Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Điểm Nhãn

§ Giuse Nguyễn Thế Bài

Chúa Nhật XIII TN (Năm B). Mc 5, 21 – 43

"Điểm nhãn" xuất phát từ sự tích một hoạ sĩ vẽ rồng bên Tàu. Ông ta vẽ một con rồng rất có thần, ai nhìn cũng trầm trồ, nhưng lại chịu chấm vào bức vẽ hai con mắt của rồng. Do bị nài ép quá, hoạ sĩ phải điểm nhãn cho rồng, thế là con rồng trong bức hoạ biến thành rồng thật và bay đi mất. “Nhãn” là cái thần của vạn vật và của con người. Con người làm chủ vạn vật và con người: con người trao đổi và áp đặt lên nhau hỉ nộ ái ố. Con người mù quáng vì tham sân si, muốn thống trị con người. Và con người muốn “điểm nhãn” cho cả Thượng Giới, hoặc để phục vụ tham sân si của con người hoặc để gán cho những bất ưng, bất thành trong cuộc sống. Bao lâu còn đau khổ, thì vẫn còn những con người hung hăng thét to lẫn những người ngấm ngầm oán than: “Không có Ông Trời!” mà nếu có thì “Ông Trời không có mắt”. Câu trả lời tìm thấy hôm nay, trong câu chuyện người phụ nữ bị bệnh lâu năm và ông trưởng hội đường. Nhưng trước hết hãy nghe tâm sự của một vài bạn trẻ:

1. Vẫn có ông trời trong trái tim mỗi người

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Mai
Địa chỉ : Thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp

Nội dung: Tôi đồng ý với bạn trên đời này không có ông trời nếu người ta không biết thương yêu nhau, và tôi cũng muốn nói thêm VẪN CÓ ÔNG TRỜI TRONG TRÁI TIM MỖI NGƯỜI, chỉ có điều mỗi người có cảm nhận khác nhau. “Tôi đã từng khóc hềt nước mắt nhìn đứa con thơ đi dần vào cõi chết trước sự vô cảm của một BS được tôn vinh là thầy thuốc ưu tú, nhưng rồi sau đó tôi phải vô vàn mang ơn một BS trẻ đầy trách nhiệm đã giúp tôi lấy lại ánh sáng. Mỗi người có một ông trời theo cảm nhận riêng của mình, nhưng xin đừng cất giữ cho riêng mình, mà hãy để ông trời là của chung cho mọi người” (VietnamNet số 30.06.2008, kết nối Blogs)

2. Thư gửi Ông Trời

Thưa ông trời, ông trời có mắt hay không? Cái này phải chính ông trả lời mới được, chứ thần dân, người trần mắt thịt chúng con làm sao biết được. Kẻ đoạt được tham vọng của mình thì nói: “Ông trời có mắt”. Họ bảo rằng, ông là người cao nhất, quyền lực nhất, ông luôn soi rọi mọi ngóc ngách trên thế gian này. Ông tốt thật. Ông giúp họ được toại nguyện, được thoả mãn những mong muốn của mình. Nhưng ông ạ, cũng có khối người bảo ông không có mắt. Mỗi khi họ thất bại, gặp khó khăn trong cuộc sống họ đều than: “Trời ơi! ông có mắt không đấy?”. Ông có nghe thấy không? Ông có biết không? Vậy thì, câu hỏi chúng con đặt ra với ông là: “Ông có mắt hay không có mắt?” (nt) Và anh bạn trẻ tự lý giải: “Phải chăng, ông cố tình sắp đặt nhân gian này có nếp có tẻ, có phải có trái, có trắng có đen, có thành công có thất bại, có giàu có nghèo? Theo ông, như vậy mới là chốn trần gian, đa dạng và phức tạp. Chính nó đã tạo lên những cung bậc tình cảm của con người, người giàu thì luôn muốn mình giàu lên, tìm mọi cách để giàu. Người nghèo thì làm mọi cách để sống, để vươn lên giàu có. Tất nhiên, sẽ không thiếu câu cửa miệng: “Trời ơi !…”: “Trời ơi! may quá”, “Trời ơi! khổ quá”!(nt)

Đức tin chính là cách thức, độ sâu của việc chúng ta “điểm nhãn” cho mọi suy nghĩ, lời nói,việc làm liên kết và thấm nhuần với Chúa Kitô, với Tin Mừng. Đó không phải là sự nhẫn nhục thụ động chịu đau khổ, mà là đấu tranh chống lại đau khổ, nhưng ý thức được gía trị của đau khổ, biết rõ giới hạn của con người, để bằng lòng (và vui lòng) chấp nhận những gì không cưỡng lại được và phó dâng, hoà nhập vào Thánh Gía Chúa. Đó không phải là sự cao ngạo khi thành công: trên thực tế, không phải người ta chỉ than “Trời không có mắt” khi đau khổ, thất bại ê chề, mà cả khi công thành danh toại, người ta mau mắn quy cho mình tài năng, đức hạnh và cả may mắn. “Ông Trời” tuyệt nhiên không có phần công sức và dĩ nhiên cũng chẳng có phần chung hưởng lời tri ân và nếu có hành động bác ái, từ thiện, thì cũng chỉ là thói quen nhân bản, không phải chia sẻ do lòng biết ơn đối với Thiên Chúa. Nhưng họ lại là những người mau than oán ‘Trời không có mắt” khi gặp thử thách, khốn khó.

Điểm chung mà chúng ta gặp thấy nơi hai nhân vật trong Tin Mừng hôm nay – ông trưởng hội đường và người phụ nữ bị băng huyết lâu năm – là họ rất ngại làm phiến Chúa Giêsu. Dù tán gia bại sản, tiến mất tật mang, người đàn bà vẫn không than thân trách phận, không oán đất Trời, đến mức cho tới nay ai chỉ đâu cũng tới, ai bày gì cũng nghe theo, vậy mà vẫn không dám làm phiền Chúa. Giá như hôm ấy, bệnh Bà không khỏi, chắc chắn Bà cũng sẽ không vì thế mà buồn lòng, trách cứ hoặc nghĩ xấu về quyền năng Chúa. Với ông trưởng hội đường, thương con gái lắm và cũng mãi đến khi thuốc men không còn hiệu nghiệm nữa, ông mới rụt rè xin Chúa giúp đỡ. Sở dĩ chúng ta có thể khẳng định hai người nầy đều ngại làm phiền Chúa, là vì cả hai đều có lòng tin mạnh mẽ như nhau. Và chính niềm tin vô vị lợi, chân thành ấy đã “điểm nhãn” Chúa Giêsu : Mắt Chúa chính là cảm nhận có người cần đến Chúa, cần được yêu thương, vỗ về sau bao năm miệt mài trong bệnh hoạn, trong tội lỗi và cần được chữa lãnh. Mắt Chúa là lòng xót thương đối với những kẻ sau bao nỗ lực con người bất thành, cần được người cho sống lại : như con bà goá thành Naim, như Lazarô, như con ông trưởng hội đường, như những kẻ cậy trông nơi Chúa. Con người còn trông cậy vào chính mình, sẽ chẳng thể nhận được ơn phù trợ của Chúa. Con người nghĩ rằng những kẻ só đức tin, - người có Đạo - phải được ưu tiên ban ơn, là lầm to!

Chúng ta vẫn còn nhớ câu nói nổi tiếng của vị tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy: "Đừng bao giờ hỏi Tổ Quốc đã cho chúng ta những gì, mà hãy tự hỏi chúng ta đã làm gì cho Tổ quốc". Nhiều người trong chúng ta vẫn chưa quên chuyện “Đạo…gạo” của những năm giữa thập niên 1950 đến những năm đầu thập niên 1960 : theo Đạo [Công giáo] vừa có thực (có gạo ăn) vừa có thể (khỏi lo an ninh kiểm tra, lại có thể chui sâu trèo cao nằm vùng trong chế độ). Tất nhiên là “hết cơm hết gạo hết ông tôi”. Trong Minh Tâm Bửu Giám có câu : “Hoàng Thiên hữu nhãn bất phụ hảo nhân tâm” (Trời già có mắt không phụ người tốt). Nếu cho rằng cứ sống tốt, ắt Chúa sẽ không phụ, suy nghĩ như kiểu “gái có công, chồng chẳng phụ”, thì quả là sai lầm. Đó là cuộc trao đổi, mua bán,không phải là đức tin hơặc sống đức tin. Đức tin Công giáo đồng nghĩa với đau khổ, tử vì đạo!

Ngày 21.06.2009, Greenland, hòn đảo khổng lồ rộng 2,1 triệu cây số vuông nhưng chỉ có 57.000 dân,được độc lập sau ba thế kỷ là thuộc địa của Đan Mạch. Nỗi lo của tân thủ tướng cánh tả đảo quốc nầy không phải là về kinh tế, chính trị, mà là các vấn đề xã hội nghiêm trọng như nghiện rượu, bạo hành gia đình, HIV/Aids và nhất là nạn tư tử rất cao. Khắp nơi trên thế giới, tự tử trở thành một “dịch” đáng sợ, không chỉ nơi giới chính trị ‘dám ăn mà không dám chịu”, nơi những doanh nhân bất tài không thanh toàn nỗi nợ nần do xa hoa truỵ lạc, mà còn phản ảnh sự chán chường tuyệt vọng của giới trẻ công nhân, sinh viên, học sinh. Nó thúc bách những người có lương tri, những người nặng tâm huyết, các Kitô hữu phải gánh một phần trách niệm, vì đã không làm hết sức mình, vì ngại ngùng bị phản đối hoặc nhạo cười, vì đã không đem Tin Mừng cho thế giới, ngược lại nhiều kitô hữu thuộc đủ phẩm trật Hội Thánh còn xun xoe lối sống “thời thượng”, tục hoá, ngược Tin Mừng. Truyền giáo chính là giùp tha nhân “điểm nhãn” đúng nơi, đúng người, chuyển từ cái “nhãn” quy về mình, chứa đầy thất tình và tham sân si, sang cái “nhãn” Chúa Kitô bằng đức tin và xác định từ nay nhìn mọi người, mọi sự bằng nhãn quan Kitô. Kitô hữu, vì thế, phải luôn vững vàng, chính xác, trung thành trong việc “điểm nhãn”,tức là Đức Tin.

Nước chảy về chỗ trũng. Trên thế giới, trên đất nước Việt-Nam, trên từng tỉnh thành, làng mạc, giáo xứ, chỗ trũng ở khắp nơi, nếu không muốn nói thế gian nầy chỉ là một chỗ trũng, ”in hac lacrimarum valle”: một chỗ trũng – thung lũng - đầy nước mắt, nước mặt hận thù, đói khát, thất nghiệp, bạo lực, lạm dụng tình dục, buôn bán người; nước mắt bênh tật, nước mắt bị bỏ rơi, không được cảm thông đoái hoài. Nước mắt tuyệt vọng, không tìm ra chân lý sống. Xu hướng dòng nước là chảy về chỗ trũng: Nếu dòng nước tinh tuyền, mang theo hy vọng, ân phúc, đức tin của Kitô giáo mà không tìm chỗ trũng để tuôn vào, chận lối sự dữ, thì Satan sẽ mau chóng chiếm lĩnh chỗ trũng trong xã hội và trong tâm hồn con người. Những gì đang xảy ra trên thề giới, trong Giáo Hội, là những lời cảnh báo nghiêm trọng : hãy hành động trước khi quá muộn! Là Kitô hữu, chúng ta không có quyền hững hờ, xa lánh, phủi tay vô can, mà phải hứng hết bao nhiêu có thể những giọt nước mắt nầy, quên đi nước mắt của riêng mình, để cho mọi người thấy lòng nhân hậu vô biên của Chúa, rằng họ hãy nhìn Thập Giá Chúa Kitô, và chúng ta phải khẳng định được với mọi người : Ông Trời Có Mắt, Thiên Chúa có mắt, Kitô hữu có mắt và con người hãy “điểm nhãn” cho mình bằng niềm tin, lòng cậy trông và tình mến.

Giuse Nguyễn Thế Bài

HÃY HÁT LỜI TÌNH YÊU - Thánh Vịnh 3

Bất cứ ai muốn sống trung thành với Chúa, cũng gặp bao điều nhiêu khê trắc trở. Bên ngoài, sự dữ, cám dỗ, quyến rũ, nhạo báng, những hạnh phúc dễ dãi bị cấm đoán : tất cả xông lên tấn công. Bên trong, đam mê lên tiếng, xúi giục nghe theo các quyến rũ, dục vọng. Vang bên tai tiếng nhạo cười: “Nếu Chúa Trời yêu thương nó, Người hãy cứu nó đi” (Mt 27,43). Câu phải nói là bắt chước theo người trộm lành, trong cơn dãy dụa hãi hùng vẫn không buông lời thán oán, phỉ báng Chúa, nhưng bênh vực và cầu xin được vào Nước Chúa. Tiếng kêu trong TV 03 không thể không chứa đựng tiếng kêu hy vọng. Đừng mong kẻ thù sẽ buông vũ khí hoặc bớt đi, mà chỉ cần biết và tin vững vàng rằng Chúa ở với chúng ta và Chúa là Đấng uy nghi quyền năng. Âu lo khắc khoải,- nếu biến thành lời cầu nguyện -, là một kho báu: nó nói lên người ta cần đến Chúa.

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 30.06.2009. 23:31