Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật IV Thường Niên
Malakhi 3: 1-4; T.vịnh 25; Do Thái 2: 14-18; Luca 2: 22-40

Lễ hôm nay trước kia được gọi là Lễ Thanh Tẩy Đức Trinh Nữ Maria, tập trung vào Đức Mẹ Maria đã thực hành nghi lễ thanh tẩy theo tục lệ của người người Do Thái, là phải thanh tẩy sau khi sinh con. Bây giờ chúng ta mừng ngày Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ, chú trọng đến Chúa Giêsu hiển trưng như Ngài đã hiển trưng cho các nhà chiêm tinh. Lễ Hiển Linh mừng Chúa Giêsu hiển trưng cho dân ngoại. Hôm nay Chúa Giêsu được dâng vào Đền Thờ và Ngài hiến trưng ra cho dân Ngài.

Ngôn sứ Malakhi loan báo khoản thời gian mà sứ giả Thiên Chúa được "sai" đến vào Đền Thờ thật đúng lúc. "Bổng nhiên" Chúa Giêsu đến Đền Thờ và sứ vụ của Ngài sẽ gây chấn động. Ngài sẽ đến như "lửa của thợ luyện kim", như "thuốc tẩy của thợ giặt" dể tinh chế và thanh lọc. Vì sao lại có sự xuất hiện một cách uy hung như vậy? Bởi vì trong khi dân chúng ở nơi lưu đày trở về, họ đang xây dựng lại Đền Thờ và đất đai bị hoang tàn. Sự xây dựng lại nội thất còn thiếu sót. Đời sống phụng vụ của họ còn nghèo nàn và các thầy tế lễ và thầy cả của họ thật đáng khiển trách (Ml 1: 12-13, 2:8) Dân được Chúa chọn đang ở trong tình trạng tha hóa. Thảo nào ngôn sứ Malakhi (tên có nghĩa là sứ giả của Ta) loan báo một thông tin dữ dội về một sứ giả của Thiên Chúa. Đấng đó sẽ đem đến sự thanh tẩy thiêng liêng và thay đổi đời sống mới. "Rồi lễ vật của Giuda và của Giêrusalem sẽ làm đẹp lòng Đức Chúa như những ngày xa xưa, như những năm thuở trước ".

Ngôn sứ Malakhi đến báo tin khủng khiếp và ông ta không được đón nhận (Ml 3:12-14). Dù vậy ông ta vẫn tiếp tục loan báo lời của Đức Chúa như các ngôn sứ trước ông ta đã làm. Tin chấn động đó là điều cần thiết để làm cho người dân tỉnh thức về việc họ đã không trung thành với lời giao ước với Thiên Chúa. Giữa đêm không phải một luồng gió nhẹ trong mùa hè có thể tỉnh thức chúng ta dậy trong lúc ngủ say sưa, mà chính là sấm sét và chớp nhoáng loan báo ngôn sứ Malakhi đến. Ông ta thấy dân chúng đang ở trong tình trạng u mê về tinh thần và thức tỉnh họ với tiếng pháo nổ và sấm sét của lời nói.

Sách Malakhi là sách cuối cùng của Cựu Ước. Có vẽ như không phải là tin loan báo nhẹ nhàng cho dân Do thái. Khi tôi còn ở tuổi thiếu niên, tôi hay ngủ quên. Mẹ tôi thường phải vào phòng tôi lay lắc chân tôi và gọi tên tôi với giọng to hơn bình thường để đánh thức tôi dậy đi học. Tôi sẽ giật mình tỉnh giấc - và đó là cách khó khăn để bắt đầu ngày mới - Nhưng tôi không đi học trể! Lời nói ông Malakhi là một tiếng báo động lớn báo động đánh thức dân Israel thoát ra khỏi sự say mê đổ đốn tinh thần của họ. Điểm nhấn ở đây chính là Lời nói cuối cùng có ngôn ngữa khắc nghiệt của ân sủng báo hiệu Đức Chúa vẫn tiếp tục mời gọi chúng ta trở về với tình yêu thương của Đức Chúa.

Ngôn sứ Malakhi chuẩn bị tinh thần cho dân chúng cho sự đột ngột xuấn hiện của sứ giả tiến vào Đền Thờ để bắt đầu việc "Thanh luyện và thanh tẩy" Tin của ngôn sứ không làm cho chúng ta mong ngóng chờ đợi phải không? Tin đó có thể làm cho chúng ta xôn xao vì không biết điều gì sẽ xãy ra khi vị sứ giả đến. Chúng ta hỏi ông Malakhi: "Ai sẽ chịu đựng được ngày sứ giả đến?"

Thánh Luca diễn tả sứ giả đi vào Đền Thờ của Đức Chúa! Thật là ngạc nhiên! Sứ giả của Đức Chúa là một em bé! Trong khi chúng ta mong đợi, Đức Chúa đến một cách oai hùng, lật đổ, phá nát và đảo lộn mọi sự vì những cơ nguyên chính đáng. Thiên Chúa làm cho chúng ta rất ngạc nhiên. Phải chăng đó là điều tóm tắt Kinh Thánh hay chăng? Chúng ta mong đợi điều chúng ta đáng được và Thiên Chúa đến cứu thoát chúng ta với sự tha thứ và giúp đở một cách rất ngạc nhiên.

Ai có thể nhận thấy việc sứ giả mà chúng ta mông đợi từ lâu đến. Nhất là khi vị sứ gia đó không như những lời đã loan báo và chờ đợi nói trên phải không? Không phải các thầy tư tế, cũng như các vị lãnh đạo quyền binh, nhưng lại là hai người cao niên tỉnh táo cầu nguyện lâu dài. Vì xã hội chúng ta thực hiện phụng vụ ở nơi bàn thờ của những người trai trẻ nhìn qua các vị cao niên, đây là mọt cơ hội trong tâm hồn bà Anna và ông Simeon để ca ngợi cộng đoàn đức tin. Họ là những người can đảm và khôn ngoan thờ phượng trong cộng đoàn của chúng ta.

Họ đến nhà thờ bao nhiêu năm? Họ đã dạy dổ các trẻ em của chúng ta. Họ đã tình nguyện lo việc thờ phượng trong giáo xứ. Họ đã nấu thức ăn cho những người ưu phiền trong các đám tang. Họ đã đếm tiền thu trong nhà thờ mỗi sáng thứ hai và đã rộng lượng đóng thêm tiền vào ngân quỹ xây cất nhà thờ và vào quỹ làm việc thiện? Tôi có thể kể thêm nhiều điều nữa. Tinh thần ngôn sứ của bà Anna và ông Simeon vẫn còn hiện diện với chúng ta đến ngày hôm nay và giúp chúng ta mở mắt và lắng tai nghe việc bổng nhiên Thiên Chúa hiển trưng ở giữa chúng ta.

Ông Simeon và bà Anna là ai? Họ bởi đâu đến, và họ đã được huấn luyện về thần học bao lâu để làm việc họ đang làm? Chúng ta không biết được. Chắc chắn là họ không thuộc hàng các giáo phẩm trong Đền Thờ. Họ là những người ngoan đạo của dân Israel chú trọng đến Thiên Chúa và họ không thể bỏ qua cơ hội để đón nhận ơn huệ Thiên Chúa dành cho dân Israel. Họ đã được huấn luyện bởi Thiên Chúa. Thánh Luca nói là ông Simeon là người công chính và sùng đạo và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã dược Thánh Thần linh báo. Cón bà Anna thì: bà không bao giờ rời bỏ Đền Thờ, luôn ăn chay cầu nguyện sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa. Cả hai người là đại diện cho các người ngoan đạo tốt nhất của dân Israel. Cả hai có bằng cấp cao về việc cầu nguyện và hy vọng. Họ cho chúng ta thấy là nên trung thành tìm kiếm đường lối Thiên Chúa và tỉnh thức cầu nguyện. Việc họ trung thành với Thiên Chúa làm cho họ sẵn sàng mở tâm hồn ra đón nhận sự mặc khải của Thiên Chúa.

Ông Simeon tiên đoán đúng là sẽ có một số người theo Chúa Kitô, và cũng có những người chống đối Ngài. Và đây là câu chuyện tiếp theo của phúc âm thánh Luca. Việc lựa chọn để làm theo hay từ chối lời dạy của Chúa là do tự chúng ta quyết định. Sự đối nghịch người Con của Mẹ Maria chính là lưỡi gươm đâm thâu tâm hồn Mẹ.

Bà Anna là thí dụ khác về việc Thiên Chúa lo lắng cho người bé mọn. Bà ta là một góa phụ. Bà ta dựa vào gia đình và những người khác để sinh sống. Và bà là một phụ nữ trong một xã hội mà người nam đứng đầu. Bà ta cũng đã lớn tuổi. Sự yếu đuối của bà không được nói đến trong phúc âm thánh Luca. Và thánh Luca chỉ chú trọng đến phần tốt đẹp của bà ta mà thôi. Bà ta vẫn tiếp tục sống tin tưởng vào Thiên Chúa và loan báo ơn cứu độ của Thiên Chúa. "Bà ta cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem".

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở về bổn phận cơ bản của mỗi người trong về vai trò truyền giáo của mỗi ngưởi chúng ta. Bà Anna có thể được gọi là "Vị thánh bảo hộ cho các người truyền giáo" Trách nhiệm của chúng ta là gì? Bà Anna chỉ cho chúng ta: Chúng ta hãy trung kiên cầu nguyện mặc dù khi gặp khó khăn, và hãy tin tưởng phó thác vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa, và khi nào có cơ hội hãy nói lên lời ca ngợi như bà Anna đã làm.

Lời dạy chính trong thơ thánh Pha lô gởi tín hữu Do Thái nhấn mạnh việc Chúa Kitô đã trở thành một vị Thượng Tế. Lời hướng dẫn này đi đôi với sự kết hợp với thông điệp của Chúa Giêsu là sẵn sàng hy sinh mạng sống Ngài vì chúng ta. Chúng ta có thể nhận thấy vì sao đoạn sách này đã được chọn cho ngày lễ hôm nay: Lễ Tiến Dâng Chúa Giêsu cho Thiên Chúa do bởi cha mẹ Ngài thực hiện. Chúa Giêsu không sinh ra trong bộ lạc Lê-vi là bộ lạc của các thầy cả, nhưng Ngài vẫn được gọi là Thượng Tế. Sách Do TRhái dạy rằng Ngài vừa là sự hy sinh hoàn hảo cho tội lỗi của chúng ta; vừa là thầy cả đã hiến thân làm vật hiến tế đó. Chúa Kitô, sự Phục Sinh và sự Lên Trời. Chúa Kitô đã làm cho ơn tha thứ được thực hiện và đã cho chúng ta cả sự liên hệ với Thiên Chúa và hy vọng đời sống đời đời.

Trong ngày lễ này, người Do thái nói lý do vì sao Chúa Kitô nhập thể làm người. Theo quan điểm của thơ thánh Phao lô ma quỷ có quyện lực trên sự chết. Để cứu thoát chúng ta ra khỏi quyền lực đó và khỏi sợ sự chết. Chúa Kitô đã phải nên giống chúng ta, là người phàm. Chúa Kitô là “vị Thượng Tế nhân từ và trung tín". Cũng như để làm hiến tế "đền tội cho dân". Hôm nay vị Thượng Tế của chúng ta đã vào Đền Thờ và 2 vị tiên tri cao cả đã nhận ra Ngài. Họ loan báo sự đến của Ngài và lời hứa của Ngài.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm A CN04

Đọc nhiều nhất Bản in 30.01.2020 14:51