Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta tới Thiên Chúa

§ Tú Nạc

Lễ Chúa Thăng Thiên – Năm C (Acts 1: 1-11; Psalm 47; Ephesians 1: 17-23; Luke 24: 46-53)

Chúng ta nên thận trọng nhận thức về ý muốn của Thiên Chúa chúng ta hòa hợp một cách quá trơn tru với những sợ hãi, khát khao, thế giới quan và ý kiến của chúng ta. Trong khi Thiên Chúa có mục đích và kế hoạch của riêng Người, sự sống nhân loại có cái riêng của nó – và điều đó luôn là một dị biệt sâu sắc và kém phần trân trọng.

Những biểu tượng tôn giáo và ngôn ngữ thuộc Thiên Chúa thường bị xuyên tạc và bẻ cong vì những mục tiêu tôn giáo, kinh tế và chính trị ích kỷ. Từ lâu nó đã xảy ra, nó đã xảy ra suốt chiều dài lịch sử, nó tiếp tục cho đến hôm nay và tất cả mọi tôn giáo đều dằn vặt bởi tội lỗi. Vì sự kiện Chúa Giê-su phục sinh và hiện ra trước các tông đồ. Người cố gắng tiếp tục giảng dạy và cổ vũ nhưng họ duy nhất chỉ có một điều về tâm trí của họ: một sự phô bày không có tiền lệ về sức mạnh quân đội và chính trị. Họ muốn dân La mã ra khỏi và và Vương quốc Israel được khôi phục và họ tin đó là những gì mà Chúa Giê-su quan tâm sắp xếp. Nhưng Chúa Gie-su gạt sang một bên những thắc mắc âu lo và xao xuyến của họ bằng cách nói với họ vô vàn ngôn từ về điều đó không liên quan gì đến nhiệm vụ của họ, nó tùy thuộc vào Thiên Chúa, và thậm chí những điều đó cũng không liên quan đến bản thân họ.

Vào lúc đang trong tình trạng xung đột những quan điểm về quyền lực. Uy quyền được tiêu biểu bởi Chúa Giê-su là tinh thần mà Người đã hứa với họ nhiều lần. Nó sẽ được ban tặng cho sự phục vụ, rao giảng, chứng tá, khuyến khích và khai sáng tâm linh – không phải là dành cho sự thống trị và cai quản cũng không dành cho chiến tranh dậy sóng hoặc chi phối ý định của con người đối với tha nhân. Vì những môn đệ của Chúa Giê-su đã thao thức cầu nguyện Người “lên ngôi” mà họ nhân lãnh sự khuyến cáo bổ ích phỏng đoán từ hai hình ảnh thiên thần mặc áo dài trắng: trố mắt nhìn lên bầu trời, Chúa Giê-su không ở “trên đó.” Hãy quan tâm về nhiệm vụ của cuộc sống nhưng với một trọng tâm và mục đích tái tạo hoàn toàn. Khi Chúa Giê-su lại đến bạn sẽ nhận biết được điều đó – để Người thấy bạn đang sống và yêu thương như Người đã dạy bạn.

Chúng ta phải hiểu đoạn trích từ Ê-phê-sô trong ánh sáng này. Đức Ki-tô được diễn tả bằng những ngôn từ như một nhà cai trị toàn quyền, người mà đã chinh phục mọi quyền lực đối lập bằng chính bản thân Người. Nhưng đó là chúa Ki-tô, không phải là Ki-tô giáo, ở vị trí quyền lực này. Nó không bao giờ được phép dùng để củng cố thái độ đắc thắng hoặc những cấu thành thể chế. Hình ảnh này là cách tryền tin cho chúng ta bảo đảm rằng Thiên Chúa thuộc quyền cai trị tối thượng và rằng tội ác không thể chiến thắng dài lâu. Mục đích của Thiên chúa đối với nhân loại là phải giải quyết thế giới vô cùng rối ren và hỗn loạn của chúng ta. Tinh thần của “sự khôn ngoan mặc khải” mà tác giả của Ê-phê-sô cầu nguyện sẽ bộc lô cho chúng ta thấy rằng chúng ta có thể là một phần của điều này và chia sẻ trong sự phong phú tinh thần của Thiên Chúa nếu chúng ta lực chọn. Cuộc sống của chúng ta có rất nhiều mục đích và ý nghĩa mà chúng ta muốn có. Nhưng chúng ta phải mở rông tâm trí và tâm hồn của chúng ta trước ý nghĩa của Thiên Chúa.

Đau khổ không bao giờ giải quyết và hiểu được một cách dễ dàng và thậm chí nó còn khó khăn hơn nhiều để xử lý khi những người có ý định bóp nghẹt nó với những lời sáo rỗng, rập khuôn đạo đức giả. Thậm chí một điều nan giải hơn khi con người đau khổ ấy là người không được giúp đõ trước những đọa đày hay cái chết – trường hợp này, Chúa Giê-su Đấng Cứu Chuộc của Israel. Cuộc khổ nạn và tử nạn của Chúa Giê-su là một trong những trở ngại lớn nhất phải đối diện với thế hệ đầu tiên của Ki-tô hữu. Trongcau6 chuyện Emmaus, Chúa Giê-su của Thánh Lu-ca đã dạy hai môn đệ đầu tiên sự cần thiết thiêng liêng về cuộc khổ nạn và tử nạn của Người. Đoạn trích đã chứng minh cách mà những Ki-tô hữu đầu tiên đã đọc lại Cựu Ước qua sự hiểu biết Đức Ki-tô làm trung tâm của lịch sử cứu độ. Dau khổ và đấu tranh là một phần của điều kiện con người và thậm chí nó còn hơn thế đối với những ai thừa nhận lời dạy của Thiên Chúa một cách đúng đắn và cố gắng đi theo những dấu chân của Người. Sự đau khổ cứu chuộc không có nghĩa là sự tự hành hạ vì tội lỗi. Sự đau khổ vô cớ không có giá trị: khi và chỉ khi nó được thực hiện vì hạnh phúc tha nhân và kiên nhẫn chấp nhận, không biểu hiện bất mãn mà nó chuyển giao những lời cầu nguyện của nó.

Chúa Giê-su của Thánh Lu-ca nhấn mạnh rằng những người theo Người vẫn còn ở Jerusalem (không giống như Ga-li-lê trong Tin Mừng của Mac-cô và Mat-thêu) cho đến khi họ được phủ lên mình sức mạnh từ trời cao – Chúa Thánh Thần. Đây là món quà đã được hứa hẹn từ lâu đối với sự hiện diện trú ngụ của Thiên Chúa. Nó sẽ cho những môn đệ của người ló rạng một cuộc sống mới, can đảm, trí tuệ, uy vũ và hân hoan để rao giảng sự hối cải và tha thứ cho toàn Trái Đất.

Trong thời đại bấp bênh này, tan vỡ mộng tưởng và tiêu cực mà chúng ta đối diện món quà của Thiên Chúa là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta không thể chính mình tạo ra nó. Chúa Thánh Thần cho phép chúng sánh bước tay trong tay cùng Thiên Chúa.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 14.05.2010. 20:21