Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Dụ ngôn về kho báu chôn giấu trong thửa ruộng

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật XVII Thường Niên - A
1các Vua 3: 5, 7-12; Tv. 118; Rôma 8: 28-30;Mátthêu 13: 44-52

Bạn đã bao giờ kể chuyện cổ tích cho thiếu nhi chưa? Quay lại một câu chuyện: Về một ông giàu có góa vợ, có một người con gái. Ông ta cưới một bà vợ sang trọng có hai người con gái không mấy tử tế. Chúng nó thường quấy rầy Cinderella (Cô bé lọ lem) con ông cha ghẻ. Nhưng nhờ có một bà Tiên làm mẹ đỡ đầu; đã thay đổi Cô bé lọ lem để cô ta có thể đi dự buổi dạ hội trong triều vua. Trong buổi dạ hội đó có một hoàng tử trông thấy Cô bé lọ lem. hoàng tử đem lòng yêu Cô Cinderella. Nhưng bà mẹ đỡ đầu đã bảo là Cinderella phải ra về đúng 12 giờ khuya. Đến giờ ra về, Cô ta vội vả rời bữa tiệc và làm rớt lại một chiếc giảy thuỷ tinh. Hoàng tử lấy được chiếc giày và đi tìm Cô ta khắp cùng nước vua cha cai trị. Hoàng tử vào nhà Cô Cinderella. Hai người con gái trong nhà thử chiếc giày nhưng không vừa. Đó đúng là chiếc giày của Cinderella. Hoàng tử tìm được người yêu. Rồi có đám cưới linh đình trong triều vua và câu chuyên kết thúc rất hạnh phúc. Đó có phải là điều chúng ta mong đợi ở những câu chuyện cổ tích chăng? Một thường dân được đưa tới cung điện vua và lên ngai. Kết thúc hạnh phúc phải không?

Với các dụ ngôn không có câu chuyện như thế. Câu chuyện trong dụ ngôn thay đổi và làm chúng ta ngạc nhiên. Đó là cách Chúa Giêsu giải thích cho chúng ta về Thiên Chúa và cách thức thông thường của Ngài. Trong phúc âm, thánh Mátthêu thường có câu mở đầu trước dụ ngôn là Chúa Giêsu nói "Triều Đại Thiên Chúa là như...". Trong những câu chuyện tầm thường và chán nản này, Chúa Giêsu miêu tả Thiên Chúa ở với chúng ta và hành động ở giũa chúng ta như thế nào. Triều Đại Thiên Chúa rất lạ lùng và xãy ra một cách bất ngờ mà bạn không thể biết trước được để định nghĩa hay miêu tả. Vì thế khi nói câu chuyện về Triều Đại Thiên Chúa, Ngài khuyến khích chúng ta dùng trí tưởng tượng để nghĩ đến những kết thúc có thể xãy ra.

Có thể các môn đệ hơi chán nản khi nghe các dụ ngôn của Chúa Giêsu. Các ông mong đợi vinh quang và thành đạt lớn lao. Các vua chúa thắng trận, đạo binh oai hùng và các lãnh đạo lật đổ uy quyền áp bức hiện diện ở đâu trong các câu chuyện do Chúa Giêsu kể? Quyền uy ở đâu và sự lạ lùng ở đâu? Đó có phải là những điều chúng ta cũng muốn nghe khi chúng ta nghĩ đến việc Thiên Chúa hành động trong thế gian này phải không? như: quyền uy, thắng lợi và vinh quang phải không? Nhưng, trong các dụ ngôn Chúa Giêsu muốn chúng ta nhìn về Thiên Chúa ở trong đời sống chúng ta một cách khác và lạ lùng vì Ngài nói "Triều Đại Nước Trời ở giữa anh em" Dụ ngôn có thể mở mắt chúng ta và mở tai chúng ta để chúng ta trông thấy và biết đường lối Thiên Chúa đầy bất ngờ nhưng không lạ trong cuộc sống.

Nói một cách khác, khi Chúa Giêsu nói đến Triều Đại, Ngài không nói đến đời sau. Như có câu nói "Triều Đại Nước Trời không ở đây, hay không ở một chỗ nào" Đó phải chăng là những điều Chúa Giêsu dạy trong kinh Lạy Cha "xin cho Triều Đại Cha mau đến". Chính đó là hành vi của Thiên Chúa hiện diện trong thời gian và nơi chốn của chúng ta. Chúng ta, người kitô hữu, tin vào mầu nhiệm nhập thể, một mầu nhiệm về sự kết hợp giữa thiên tính với phàm nhân tính trong con người Chúa Giêsu. Thiên Chúa đã làm người, và như thánh Gioan nói "ở giữa chúng ta". Vì thế, Chúa Giêsu kể dụ ngôn là những thí dụ tầm thường nhắc chúng ta làm sao tìm gặp Thiên Chúa ở đâu, lúc nào, giữa đời sống chúng ta. Các dụ ngôn của Chúa Giêsu là những câu chuyện gần gủi chúng ta như dụ ngôn hôm nay: một người vào một thửa ruộng, một thương gia buôn ngọc báu, người ngư phủ đánh cá được đầy cả lưới. Những hình ảnh đó không hề nói về mây trên trời tản ra để ánh sáng mặt trời chiếu xuống gương mặt Chúa Giêsu trong khi Ngài nói với đám đông dân chúng, và chửa lành bệnh nhân.

Chúa Giêsu không phải là người đầu tiên nói về kho báu chôn giấu trong ruộng. Trong những câu chuyện theo truyền thống Do thái, thì một người phải làm lụng khó khăn mới tìm được kho báu. Nếu ai giữ tất cả các lề luật tôn giáo, và làm điều phải, người đó sẽ được phần thưởng. Trong câu chuyện của các thầy tư tế, trước hết một người phải mua thửa ruộng, rồi người đó làm lụng vất vả, và kho báu sẽ hiện hửu cho người đó.

Thường thì hình như các bạn và tôi được cha mẹ dạy cho biết giá trị của việc làm cực nhọc. "Con sẽ thành đạt mỹ mãn về việc con đã làm", hay "con chim bay ra sớm sẽ được bắt được con sâu". Đó là những bài học quý giá. Nhưng, Chúa Giêsu không dạy chúng ta làm sao nên người giàu có và thành đạt. Ngài có một chương trình khác, là dạy các môn đệ làm sao biết bàn tay của Thiên Chúa hành động trong đời sống của chúng ta: ơn thánh sủng trao đến như một của tặng nhưng không, và thường đén một cách nhẹ nhàng mà chúng ta không thể biết được.

Các dụ ngôn Chúa Giêsu có thể nói một cách mạnh. Và hình như là Chúa Giêsu muốn đánh thức chúng ta để nói với chúng ta điều gì chúng ta không tự chúng ta biết được. Dụ ngôn về kho báu chôn giấu trong thửa ruộng làm chúng ta để ý. Chúa Giêsu nói đến một người nhanh lẹ bất thình lình gặp một kho báu, ông ta chôn giấu kho báu lại, và rồi vui mừng đi bán tất cả những gì ông ta có mà mua thửa ruộng đó. Chúng ta có nghe điều gì xãy ra không? Kho báu không đến với việc làm vất vả mà một người có thể hưởng được. Kho báu là một điều người đó tìm thấy, một của ban nhưng không. Người tìm được kho báu nhận thấy giá trị của nó, ông ta rất vui mừng, và rồi hy sinh tất cả. Ông ta thay đổi đời sống của ông ta, sống theo kho báu ông ta đã tìm được. Hãy để ý, ông ta không hy sinh lớn lao để được kho báu đó. Ông ta gặp được kho báu và chôn giấu lại thôi.

Có một sự thật chính xác trong dụ ngôn ngắn ngủi đó mà chúng ta nghe trong tất cả các dụ ngôn. Chúng ta được cứu độ bởi một Thiên Chúa nhân từ, không phải vì việc chúng ta đã làm. Vì sao lại có một của ban rộng lượng như thế cho chúng ta? Vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Trong thế giới chúng ta, chúng ta được hưởng tình thương. Trong thế giới của Thiên Chúa , tình thương là của ban.

Một khi chúng ta tìm thấy được điều gì Thiên Chúa ban cho chúng ta với tình thương, vậy chúng ta phải làm gì? Chúng ta bắt chước Thiên Chúa mà chúng ta tìm được. Chúng ta tha thứ cho người khác ngay trước khi người đó xin được tha thứ. Chúng ta giúp những người không đáng được giúp. Chúng ta đưa tay ra giúp những người bé mọn bên lề xã hội chúng ta. Vì sao chúng ta lại làm những việc khờ khạo như thế trong thế gian? Vì đó là cách Thiên Chúa đối xử với chúng ta.

Những người mời gọi chúng ta tìm kiếm như trong dụ ngôn người thương gia đi tìm ngọc quý. Thường chúng ta tìm kiềm qua nhiều hình thức: như dự tĩnh tâm; đọc sách thiêng liêng; dự các lớp giáo lý tân tòng trong giáo xứ; dự các lớp dạy về Kinh Thánh; để thêm thì giờ cầu nguyện; đọc các tài liệu về Giáo Hội của các giáo hoàng và về các vấn đề xã hội v.v... Sự tìm kiếm có nhiều hình thức và đến lúc đúng thì như ánh sáng chiếu vào chúng ta để chúng ta thấy thế gian và đời sống chúng ta có một sinh khí mới. Chúng ta đã tìm được viên ngọc quý và đời sống chúng ta đã thay đổi hẵn và làm mới cho chúng ta.

Chúa Giêsu không gọi dân chúng đến với Thiên Chúa bằng cách hăm dọa họ về sự phán xét đời đời. Trái lại, qua những dụ ngôn này và tất cả những lời Ngài nói và việc Ngài làm, Ngài cho chúng ta thấy Thiên Chúa ở rất gần chúng ta và mời gọi chúng ta từ trong thâm tâm vì Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm A CN17

Đọc nhiều nhất Bản in 27.07.2017 17:42