Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Đấng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang...

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật XXVI Thường Niên -A-Êzêkien 55:6-9; Tv. 24; Philipphê 2: 1-11; Mátthêu 21: 28-32

Trong bối cảnh câu chuyện phúc âm hôm nay có sự căng thẳng. Chúa Giêsu ở trong một hoàn cảnh chống đối. Sau khi Ngài vào thành Giêrusalem một cách vinh quang, Ngài lên ngay Đền Thờ và đuổi các người buôn bán trong sân ra (21: 12-14). Hành động đó, và việc dân chúng hoan hô Ngài lúc vào thành làm cho câc thượng tế và kỳ mục cảm thấy nhục nhã. Ngay trước đoạn phúc âm hôm nay các thượng tế và kỳ mục đến gần Chúa Giêsu và hỏi "ông lấy quyền nào mà làm các điều đó?" (21:23). Rồi bắt đầu từ đoạn phúc âm hôm nay sự chống đối tiếp tục.

Trước đó trong phúc âm thánh Mátthêu, Chúa Giêsu dạy về việc thi hành thánh ý Thiên Chúa là điều rất quan trọng để được vào Nước Trời. Ngài nói "không phải bất cứ ai thưa 'lạy Chúa, lạy Chúa' là được vào Nước Trời cả đâu. Đó chỉ là lời nói, nếu không có việc làm đi đôi với lời nói". Nếu Chúa Giêsu là "Chúa" chúng ta, thì chúng ta phải diễn tả trong đời sống sự kính trọng Thiên Chúa trong việc phục vụ kẻ khác. Việc làm phải đi đôi với lời nói. Với những người hỏi Chúa Giêsu về quyền của Ngài, dụ ngôn nhấn mạnh sự quan trọng về việc không những chỉ nói mà thôi, mà phải thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Ông Gioan Tẩy Giả dạy về đức tin và hành động là "đường lối công chính". Ông Gioan loan báo Nước Trời sẽ đến và kêu gọi dân chúng hãy hành động theo điều đó là làm "việc tốt lành".

Ông Gioan thách đố các lãnh đạo tôn giáo Do thái và những người theo họ hãy dấn thân vào việc làm. Họ phải nhận giao ước của Thiên Chúa, và thưa "vâng" với Thiên Chúa. Nhưng họ đã không làm theo điều đó. Thiên Chúa trung tín với phần của Ngài trong Giao Ước, nhưng dân chúng thì không trung thành. Chúa Giêsu bị xem là bạn bè của các "người thu thuế và phường đỉ điếm". Và bây giờ những người đó bị những người sùng đạo cho là phường tội lỗi. Người thu thuế và phường đỉ điếm trước đã thưa "không" với Thiên Chúa, bây giờ họ đã sám hối. Họ đã chấp nhận lời giảng dạy của ông Gioan, và đã thay đổi đời sống họ. Họ không như những người lãnh đạo tôn giáo là con cái đầu lòng, tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa nhưng từ chối không chấp nhận sự mặc khải của Thiên Chúa và thánh ý Ngài qua Chúa Giêsu.

Tôi muốn cẩn trọng trong việc gọi các lãnh đạo tôn giáo Do thái hay các người theo họ là kẻ dử. Vì trong một khung cảnh ngoại đạo và không sốt sắng, họ đã làm hết sức họ để gìn giữ đức tin của các tiền bối. Và việc họ làm là tuân giữ lề luật và truyền thống đã giao cho họ. Trong việc họ cố gắng gìn giữ đúc tin của họ và truyền lại cho thế hệ sau, hãy nghỉ xem họ sẽ nói về Chúa Giêsu thế nào. Chúa Giêsu là một người rao giảng từ một vùng quê, xứ Galilê nơi người ta sống đạo chưa tốt. Trong khi Ngài làm nhiều phép lạ, người ta cũng biết Chúa Giêsu là người không giữ lề luật, như việc giữ ngày Sa-bát. Nhũng người theo Chúa Giêsu là những người đơn sơ, dân đồng ruộng và là những phường tội lỗi tiếng tăm đã trở lại như các người thu thuế và phường đỉ điếm. Vì thế các người ngoan đạo là một thách đố cho Chúa Giêsu. Theo họ nghĩ thì Chúa Giêsu là một người rao giảng không biết kính trọng và thách đố niềm tin truyền thống xuất phát từ "miền núi đồi ở phía bắc là đất dân ngoại, Galilê".

Nhưng, cộng đoàn thánh Mátthêu không tránh khỏi điều đó. Họ là những người Do thái trở lại và đã thưa "vâng" với Chúa Kitô. Họ hăng hái trong đức tin của họ, nhưng sau đó có thể họ bỏ đi, hay quên hẳn lời Chúa Giêsu dạy để theo một đời sống an toàn hơn không xứng hợp với những đòi hỏi của phúc âm. Chúng ta không thể chỉ thưa "vâng" một lần thôi trong con đường sống đức tin. Chúng ta phải tiếp tục lập lại lời thưa "vâng" nhiều lần suốt đời chúng ta trong lúc chúng ta lớn khôn, và đời sống còn gây nhiều thử thách để rèn luyện đức tin của chúng ta. Đức tin là việc dấn thân hằng ngày, lời thưa "vâng" lập đi lập lại trong những trường hợp lớn và nhỏ.

Ngôn ngử chúng ta có lời nói "hãy để tiền nơi miệng của mình". Đây không phải là lới trích trong Kinh Thánh, nhưng là lời chúng ta nói hằng ngày. Lời ấy có ý nghĩa là chúng ta trông đợi người khác không hứa suông. người khác nói sẽ làm việc gì thì hãy làm theo lời nói của họ. Cũng như chúng ta nói việc làm phải đi theo lời nói. Áp dụng theo hoàn cảnh của chúng ta, chúng ta có thể nói là người Kitô hữu dấn thân vào việc làm hơn vào lời nói và cảm nghĩ tốt đẹp thánh thiện. Trong đời sống hằng ngày, lời nói chúng ta phải diễn tả điều chúng ta đến với phụng vụ hằng tuần. Chúng ta nên tự hỏi là nếu những người nghe chúng ta và đang học hỏi kinh nghiệm đời sống chúng ta, họ có nghe thấy điều chúng ta tuyên xưng trong phụng vụ hay không?

Theo lệ thường thi bài đọc thứ nhất là hình ảnh của bài phúc âm. Cho đến thời ông Êzêkien. tội lỗi là điều của của cộng đoàn. Bởi thế, không những một phụ huynh, nhưng cả con cái và cháu chắt đều bị xét phạt. Điểm này được diễn tả trong cấu các môn đệ hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người ngày sinh ra đã bị mù? ( Ga 9: 2)

Nhưng, với ông Êzêkien, cá nhân là quan trọng và tùy người đó đối đáp với Thiên Chúa như thế nào. Mỗi người có trách nhiệm cho đời sống mình. Không thể chỉ nghĩ vì mình là con cháu Abraham hay David là người theo lề luật. Và cũng không đủ cho chúng ta, những tín hữu thời nay, cảm thấy an toàn trong việc sống đạo là "tôi đi nhà thờ mỗi ngày Chúa Nhật, tôi góp tiền vào giáo xứ và vâng giữ các điều răn".

Đời sống của một người theo Chúa Kitô không có chỗ để nghỉ an toàn ấm cúng. Chúng ta gọi chúng ta là Kitô hữu. Chúng ta tuyên xưng chúng ta là một cộng đoàn Kitô hữu. Tuy vậy, chúng ta có thể thấy những người xung quanh chúng ta, mặc dù họ không tuyên xưng đúc tin mà họ làm việc lên hệ đến Nước Trời của Thiên Chúa. Như: họ giúp người nghèo; họ chống đối việc bất công; họ giúp những nạn nhân của thiên tai; họ dạy dỗ những người mù. Họ có phải là những người mà đời sống của họ đã thưa "vâng" và họ vào Nước Trời trước chúng ta hay không?

Trong câu chuyện hôm nay còn có một người con trai khác. Đó là Chúa Giêsu mà thánh Phaolô tả là "Đấng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang... Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự". Có chỗ khác thánh Phaolô nói "Vì Đấng Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, mà chúng tôi, tôi, Silas và Timôthê, đã rao giảng cho anh em. Ngài không phải là "vâng". Ngài không từ chối thi hành thánh ý Thiên Chúa mặc dù đau đớn đến đâu đi nữa. Chúa Giêsu là Đấng luôn luôn thưa "vâng "với Thiên Chúa. Chúng ta hãy cùng nhau xin Chúa Giêsu Kitô, Đấng thưa "vâng" với Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta có được một đời sống để nói lời xin "vâng" nhiều lần với Thiên Chúa.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm A CN26

Đọc nhiều nhất Bản in 28.09.2017 15:44