Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Dụ ngôn Cỏ lùng

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật XVI Thường niên A
Khôn ngoan 12: 13, 16-19; Tv. 85; Rôma 8: 26-27; Mátthêu 13: 24-30

Đôi khi những nhà "chuyên môn" và những người có thể biết nhiều hơn, cũng không thể đoán trước sự việc sẽ xãy ra thế nào. Một nhà "chuyên môn" có thể đoán trước một người có thể điều khiển một đội banh nói "ông ta biết rất nhiều về đá banh, nhưng ông ta không đủ hăng hái" Đó là nói về ông Vince Lombardi là người "không đủ hăng hái". Nhưng, chính ông Lombardi là người điều khiển nhiều trận banh thắng. Giải thưởng trận đá banh lớn nhất được đặt tên ông Lombardi. Ông ta vẫn còn tai tiếng về lời nói "thắng trận đá banh không phải là tất cả mọi sự mà chỉ là một việc thôi" Vậy thì ông Lombardi có đủ hăng hái hay không?

Một giáo sư về âm nhạc nói với phụ huynh Enrico Caruso là anh ta "không có giọng hát". Hình như phụ huynh của Enrico Caruso cũng không biết được con mình có tài năng gì. Louisa May Alcott là tác giả sách "Các phụ nữ bé mọn". Trước đó, Louisa đã được phụ huynh khuyên là nên tìm việc giúp việc trong nhà hay may vá thì hơn. Xét về Fred Astaire, người ra ứng cử đóng vai trên màn ảnh và nhảy múa trên sân khấu, có lời bình luận là "Fred Astaire không có thể đóng vai trên sân khấu, chỉ biết nháy chút ít thôi". Thế mà Astaire có tiếng đóng vai và nhảy múa rất tài tình. Ông ta còn giữ nhật ký của ông ta về điều đó trong nhà , bên trên lò sưởi. Thật thế, bạn không thể đoán trước được gì đâu!

Cha của một bà bạn tôi có một thửa ruộng 1,200 acres ở South Carolina. Bà ta bình luận về dụ ngôn hôm nay rằng "Tôi để thửa ruộng cho cha tôi làm, và tôi phải đi học xa. Nhân dịp về thăm nhà lúc đầu mùa hạt giống nẩy mầm. Tôi xem giống lúa nẩy mầm và tôi cảm thấy tôi có thể trông thấy mầm cỏ lùng và mầm lúa tốt. Khi hai thứ hạt giống nẩy mầm chúng trông giống nhau ,nhưng đến khi lớn lên mới thấy khác". Bà ta lại nói thêm "ngay cả cha tôi, một người làm ruộng chuyên nghiệp, cũng không thể phân biệt hai thứ mầm lúc đầu.Nhưng đến mùa gặt, cây lúa tốt lên cao đứng thắng và cây cỏ lùng quằng xuống". (Có lẽ có dụ ngôn khác về đời sống người Kitô hữu trong lời bình luận của bà bạn tôi : người đứng thẳng lên là Ki tô hữu và cỏ lùng quằng xuống). Dụ ngôn như muốn bảo chúng ta hãy cẩn thận "Đừng hành động quá sớm. đừng xét đoán ngay, bạn không bao giờ biết được".

Nếu bạn bước vào một phòng khi người ta đang xem trận banh (baseball), thường bạn hay hỏi "đội nào thắng?". Chúng ta không hỏi "ai thua?". Mặc dù chúng ta thường thích baseball, nếu đội chúng ta thua, chúng ta bỏ qua. Và đời sống tiếp tục. Nhưng chúng muốn hỏi một việc lớn hơn "Điều gì thắng thế gian, sự tốt hay sự dữ?" Và thêm nữa "Sự gì kéo dài, sự tốt hay sự dữ? Sẽ có mùa gặt lúa tốt hay cỏ lùng ăn đứt lúa tốt?"

Thí dụ, sự việc không tiến tốt trong thế kỷ này hơn thế ký vừa qua. Tôi vừa được nhắc lại là một trong những chuyện ghê rợn đã xãy ra trong thế kỷ vừa qua khi tôi xem phim "Schindler's List" nói về một người làm sao có thể cứu 1,000 người Do thái trong đệ nhị thế chiến. Phim đó làm cho chúng ta vui. Nhưng lại có 6 triệu người Do thái bị tiêu diệt. Vậy sự tốt hay sự dữ thắng? Đây không phải là một câu hỏi về một trận banh phải không?

Cỏ lùng không phải chỉ ở trong thế gian này. Cỏ lùng ở gần chúng ta, ngay cả trong Giáo Hội mà chúng ta yêu mến. Cách đây nhiều năm, tôi nghĩ tôi không thể nào nghe tin tức nữa về vấn đề các tré con bị hàng giáo phẩm lợi dụng, hay tin một giám mục che đậy sự việc đó. Ngay cả tin tuần vừa qua về đức Hồng Y Pell ở Úc Châu. Đó là một vị Hồng Y rất gần Đức Thánh Cha, bị tội lạm dụng trẻ con và đã che đậy Tôi hy vọng đức Hồng Y sẽ được xem là vô tội. Nhưng, với trong vai trò người tôi tớ của chủ ruộng tôi muốn hỏi "Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?" Sau này câu hỏi còn lớn hơn "Vậy sự dữ hay sự tốt đâu là điểm chính?"

Dụ ngôn không dễ dàng đưa ra câu trả lời. Dụ ngôn không giải thích điều gì đã xãy ra: vì sao có sự dữ?; vì sao có đau khổ?; vì sao người tốt lại tham nhũng?; vì sao thế gian làm hư trẻ con tốt?. Nhưng, ít nhất là dụ ngôn xác nhận vấn đề: sự tốt và sự dữ như chen lẫn với nhau và như xãy ra trong sự đấu tranh cho mục tiêu thắng trận cuối cùng.

Cỏ lùng xen vào trong tất cả mọi sự. Ngay cả trong thửa ruộng đời sống hiêng liêng của chúng ta. Chắc chắn đã có lần chúng ta phải quyết định việc gì trái và việc gì tốt. Chúng ta cũng cố gắng giữ thăng bằng và che chở, nhất là đối với con cái chúng ta. Dù vậy đây vẫn là một dụ ngôn nói về điều gì trong Giáo Hội và trong đời sống riêng tư của chúng ta. Nhất là khi, trong lúc hăng hái chúng ta xét đoán mau lẹ, đem các quy định bỏ qua một bên đôi khi chúng ta kết luận mau lẹ về bản thân chúng ta hay về các hội đoàn của chúng ta, khi chúng ta nghĩ là chúng ta có đủ mọi dữ kiện, nhưng chưa đủ để đánh giá sự việc.

Chúng ta nên nghe lời khuyên của chủ ruộng nói về việc hãy cẫn thận và kiên nhẫn. Thật ra, Người khuyên "bạn không đủ dữ liệu để xét đoán. Vì các dữ kiện chưa hoàn tất."

Chúa Giêsu, người dạy dụ ngôn, biết về kinh nghiệm của Ngài. Ngài chọn người giúp việc cho công việc của Thiên Chúa. Dù vậy những dấu chỉ sớm chưa cho biết rõ tương lai. Ông Giuda giữ túi tiền và tỏ vẽ làm việc giỏi. "Ông ta là người hành động và hoạt động". Ông Phêrô, bà Maria Mađala. ông Tôma và các người khác tỏ dấu thất bại lúc đầu, họ do dự và sợ hãi. Tuy vậy, Chúa cho họ có dịp lớn lên và sinh hoa trái thật.

Đây là một dụ ngôn khuyến khích mỗi người trong chúng ta. Đó là câu chuyện của ơn thánh sủng. ơn nhẫn nại, và hy vọng. Chúng ta nhìn về lại những lỗi lầm chúng ta đã phạm, và chúng ta tạ ơn là chúng ta đã có thời giờ để thay đổi. Chúng ta được thay đổi với ơn Chúa giúp để sửa lại đời sống chúng ta. Chúng ta tin chắc điều gì trước kia là cỏ lùng sẽ trở thành lúa tốt. Thử xem, nếu chúng ta bị xét xử lúc chúng ta lỡ lầm thì sao?

Bây giờ chúng ta vẫn còn trông thấy cỏ lùng trong đời sống chúng ta và trong đời sống những người xung quanh chúng ta. Dụ ngôn nhắc đến hy vọng cho chúng ta hơn là để chúng ta chán nản. Giống tốt đã được gieo trong lòng chúng ta và đang lớn lên. Còn gì hơn nữa, gánh nặng tranh đấu không còn là của chúng ta nữa. Chúng ta có thể tin tưởng Đấng chủ ruộng. là Đấng biết điều gì đang xãy ra, và Ngài đến để giúp chúng ta sửa đổi mọi sự, nếu không xãy ra bây giờ thì chắc là trong tương lai, vì dụ ngôn nói đúng sự thật.

Trong thâm tâm, đây là một dụ ngôn tín nhiệm. Thiên Chúa là Đấng điều khiển. Ngài không xa lạ với sự tranh đấu của chúng ta. Ngài không phải không biết điều gì cần phải làm. Thiên Chúa và Giáo Hội dẫn dắt chúng ta, trong việc đưa đến một mùa gặt hái dồi dào. Chúng ta cần suy ngẫm lại dụ ngôn này trong suy nghỉ của chúng ta, nhất là khi mọi sự việc gây chán nản và khó nhăn cho chúng ta. Chúng thãy nhìn vào thửa ruộng và nghĩ là chúng ta biết việc gì đang xãy ra và việc gì cần phải làm. Nhưng, khi chúng ta sẽ nghe dụ ngôn này và tiếng nói "không nên vội vã. Ta có chương trình. Ta có thể rút ra vài điều tốt cho việc này"

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm A CN16

Đọc nhiều nhất Bản in 20.07.2017 17:43