí càng bộc phát tỏ hiện ra cùng mang đến bình an cho tâm hồn được chúc phúc lành nhiều hơn.

Hai hình ảnh trên mặt trăng

Hình ảnh con người đầu tiên cách đây 40 năm đặt bước chân trên nền mặt trăng ẩn chứa niềm kiêu hãnh chiến thắng của một thành tích vượt bậc trổi vượt do con người làm ra. Nhưng hình ảnh đó toát ra vẻ lạnh lùng bơ vơ trên mặt trăng do tự sức mình đạt được. Cũng thế chúng ta, con người có tham vọng ước muốn vươn với tới hành tinh khác, mà vẫn không sao tự mình giải cứu cho mình được.

Hình ảnh người phụ nữ chân đạp mặt trăng hình lưỡi liềm trái ngược hẳn lại, nói lên sức mạnh do Thiên Chúa tạo dựng làm nên cùng chiếu tỏa một đời sống mới trọn vẹn tràn đầy. Hình ảnh vầng trăng thay đổi khi khuyết thành hình lưỡi liềm, khi tròn đầy lên hình ảnh về sự chóng qua và sự chết không còn nữa. Vì thế, mặt trăng được đặt dưới chân Đức Mẹ Maria.

***

Như ánh sáng mặt trăng tiếp nhận cùng tỏa chiếu ánh sáng từ mặt trời, Đức Mẹ Maria trong sự chết của người cũng được bao phủ trùm trong ánh sáng sự sống lại của Chúa Giêsu, là người con Đức Mẹ.

Con người chúng ta một ngày kia sau khi chết cũng sẽ được ánh sáng mặt trời của Chúa bao trùm khắp cả thân xác đã được thanh luyện cứu chuộc.

Mừng kính lễ Đức Mẹ lên trời cả hồn xác là niềm hy vọng cho con người cũng sẽ được Thiên cứu chuộc cho sống lại bao trùm trong ánh sáng mặt trời công chính của Chúa Giêsu.

Lễ Đức mẹ hồn xác lên trời

Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 14.08.2009. 09:00