Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúng ta phải cố tìm ánh sáng tuyệt diệu

§ Tú Nạc

Lễ Hiển Vinh – Năm C (Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3, 5-6; Mathew 2: 1-12)

Lễ Chúa Hiển Vinh mang ý nghĩ gì trong năm 2010? Lễ Chúa Hiển Vinh đã được tổ chức kỷ niệm hơn 2,000 năm kể từ khi khai sinh Chúa Giê-su nhưng mỗi năm chúng ta phải hỏi lại nó mang ý nghĩa gì đối với chúng ta trong hoàn cảnh hiên tại của mình, e rằng nó chỉ là một lễ mừng được thể hiện trên lịch phụng vụ.

Thoáng nhìn, nó có vẻ như bóng tối – bóng tối dày đặc – vẫn bao trùm hành tinh Trái Đất và các dân tộc của nó. Lời tiên tri này đã được trao cho từ khởi thủy một dân tộc sống trong nỗi đau khổ khôn cùng – một dân tộc bị kiềm chế trong cảnh lưu đày. Nó là một thông điệp của hy vọng và cổ vũ động viên: ánh sáng xuất hiện khi bóng tối dường như hoàn toàn bị bóp nghẹt và áp đảo. Thiên Chúa không bao giớ vắng mặt và luôn là con đường chiếu sáng xua tan bóng tối. Dân Do Thái được giải thoát và dân tộc họ được khôi phục mặc dù trong hình thức mờ nhạt và yếu đuối.

Nhưng hoàn cảnh của riêng chúng ta là gì? Bạo lực vẫn ở cùng chúng ta. Môi trường vẫn còn là một hiểm họa nghiêm trọng. Hận thù, chủ nghĩa cuồng tín, cố chấp hẹp hòi của mọi độc tố đa dạng trong những tiếp xúc của chúng ta. Và năm nay, những hậu quả khổ đau từ sự khủng hoảng kinh tế đã bổ sung trong bảng liệt kê những thảm họa của chúng ta.

Vậy ánh sáng ở đâu? Ánh sáng ở xung quanh tất cả chúng ta xuyên qua bóng tối bằng nhiều cách. Chẳng hạn, Greg Mortenson -sinh năm 1957 (Three Cups of Tea, Stones into School) - đã thúc đẩy hòa bình và sự hiểu biết liên tôn bằng việc xây dựng những ngôi trường trong vùng nông thôn Pakistan và Afghanistan. Những đoàn thể Ki-tô giáo, Do Thái và Hồi giáo nhận những thách thức to lớn để cùng gặp gỡ, hứa hẹn trong việc đối thoại và mưu cầu hòa bình. Nhận thức về môi trường đã được nâng lên bởi những nỗ lực không mệt mỏi của nhiều cá nhân và đoàn thể. Hàng triệu những hành động âm thầm của lòng hảo tâm và độ lượng thuộc thành phần những cá nhân nặc danh mỗi ngày thắp sáng sự sống của nhiều người.

Cần phải có sự cởi mở và nhạy cảm để nhận ra nó. Tập trung trú ngụ vào những tiêu cực và thú vui trong những nhược điểm của nhân loại bảo đảm rằng chúng ta sẽ bỏ lỡ ánh sáng khi nó đi qua. Ánh sáng của Thiên Chúa hiện diện trong mỗi người chúng ta khi và chỉ khi chúng ta mở cửa tâm hồn trước sự hiện diện của nó.

Chúng ta ai nấy đều yêu một huyền thoại – một điều gì đó âm thầm phong kín. Hầu như bất kỳ cuốn sách nào có thể được bán trên thị trường với lời hứa hẹn tiết lộ bí mật. Nhưng tác giả Ephesians nói về một huyền thoại tuyệt vời nhất, vĩ đại nhất trên hết tất cả - đó là sự bao gồm thiêng liêng của tất cả nhân loại. Thiên Chúa không đặc biệt cho một cá nhân, một địa điểm hay một tôn giáo và tất cả đều được đón mời trong mối quan hệ mật thiết.

Trong mọi thời đại, thường ánh sáng được nhìn thấy bởi những người từ phía xa – những người bàng quan – mà không phải những người liền kề bên nó. Câu chuyện về sự gọi mời của ba nhà thông thái đến từ phương Đông đã luôn mê hoặc con người.

Không có bằng chứng nào họ là những vị vua – họ là những linh mục hoặc thánh nhân từ Ba Tư hay xa hơn nữa. Và có thể có nhiều hơn ba vì bài đọc chỉ dùng ở số nhiều. Nhưng điều hiển nhiên rằng họ đã trải qua cuộc hành trình đằng đẵng và gian lao chỉ để chiêm bái phụng thờ hình dáng thiêng liêng bước vào thế giới. Có phải “vì sao” mà họ đi theo là vì sao hay ánh sáng từ nội tại? Có thể là cuối cùng, nhưng muốn là gì thì là, nó đã dẫn đưa họ một cách chính xác đến nơi mà Thiên chúa đã đột nhập lịch sử nhân loại. Những nhà thông thái từ phương Đông đã được mở ra và cố gắng tìm kiếm một cách nghiêm túc – cảnh giác và nhạy bén trước sự êm đềm cùng những chuyển động của bầu trời và những dấu hiệu mạnh mẽ của sự thiêng liêng trong lịch sử loải người. Họ đã theo ánh sáng và đã đến với một nguồn sáng thậm chí tuyệt diệu hơn.

Thiên chúa hiếm khi tạo ra một sự xuất hiện trong những cách hoặc những nơi được mong chờ và chấp nhận. Bám víu vào sự hiểu biết tinh thần hoặc những ý kiến của riêng mình bởi sự e dè xa lạ hoặc thay đổi có thể làm chúng ta mù quáng trước sự vận động của Thiên Chúa qua thế giới của chúng ta. Nhân loại dường như sống trong bế tắc – chúng ta bị câu thúc trong những truyền thống, những hệ tư tưởng và những hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội mà chúng ta đã dựng xây. Nhưng với sự tự nguyện lắng nghe bằng trực giác của con tim có thể dẫn dắt chúng ta ra khỏi vùng vô kiềm tỏa của mình và đi đến một cuộc gặp gỡ mặn nồng hơn với Thiên Chúa và một thế giới hoàn toàn thay đổi.

Nhưng sự sợ hãi có thể là kẻ thù đầy quyền lực và không có nhiều điển hình phù hợp hơn Herod. Ông ta sợ bị thay đổi và mất quyền lực và thực hiện mọi điều với khả năng của mình để dập tắt ánh sáng xuất hiện lần đầu tiên của nó. Chúng ta tất cả đều chia sẻ một ít của Herod nhưng vì ích lợi của thế giới chúng ta, chúng ta cần phải khuyến khích và nuôi dưỡng những gì chúng ta chia sẻ với những nhà thông thái từ phương Đông.

(Nguồn: Regis College – The School of Theoplogy)

Jos. Tú Nạc, NMS

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 31.12.2009. 18:29