Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật XXX Thường Niên -C

§ Lm Jude Siciliano, OP

Huấn ca 35:12-14,16-18; Tvịnh 33; 2 Timôthê 4: 6-8:16-18. Luca 18:9-14

Trong dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế cùng cầu nguyện trong Đền Thờ, người Pharisêu được xem là người xấu trong câu chuyện. Anh ta kêu khấn một cách ngạo mạn làm sao! Nhưng anh ta không có vẽ là người xấu đối với những người đang nghe Chúa Giêsu. Người thu thuế có thể là một nhân vật phản diện đối với thính giả của Chúa Giêsu. Anh ta làm nghề thu thuế cho người La Mã. Khi Chúa Giêsu đề cập đến sự hiện diện của người thu thuế trong dụ ngôn, các thính giả nghe câu chuyện của Ngài kể có thể lập tức nghĩ rằng đó là "một người phản bội và có vị thế thấp nhất trong số những kẻ thấp hèn". còn gì nữa nếu không nghĩ gì về đời sống của hai người trong câu chuyện, thì cả hai đều nói lên giá trị đạo đức của họ khá rõ, như chúng ta có thể nghe trong lời cầu nguyện của họ.

Người Pharisêu là người tốt nên được những người thời đó ngưỡng mộ. Anh ta "thánh thiện" đến nỗi anh ta tuân giữ lề luật nhiều hơn những điều luật buộc làm. Sách Đệ Nhị Luật buộc phải nộp mười phần trăm cho thành quả của mùa màng, cây trái và gia súc. Nên lưu ý rằng: Còn người Pharisêu thì nộp tất cả "tiền thu nhập" của mình. Anh ta nộp vượt quá những gì mà lề luật quy định phải làm.

Vì vậy chúng ta có thể nói là cách tự diễn tả của anh ta về đời sống đạo đức thật đúng vì anh ta "không giống như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình". Đời sống anh ta tốt hơn đời sống "người thu thuế kia". Vấn đè với anh ta không phải là anh ta không là người tốt và tuân theo lề luật. Dân chúng thấy người Pharisêu ra khỏi Đền Thờ sau lúc cầu nguyện hôm đó, có thể sẽ đồng ý với anh ta về những sự việc tự đánh giá về chính mình của anh. Anh ta có thể được khen ngợi vì có đời sống gương mẩu. Trong khi đó người thu thuế sẽ bị coi thường về đời sống đạo đức của anh ta. Chúng ta đã thấy rõ hai người đó khác nhau như thế nào.

Đừng vội! Nên nhớ rằng Chúa Giêsu đang dùng dụ ngôn để hướng dẫn họ, và dụ ngôn không bao giờ đi theo hướng "đúng chuẩn" cả; cách dõi theo và xem xét của chúng ta thường theo một định kiến đã có từ trước và được xem như là cách đúng thật. Hãy thử dùng lối suy luận đơn thuần nàn của loài người thì không bao giờ có thể áp dụng cho dụ ngôn. Vì các dụ ngôn không theo đường lối khôn ngoan của loài người. Dụ ngôn hôm nay là một ví dụ điển hình. Khi chúng ta bước vào thế giới của dụ ngôn là chúng ta đang ở trong một thực tại hoàn toàn mới. Và đó là "Triều Đại Thiên Chúa".

Không ai có thể hiểu về cách nói của Chúa Giêsu khi gọi triều đại Ngài là "Tròn lý". Hãy cảm tạ Thiên Chúa! Đã cho chúng ta có cơ hội suy luận để đem đến cho chúng ta sự trọn vẹn suy tư trong đức tin để đem áp dụng vào cuộc sống sự công chính có thể hoàn toàn áp dụng vào đời sống của chúng ta? Thay vào đó, dụ ngôn hôm nay cho chúng ta thấy một lần nữa là các cách thức của Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta không theo lý luận của loài người. Sự công chính của Thiên Chúa là ân sủng, và ân sủng không đi đôi với thang cân bằng của sự đo lường do quy chuẩn trong luật lệ của lẽ công bằng che khuất của loài người. Dụ ngôn hôm nay là nói về sự công bằng của Thiên Chúa. Công bằng đó có thể gây đau buồn và bị bỏ lỡ đối với những người tự nghĩ là mình đáng được.

Nếu điều gì mà người Pharisêu nói về anh ta là thật, thì vấn đề đó là gì? Thật thế, anh ta có cái nhìn thật sai lầm: anh ta đang cầu nguyện tập trung về đời sống của chính anh. Thử để ý xem; anh đã bao nhiêu lần nói về từ "con" nghĩa là chính anh. Trong lời cầu nguyện đó; Thiên Chúa như là một người đứng ngoài quan sát về lời cầu nguyện và danh sách những thành quả của anh ta.

Một số người nghĩ rằng lời cầu nguyện của chúng ta có thể làm thay đổi tấm lòng của Thiên Chúa. Thật ra lời cầu nguyện sẽ làm thay đổi chúng ta. Nhưng, không có gì trong lời cầu nguyện của người Pharisêu có thể khiến thay đổi dời sống của anh ta. Dường như anh ta nghĩ là đời sống quá tốt đẹp của anh ta đã làm cho anh ta đáng được hưởng ơn cứu chuộc, và Thiên Chúa cần phải tưởng thưởng anh ta vì việc làm tốt đẹp của anh đã theo đúng đường lối tôn giáo. Dân chúng khi nhìn thấy người Pharisêu hôm đó ra khỏi Đền Thờ một cách hài lòng vì anh ta đã làm tròn bổn phận tôn giáo của mình.

Nhưng, bạn có để ý người Pharisêu chỉ chú trọng về các thành quả của anh ta không? Đâu là ân huệ của Thiên Chúa ở trong đời sống của anh ta? Anh ta tập trung vào các công việc làm tốt của mình. Đến nỗi anh ta không thấy được hoạt động của Thiên Chúa trong đời sống của mình. Nguồn gốc của lòng tốt của con người không khởi sự phát sinh từ trong con người đó, nhưng nó đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng ban ân huệ và lòng tốt cho chúng ta để chúng ta phản ánh sự tốt lành của Thiên Chúa trong chúng ta.

Thánh Luca nói với chúng ta là Chúa Giêsu kể dụ ngôn "cho một số người sống tự hào cho mình là công chính". Đây là một câu chuyện khuyên chúng ta nên cẩn thận về thái độ của những người sống đạo, và những tổ chức tôn giáo trong chúng ta. Chúng ta tin chắc rằng chỉ có chúng ta mới biết sự thật và biết cách thức phải hành động như thé nào. Người Pharisêu tự hào mình là người công chính, và khinh chê bất kỳ ai không theo đường lối của anh ta. Từ "Người công chính" cho chúng ta rút ra dược kết luận về người tội lỗi và không còn chỗ cho lời đối thoại và bày tỏ sự khác biệt.

Người thu thuế không chú trọng đến chính anh ta, và những điều tốt lành anh ta đã làm. Nhưng, anh ta chú trọng đến việc anh ta đã không làm được. Thật ra, không như người Pharisêu, anh ta không nhìn vào chính mình, nhưng nhìn về Thiên Chúa. Anh ta cầu xin Thiên Chúa ban ơn vì anh ta không tự mình làm được. Anh ta hoàn toàn dựa vào Thiên Chúa, và anh ta phó mình trong tay Thiên Chúa. Khi anh ta ra khỏi Đên Thờ ngày hôm đó anh ta không như người ta thường thấy anh ta. Nhưng, Chúa Giêsu trông thấy sự khác biệt mà dân chúng không trông thấy là "khi anh ta trở về nhà, thì đã được công chính rồi ". Theo lời văn trong Kinh Thánh lời đó có ý nghĩa là anh ta đã được tha thứ tội lỗi. Vậy điều gì đã xãy ra? Người thu thuế làm gì để được "hưởng" sự tha thứ đó? Không gì cà. Anh ta là một người tội lỗi, hoàn toàn trở về với Thiên Chúa để xin ơn tha thứ, và lòng thương xót Thiên Chúa đã đáp lại.

Người hằng tiếp xúc với con người thật trong đời sống của chính mình nên Ngài sẽ biết đâu là sự liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa và với những người khác là ân huệ bởi Thiên Chúa tốt lành ban cho chúng ta. Nhưng, nếu chúng ta nghĩ đến đời sống phàm nhân của chúng ta, chúng ta cũng biết được đôi khi chúng ta yếu đuối và đôi khi dễ dàng sa ngã phạm tội. Vì thế lời cầu nguyện của người thu thuế hôm nay cũng là lời cầu nguyện của chúng ta nữa. "Lạy Chúa xin thương xót con là kẽ tội lỗi". Chúng ta đã đặt lòng tin tưởng của chúng ta vàoThiên Chúa là Đấng đã tạo dựng nên chúng ta, và đã ban bao nhiêu lý do cho chúng ta để ca ngợi về tất cả những sự tốt lành, đẹp đẽ trong chúng ta và xung quanh chúng ta. Chúng ta cũng biết chúng ta có thể tin tưởng vào Thiên Chúa để tha thứ cho chúng ta mỗi khi chúng ta quay lưng về Ngài và chỉ chú trọng về cuộc sống của chúng ta như người Pharisêu.

Ông John Shea nhắc đến kinh nghiệm của cha Thomas Merton, một tu sĩ dòng Trappist và tác giả nhiều sách về đời sống thiêng liêng. Một hôm cha Thomas đứng ở một góc đường ở thành phố Louisville ở tiểu bang Kentucky. Cha cảm thấy hết lòng yêu mến những người xung quanh cha và nghĩ cha không xa họ mà thật ra đang sống cùng họ. Cha nói "Cảm tạ Thiên Chúa, cảm tạ Thiên Chúa vì con cũng như những người khác. Con cũng chỉ là một người trong những người khác". Rồi, nghĩ xa hơn, cha Merton lên tiếng ca ngợi: "Thiên Chúa được tôn vinh vì Ngài đã nên một người trong loài người, một nhân vật trong loài người!" Vì thế trong khi chúng ta "hạ mình xuống" như Chúa Giêsu dạy, chúng ta nên nhớ với lời ca ngợi là chúng ta không chỉ là một thành phần hòa hợp trong nhân loại, nhưng chúng ta cũng hòa hợp với Thiên Chúa là Đấng, trong cử chỉ hạ mình, nhập thế làm người với chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô.

Ông Ben Sira có một trường dạy thanh niên 2 thế kỷ trước Chúa Kitô. Những lời dạy khôn ngoan của ông ta về các sự việc trong thế gian và về truyền thống Do Thái đã được người cháu nội ông gom góp lại để cho những người Do Thái tha phương cố gắng gìn giữ đức tin họ sống giữa những người ngoại. Ông Ben Sira nhắc các học sinh đặc biệt của ông ta là những ân huệ họ đã được lãnh nhận nơi bàn thờ không phải tự làm cho họ được Thiên chúa lắng nghe. Trái lại, như chúng ta nghe hôm nay trong bài đọc thứ nhất: Thiên Chúa nghe lời cầu xin của những người bé mọn nhất trong xã hội.

Bài sách Huấn Ca hôm nay nhắc lại bài tuần vừa qua về dụ ngôn người góa phụ kiên trì đòi công chính bởi vị quan tòa bất chính. Sách Huấn Ca nhắc chúng ta là nếu Thiên Chúa có thiên vị ai thì đó là Ngài thiên vị kẻ bị áp bức. "Lời nguyện của người nghèo vượt ngàn mây thẳm. Họ sẽ không ngơi nghỉ khi lời nguyện của họ chưa đạt tới đích, họ chưa an lòng" Những người trong sách Huấn Ca gọi là "kẻ thấp hèn" là những góa phụ và trẻ mồ côi, người quyền uy không để ý đến. Bởi thế, người nghèo chỉ kêu được đến Thiên Chúa. Sự dựa vào Thiên Chúa trong lời cầu nguyện không chỉ có trong những kẻ thấp hèn, mà cũng có thể có trong lời cầu xin của mỗi người trong chúng ta, những người muốn hạ mình trong đời sống, đặt vào bàn tay của Thiên Chúa. Huấn Ca cũng nhắc các học sinh đặc biệt nên làm như vậy. Sự Chúa Giêsu đến ít hơn 2 thế kỷ sau Huấn Ca, sẽ là một dấu chỉ thực sự về lòng thương xót của Thiên Chúa đang lắng nghe những người thấp hèn nhất.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm C CN30

Đọc nhiều nhất Bản in 24.10.2019 14:51