Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Con đường theo Chúa: Con đường thập giá

§ Lm Nguyễn Hữu Thy

Chúa Nhật XXII Mùa Thường Niên/A
(Mt 16,21-27)

"Ai muốn theo Ta, thì hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo!"

Toàn sứ điệp của bài Tin Mừng hôm nay đã trình bày cho chúng ta rất nhiều phương cách thực hành để đạt tới sự sống. Tuy nhiên, chúng ta chỉ dừng lại trong câu: "Ai muốn theo Ta, thì hãy từ bỏ chính mình và hãy vác thập giá mình mà theo!" Ðức Giêsu không nói: "Ai muốn theo Ta, thì hãy… vác thập giá của Ta mà theo", nhưng là: "hãy vác thập giá của chính mình mà theo!"

Vâng, trong cuộc sống ở đời này, mỗi người trong chúng ta đều có thập giá riêng để vác. Trong cuộc sống, mỗi người trong chúng ta đều có những vấn đề riêng, những khó khăn riêng. Thế nhưng, ít khi có ai biết đồng ý với thập giá của mình, ít khi có ai biết bằng lòng với cuộc sống của mình. Vì thế, Adalbert von Chamisso (1741-1794), một thi sĩ nổi tiếng người Ðức, đã kể lại một câu chuyện giả tưởng, để muốn nói lên rằng Thiên Chúa đã đối xử nhân hậu với một người hay kêu ca phàn nàn về thập giá mình đang vác:

ThanhGia(BohdanPivonka).jpg

Mỗi người có thể là một thánh giá đè nặng trên vai kẻ khác

"Thiên Chúa đã dẫn anh ta đến một căn phòng dựng đầy thánh giá của nhân loại và nói cùng anh: ‘Ngươi hãy lựa đi!’ Anh kia bèn đi một vòng xem có thánh giá nào hợp với mình không. Bấy giờ anh ta thấy có một thánh giá mỏng thét, nhưng lại dài và to quá. Tiếp đến anh ta trông thấy một cái khác bé cỏn con, nhưng khi anh ta đưa tay đỡ thử, thì nặng như chì. Rồi khi đưa mắt nhìn, anh ta lại thấy có một cái khác nằm bên cạnh trông rất vừa với anh, và anh ta đã đặt lên vai. Tuy nhiên, anh lại cảm thấy chỗ vai vác cây thánh giá đó đau rát như có cái dằm đâm vào thịt vậy. Ðúng là mỗi thánh giá đều có điều gì đó không thể làm vừa ý chúng ta được. Và sau khi thử hết một lượt các thánh giá trong phòng, anh ta vẫn chưa tìm thấy được cái nào vừa ý hoàn toàn cả. Sau cùng, đưa mắt tìm mãi, anh mới thấy một cái thánh giá mà mãi đến giờ anh không thấy, vì nó nằm khuất phía sau những cái khác. Anh ta bèn đưa lên vai vác và đi đi lại lại và cảm thấy rất vừa với sức anh ta, vì nó không nhẹ quá mà cũng không nặng quá, không to quá mà cũng không nhỏ quá; xem chừng như thể nó đã được làm ra cho riêng anh vậy. Anh ta mừng vô cùng. Và anh chọn cái thánh giá đó cho cả đời mình. Nhưng khi anh ta nhìn kỹ lại thì mới thấy đó là chính cái thánh giá của anh mà anh đã vác cho đến lúc bấy giờ“ (1).

Sống trong cõi đời này, dù muốn hay không, chúng ta sẽ phải đối mặt với đủ thứ thánh giá. Nhưng đã là thánh giá thì không thể có cái nào là vừa ý tự nhiên của chúng ta hết. Và xem ra mỗi người, dù muốn hay không, cũng đều có một thánh giá để vác. Do đó, chúng ta không nên ngồi chờ đợi sẽ gặp được một cái thoải mái dễ chịu. Vì thánh giá bao giờ cũng là thánh giá: Nó đè nặng trên vai chúng ta, nó gây ra thương tích, nó làm cho ta đau đớn, v.v… Vâng, thánh giá bao giờ cũng là một thách đố:

Tất cả những bất hạnh đó thực ra còn nặng nề hơn cả thánh giá nữa. Và những thánh giá như thế không bao giờ có thể hợp với ý tự nhiên của chúng ta được. Không hề có loại thánh giá xa xỉ, tiện nghi bao giờ! Tất cả mọi thánh giá đều nặng nề khó chịu! Vì thế, người ta cố sức tránh lánh thánh giá hay ít ra tìm kiếm các loại thánh giá nhẹ nhàng dễ chịu hơn. Nhưng những loại thánh giá rẻ tiền, thích hợp với tính xác thịt tự nhiên của con người như thế, thường chỉ làm cho đời con người trở nên vô ý nghĩa, đưa đẩy con người rơi vào tình trạng thất vọng chán chường, mất hết niềm vui vào cuộc sống!

Một cái thánh giá, một sự đau khổ trong cuộc sống có thể xô đẩy con người rơi vào cảnh tuyệt vọng và cam phận. Nó có thể biến con người thành cay đắng, thành chai lì bất cảm, thành giận hơn và đầy hận thù. Nhưng dĩ nhiên, thánh giá cũng có mặt tích cực của nó: Thánh giá cũng có thể đem đến một nghị lực tích cực và có sức biến đổi toàn diện một đời người. Thật vậy, để trở thành trưởng thành và dày dặn kinh nghiệm trong cuộc sống hơn, người ta thường phải trải qua những khó khăn vất vả, những thử thách nặng nề, những hoàn cảnh đầy bất trắc. Cha Teilhard Schardin, một Linh mục Dòng Tên, cũng đã nói: "Nhiều khi Ðức Kitô dùng sự khốn khổ và sự bất hạnh của chúng ta để hướng dẫn chúng ta bước đi trên những con đường cao cả hơn hay để làm cho chúng ta thêm kinh nghiệm hơn!"

Có lẽ qua cách thức đó, người ta sẽ cảm nhận được lời hứa phát xuất từ thập giá Ðức Kitô. Vâng, thánh giá Ðức Kitô đã cướp đi mạng sống của Người, nhưng nhờ sự vui nhận của Người, Ðức Kitô lại đã tìm lại được một sự sống mới và vô cùng cao trọng hơn qua cuộc phục sinh khải hoàn từ cõi chết. Bởi vậy, thánh giá của Ðức Kitô là một lời hứa cho chúng ta trong khi phải vác thánh giá của mình: Vác thập giá mình bước theo Ðức Kitô không hề dẫn chúng ta tới sự vô nghĩa, tới sự chết, nhưng là tới sự giải phóng, tới một cuộc sống đầy ý nghĩa!

1. Aus: W. Hoffsümmer, 255 Kurzgeschichten, Mainz 1981, trang 38.

Lm Nguyễn Hữu Thy

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 29.08.2008. 08:50