Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúng ta phải phó thác vào bàn tay dẫn dắt của Thiên Chúa

§ Tú Nạc

Chúa Nhật V Thường Niên – Năm C
(Isaiah 6: 1-2; 3-8; Psalm 138; 1 Corinthians 15: 1-11; Luke 5: 1-11)

Sẽ như thế nào khi người ta tự thấy mình đứng trong tòa án Nước Trời trước ngai Thiên Chúa? Những ý nghĩ đồng thời là hân hoan và khiếp sợ. Trong cái nhìn nội tại của mình, một cách chính xác đó là nơi mà Isaiah tự mình tìm thấy. Phản ứng của ông tương tự như một người nào đó mặc quần cụt và áo thung đi lang thang tình cờ lọt được vào bên trong một buổi dạ tiệc cung đình phục trang trịnh trọng.

Isaiah rất ý thức về những nhược điểm và tội lỗi của chính mình cũng như giới hạn về lòng nhân đạo của bản thân. Cũng như nhiều người cổ xưa ông bị thuyết phục rằng ông sẽ không sống sót trong cuộc chạm trán này. Những biểu hiện của thần linh luôn là những sự kiện đáng sợ và nguy hiểm và phải được xoay sở đối phó thận trọng tối đa. Trong nhiều phương diện, chúng ta tiếp cận Thiên Chúa với cùng cung cách miễn cưỡng và sợ hãi. Có thể sự sợ hãi bộc lộ, phơi bày và lộ tẩy tất cả tội mọi lỗi và những yếu đuối của chúng ta, cũng như nỗi khiếp sợ một bản án và sự trừng phạt bắt buộc. Nhưng ngạc nhiên thay, hầu hết những cuộc gặp gỡ Thiên Chúa trong Kinh Thánh – một vài trường hợp ngoại lệ đáng chú ý – tự tin và hân hoan một cách không ngờ. Ở rất nhiều nơi, các thiên sứ - hoặc bản thân Chúa Giê-su – luôn bắt đầu cuộc gặp gỡ với ngôn từ trấn an: đừng sợ hãi!

Isaiah luôn bận tâm về “những xấc xược ô uế” của mình (nghĩa là thái độ, tư tưởng tội lỗi và tình trạng đạo đức của con người) bị cuốn trôi bởi hành động của tổng lãnh thiên thần. Biểu tượng của than cháy đỏ chạm vào môi những tiên tri ngụ ý sáng kiến của Thiên Chúa trong việc tạo cho chúng ta thanh tẩy toàn bộ tội lỗi của chúng ta. Chúng ta không bao giờ được lảng tránh tiếng gọi của Thiên Chúa hoặc trách nhiệm mà Thiên Chúa đã đặt để cho chúng ta. Chúng ta không bao giờ bị đòi hỏi phải gánh vác trách nhiệm vượt quá khả năng có thể của chúng ta. Đặc tính loài người của riêng chúng ta sẽ trở nên khí cụ và là phương tiện chuyển giao ân sủng cùng quyền năng của Thiên Chúa.

Đoạn trích từ thư gửi tín hữu Corinth tiêu biểu lời tuyên xưng đức tin hoặc tín điều trong Tân Ước lâu đời nhất. Sự tuyên xưng Ki-tô giáo đầu tiên tập trung vào cuộc tử nạn và sự phục sinh của Chúa Giê-su và hàm ý của nó đối với nhân loại. Những định nghĩa về Ba Ngôi Thiên Chúa mà chúng ta thấy trong những tín điều sau đó vẫn mãi tồn tại trong tương lai. Thánh Phao-lô đã nhấn mạnh sự kiện Chúa Giê-su và đã được mai táng vì nhiều thắc mắc về điều này. Cả hai thời đại của Thánh Phao-lô và hôm nay. Ngoài sự kiện sống lại từ cõi chết, Chúa Giê-su đã xuất hiện nhiều lần. Các tông đồ và một số đông nhân chứng, những người mà có thể đưa ra những bằng chứng tuyên ngôn Ki-tô giáo. Là một nhân chứng trước sự kiện Đức Ki-tô sống lại là một sự xác nhận đúng đắn với tư cách một tông đồ và Thánh Phao-lô và Thánh Phao-lô đã đi đến những day dứt ghê gớm để tự đặt mình vào tầng lớp đó. Một số người thắc mắc rằng sự chứng kiến của Thánh Phao-lô trên đường đến Damascus có thực sự là một cuộc gặp gỡ Đức Ki-tô giống như kiểu cách đã gặp của nhóm Mười Hai hay không. Nhưng Thánh Phao-lô đã gặp phiền toái về những nghi ngờ như vậy. Cuộc sống đã được thay đổi triệt để của riêng ông và lòng nhiệt thành cùng nghị lực đức tin và ông đã nhựng bộ phục vụ đức tin của mình đưa ra những bằng chứng hùng hồn để chứng thực cuộc gặp gỡ của mình với Chúa Trời.

Câu chuyện về cuộc đánh bắt thần kỳ đã xuất hiện hai lần trong Tân Ước – trong đoạn trích của Thánh Lu-ca và trong chương 21 của Thánh Gio-an. Trong trường hợp sau đó, nó xảy ra sau sự kiện phục sinh trên Biển Galilee. Một truyền thống độc lập đã được dùng bởi hai thánh sử trong những phương thức rất khác nhau để truyền đạt chân lý thần học đến các cử tọa của họ. Trong câu chuyện này, Chúa Giê-su đã trưng dụng thuyền đánh cá của Phê-rô để có thể tiếp tục giảng dạy những đám đông ở một vài nơi cách xa bờ biển. Như một cách đền đáp hoạc tiền thù lao thuê mướn, Người bảo các thủy thủ thả lưới và họ sẽ có một cuộc đánh bắt tương xứng. Nhưng họ mệt mỏi và hoài nghi. Sau cùng, họ vất vả hàng giờ - suốt đêm – và họ chẳng bắt được một thứ gì. Nhưng khi họ theo sự hướng dẫn của Người. Họ đã kéo được một mẻ cá khổng lồ.

Phê-rô thậm chí đã nhắc lại một số những tâm tư tình cảm của Isaiah về sự bất xứng trong sự hiện diện thiêng liêng nhưng Cúa Giê-su đã gạt bỏ. Người mời Thánh Phê-rô vào cuộc đời đánh bắt qui mô nhất trên tất cả: đem những linh hồn tới Thiên Chúa. Và rằng sẽ được thông qua, cho dù không chăng nữa, nhân loại thuộc về Phê-rô. Những nỗ lực của chính chúng ta thường tương tự - chúng ta được khuyến khích bởi chúng ta đã cố gắng một điều gì đó bội lần. Nhưng khi chúng ta cố gắng một lần nữa trên con đường nhiều người lui tới – lần này theo sự dẫn dắt của Chúa – chúng ta có thể thành công vượt lên trên những mong đợi của chúng ta. Chúng ta cần phải đối diện trước những vấn đề phức tạp trong thời đại của chính chúng ta với đức tin vượt trội cùng với sự sẵn sàng để được dẫn dắt bởi bàn tay Thiên Chúa.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 08.02.2010. 11:59