Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Con sẽ làm người dắt lừa về cho Chúa

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật Lễ Lá (B) -
Mc: 11: 1-10 hay Ga. 12: 12-16
Is 50: 4-7; Pl 2: 6-11; Mc 14:1- 15:47

Anh chị em thân mến,
Chúa nhật này phụng vụ khác với các chúa nhật khác. Gồm 3 phần:

* Tưởng nhớ Chúa Giêsu vào thành Giê-ru-sa-lem,
* Phụng vụ lời Chúa,
* và phụng vụ Thánh Thể.

Có 2 Phúc âm để chọn khi kiệu lá. Tôi thích Phúc âm thánh Mác-cô, và sẽ chú trọng bài đó. Chúng ta có bài Thương Khó của thánh Mác-cô.Tôi không muốn phân chia bài này, nhưng sẽ triển khai đề tài trong bài Phúc âm đó. Chúng ta thường ít nghe trọn vẹn bài Thương Khó. Sách lễ khuyến khích nên có một bài giảng ngắn gọn, không nên vì bài Thương Khó dài mà bỏ bài giảng.

Hôm nay Chúa Giêsu đi vào thành thánh, nơi Ngài sẽ gặp nhiều thử thách, chống đối. Và Ngài sẽ chẳng ngại ngùng gì khi gặp việc này, Ngài không sợ những lời vu khống, và quyền lực ức chế Ngài. Ngài không có vũ khí, và Ngài cũng không kêu gọi quần chúng đón chào Ngài bằng bạo động. Ngài không kín đáo đi vào thành để tổ chức bạo loạn. Có người trong số quần chúng muốn Ngài lãnh đạo để chống đối chính quyền bằng bạo lực. Những kẻ chống đối Ngài không cần phải dùng an ninh chìm cài vào các môn đệ để xem Ngài rao giảng những gì, vì những lời Ngài nói với quần chúng và hành vi của Ngài rất công khai, ai cũng có thể trông thấy được nếu họ muốn.

Chúa Giêsu đi vào thành một cách khiêm nhường để ứng nghiệm lời ngôn sứ Da-ca-ri-a (9:9) "Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ". Đó là lời ca ngợi của quần chúng trong lời "Hosanna, Giêsu". Đây là một vị "vua" tiến vào thành trên lưng lừa. Thật là một hình ảnh không có vẻ long trọng tí nào. Ngài vào thành không kèn trống, ăn mặc như dân thường, ngồi trên lưng lừa. Trong Phúc âm, Chúa Giêsu không có tài sản gì: Ngài mượn một chiếc thuyền để giảng dạy, Ngài mượn một cái phòng để ăn bữa tiệc lễ Vượt Qua với các môn đệ. Ngay cả mộ Ngài cũng là mộ mượn. Vậy, làm sao Ngài có thể giải phóng một dân tộc đang bị nô lệ bởi một cường quốc có binh lực hùng mạnh như đế quốc La-Mã được? Và giới lãnh đạo Do Thái ở Giê-ru-sa-lem nghe được gì và sợ gì nơi người nông dân ở Ga-li-lê-a này?

Mặc dù bề ngoài của Chúa Giêsu có vẻ khiêm nhường, nhưng dân chúng vẫn không rời xa Ngài, nhất là ngày hôm nay. Thường người ta hay dùng quyền lực để ra oai với kẻ khác cho họ sợ mình. Trong một số lễ lớn của các nước giàu mạnh, có phi cơ phản lực bay trên không, khiến quần chúng trố mắt nhìn, kèm theo tiếng gầm rú đầy khí thế của đoàn phi cơ. Chúa Giêsu không thu hút người ta với những cách bày tỏ uy quyền bên ngoài, nhưng Ngài mang hy vọng đến cho những người lo lắng và thất vọng do đang bi áp lực của quyền lực tôn giáo, quân sự, hay kinh tế ở trần gian.

Nhà thần học Đức, Dietrich Bonhoeffer, bị lính Quốc Xã giết, cảnh báo, nếu chúng ta bỏ qua hành vi tội lỗi, sự tha thứ sẽ trở nên dễ dàng, và mời gọi hãy nên người phục vụ. Trong tuần này, chúng ta, những môn đệ của Chúa Kitô, được mời gọi để chết với Ngài, chết với tội, và chết với chính mình. Suốt tuần này, chúng ta phải chú trọng đến sự chết của Chúa Kitô, và nổi thất vọng của các môn đệ Ngài không phải là đoạn cuối của câu chuyện. Vì mọi sự sẽ được hoàn tất trong sáng Chúa Nhật khi Chúa Kitô chiến thắng sự chết và Sống lại với sự sống mới. Đây chính là sự sống mới được triển nở trên cái chết. Trong tuần này, khi đi vào sự thương khó của Chúa Kitô, chúng ta sẽ thấy quyền lực của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta, vì Ngài là Đấng có quyền cho người chết sống lại với một sức sống mới.

Phúc âm thánh Mác-cô từ đầu đến giờ trình bày mọi sự việc một cách nhanh chóng. Nhưng đến đây Phúc âm lại thay đổi, diễn tả mọi chi tiết một cách khoan thai và rõ ràng hơn. Ví như việc Chúa Giêsu vào Giê-ru-sa-lem, thánh Mác-cô diễn tả chi tiết việc Chúa Giêsu chỉ cách cho hai môn đệ đem con lừa về cho Ngài. Dù rằng, đây chỉ là những việc làm bình thường của người dân sở tại.

Trước đó, hai môn đệ muốn kẻ ngồi bên tả, người ngồi bên hữu Chúa Giêsu khi Ngài về nước Trời. Thái độ của hai môn đệ là hành vi đặc biệt được mô tả trong phúc âm thánh Mác-cô. Hai môn đệ không bao giờ để ý đến chủ đích giảng dạy của Chúa Giêsu về cách phục vụ và cây Thập giá. Dù vậy, Chúa Giêsu vẫn muốn dạy các môn đệ trở nên những tôi tớ khiêm nhường, ngay cả khi Ngài thấy giờ sau cùng sắp đến. Chúng ta không biết tên hai môn đệ Ngài sai đi mượn con lừa. Có lẽ vì vậy mà Mác-cô diễn tả nhiều chi tiết về câu chuyện đơn sơ này.

Dân chúng đang mong đợi một vua vinh quang, nhưng Chúa Giêsu lại ngồi trên lưng lừa. Đó là dấu hiệu chứng tỏ rằng Ngài không phải là vị Vua mà mọi người đang mong đợi. Và ai muốn theo chân Ngài phải giống Ngài là biết phục vụ người khác, không huy hoàng như họ muốn. Ở giáo xứ tôi vừa giảng, Hội đồng giáo xứ đang giúp những người tinh nguyện ỏ tầng dưới nhà thờ để làm bánh mì với bơ đậu phọng và mứt cho người nghèo ăn. Dưới một cách nhìn chung đó là chúng ta đang phục vụ.

Giáo sư thần học Thomas Long, ở trường Candler có viết một bài báo nói về môn đệ Chúa Giêsu phải là những người dẩn lừa về cho Chúa, họ phải phục vụ một cách khiêm nhường. Mở đầu Phúc âm thánh Mác-cô: có tiếng người hô to: "Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa", nhưng Phúc âm diễn tả rõ là dọn đường đó là làm những việc thường ngày, đôi khi cũng có việc nặng nhọc. Cuối cùng bài viết, "dọn đường cho Đức Chúa" là những việc thường làm trong chuồng lừa để đem lừa về cho Chúa Giêsu.

Phúc âm Mác-cô viết rất giản dị và rỏ nét. Mặc dù có nhiều phấn kích cho những người chung quanh Chúa Giêsu, Ngài chỉ hướng dẫn đường cho hai môn đệ, và Ngài rất im lặng trong suốt câu chuyện. Chúng ta muốn biết thêm chi tiết của cuộc "đi vào vinh quang", chúng ta hãy đọc Phúc âm thánh Mát-thêu chứ trong Phúc âm thánh Mác-cô không có. Chúa Giêsu cảm thấy Ngài không còn đi trên đường ở Ga-li-lê-a để đối đáp với những kẻ chống đối Ngài. Thay vào đó Ngài đang ở kinh đô, nơi có nhiều chức sắc tôn giáo và chinh trị thách đố Ngài.

Nếu các môn đệ nhớ lại lời Chúa Giêsu nói về việc đi Giê-ru-sa-lem là đến với sự chết. Suy nghỉ của các tông đồ chưa thấu hiểu, và các ông đang bị chi phối bởi những tiếng reo hò chung quanh. Nhưng Chúa Giêsu vẫn thinh lặng, bình tĩnh tiến bước. Sau ngày Chúa Giêsu sống lại các môn đệ được ơn Chúa Thánh Thần mới hiểu được lời Chúa Giêsu giảng dạy và việc Ngài đã làm, theo giáo sư Long viết, việc của các môn đệ là "đi tìm lừa về cho Chúa Giêsu"

Trong mùa Chay, Phụng vụ dùng màu tím, nhưng hôm nay lại dùng màu đỏ. Đó là màu dùng trong lễ các thánh tử đạo và lễ Chúa Thánh Thần ngự xuống trên cộng đoàn.. Vi thế, màu áo phụng vụ hôm nay nhắc chúng ta là những người muốn theo chân Chúa Giêsu, với sự tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, để sẵn sàng chết với Chúa Giêsu.

Lm Jude Siciliano, OP

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 03.04.2009. 13:27