Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật XXVII Thường Niên -B

§ Lm Jude Siciliano, OP

Sáng Thế 2: 18-24; Tvịnh 127; Do Thái 2: 9-11; Máccô 10: 2-16

Hôm nay, khi chúng ta nghe bài tạo dựng trong sách Sáng Thế, chúng ta nên quên những ý nghĩ trước kia chúng ta đã có. Lúc trước chúng ta chưa quen thuộc với Kinh Thánh, chúng ta nghĩ đến những hình ảnh định trước. Khi đọc sơ về việc tạo dựng loài người chúng ta có thể có những kết luận quá thô thiển. Thí dụ: Vì người đàn ông được tạo dựng trước tiên, chúng ta nghĩ trọng tâm kế hoạch sáng tạo của Thiên Chúa là chú trọng trước tiên đến người đàn ông.. Còn người phụ nữ có vẻ như là một ý nghĩ thứ hai và sự tạo dựng chỉ nhằm mục đích là làm bạn đồng hành với người đàn ông thôi.

Học hỏi về Kinh Thánh và đọc Kinh Thánh kỹ lưỡng hơn thì thấy người đàn bà ngang hàng trong tình bạn với người đàn ông. Người đàn bà cũng được tạo dựng bởi một thứ đất như người đàn ông. Như thế Thiên Chúa chỉ định người đàn ông và người đàn bà sống hợp tác với nhau, và chia sẻ đời sống với nhau. Bài sách Sáng Thế mói rõ là trong việc lập gia đình "cả hai người trở thành một xương một thịt". Ngay cả từ "đàn ông", “đàn bà" chứng tỏ sự liên hệ mật thiết với nhau. Bài sách Sáng Thé nêu ý chính của bài phúc âm hôm nay.

Câu hỏi của các người Pharisêu không phải là nếu được phép ly dị, nhưng là khi được phép ly dị. Các giáo chức tôn giáo đã bàn cãi lâu đời về vấn đề ly dị. Các bài sách nói về ly dị đã được khảo cứu kỹ lưỡng. Thí dụ như trong sách Đệ Nhị Luật (24:1) "Nếu một người đàn ông đã lấy vợ và đã ăn ở với nàng rồi, mà sau đó nàng không đẹp lòng người ấy nữa, vì người ấy thấy nơi nàng có điều gì chướng, thì sẽ viết cho nàng một chứng thư ly hôn..." Không cần phải là chuyên viên về Kinh Thánh để biết hoàn cảnh người vợ dễ bị tổn thương như thế nào đối với người chồng. Nói đến "điều gì chướng" để viết chứng thư ly hôn là gì? Và đó là điểm chính trong việc bàn cãi.

Quan điểm đáng chú trọng để ly hôn là sự không trung thành. Nhưng người đọc sách Kinh Thánh sơ sài có thể nghĩ cho ly hôn là về những điều gì người chồng không ưa thích. Đó là những điều gì vậy? bữa cơm cháy khét? Không có con trai? tuổi già lẩm cẩm hay sao? Thật không khó để nghĩ đến những ảnh hưởng trong xã hội, nếu thử tục ly hôn quá dễ dàng dễ dàng như vậy. Ly hôn liên quan đến vấn đề về pháp lý, và hơn nữa, vì gia đình và cộng đoàn bị liên lụy vì ly hôn. Thí dụ như: vợ chồng có trách nhiệm săn sóc và che chở con cái bị ảnh hưởng do hậu quả của ly hôn. Như Kinh Thánh nói, Thiên Chúa cũng liên hệ đến hoàn cảnh vợ chồng theo trong truyền thống vì việc lập gia đình là một bí tích.

Hãy xem trong xã hội Chúa Giêsu, tình trạng thảm khốc của một người phụ nữ khi ly hôn như thế nào. Phần đông phụ nữ thời đó không có của cải, hay tài sản. Cuộc sống lứa đôi sẽ đem đến sự che chở cho người phụ nữ và con cái. Người đàn bà sống một mình cần phải tìm kế sinh nhai. Bởi thế luật pháp là điều tối hệ trọng để che chở người phụ nữ và con cái họ tránh khỏi những thế lực mạnh mẻ của xã hôi chống họ.

Chúa Gê su giải thích luật pháp một cách cứng rắn là chính Ngài muốn che chở người bé mọn trong xã hội. Trong những nơi khác trong phúc âm Chúa Giêsu gọi các môn đệ đi theo Ngài nên từ bỏ gia đình họ. Ngài lập nên một gia đình mới không có liên hệ về máu mủ. Nhưng nói về ly hôn và các hậu quả, Chúa Giêsu chọn theo thánh ý Thiên Chúa. Bài trích sách Sáng Thế mà chúng ta nghe hôm nay nói "cả hai người trở thành một xương một thịt". Bởi thế Chúa Giêsu dạy "vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly".

Hôm nay tôi nghĩ điều gì có thể "giảng giải" bài phúc âm hôm nay, không phải là hoàn toàn cấm ly hôn. Thí dụ như hoàn cảnh bạo tàn trong gia đình, ly dị là điều cần thiết để che chở người yếu đuối trong gia đình. Đây là điều tôi nghĩ về lời dạy của Chúa Giêsu, và lý do Ngài dạy. Cảnh vợ chồng đáng lẽ phải tiếp tục lâu dài, nhưng một số người chồng muốn ly dị vợ một cách quá dễ dàng. Và cũng như thường lệ, Chúa Giêsu tìm cách che chở người bé mọn không có cách nào kêu cứu đến xã hội.

Chúa Giêsu trả lời cho những người Pharisêu theo sự tốt đẹp của Ngài là quay lại hỏi người họ một câu "Thế ông Môsê đã truyền dạy các ông điều gì?" Ông Môsê cho phép người chồng viết giấy ly dị mà rẫy vợ, đó là một cách che chở cho người vợ khỏi bị xã hội nam nhi đô hộ. Với một chứng thư, người đàn bà có thể lấy chồng khác và được sự che chở cần thiết theo luật pháp.

Chúa Giêsu nói đến sách Sáng Thế để chứng tỏ thánh ý đầu tiên của Thiên Chúa là người đàn ông và người đàn bà ngang hàng với nhau. Người đàn ông nhìn vào các thú vật Thiên Chúa tạo dựng, và coi thú vật không ngang hàng với mình. Khi Thiên Chúa tạo dựng người đàn bà cho ông A Dong. Ông ta xem đó là một người như ông ta và nói "phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi".

Còn về việc người đàn bà lấy chồng lại thì sao? Trong xã hội Chúa Giêsu, nếu người đàn ông không trung thành, người đó không phạm tội ngoại tình với người vợ, nhưng chỉ phạm tội ngoại tình khi người đàn ông đã lập gia đình khác. Nếu người đàn bà phạm tội ngoại tình thì sẽ bị ném đá. Bây giờ Chúa Giêsu dạy nếu người đàn ông tái hôn thì đã phạm tội ngoại tình (Nên chú ý: Phụ nữ Do thái không thể ly dị chồng, nhưng thánh Máccô viết phúc âm cho cộng đoàn người ngoại, và trong cộng đoàn đó phụ nữ có quyền ly dị và có quyền có của cải, tài sản).

Chúa Giêsu giảng dạy về sự gấp rút của Triều Đại Thiên Chúa, và việc đó gồm một đường lối mới về đời sống. Bởi thế, trong những lời Ngài giảng dạy khác, Ngài cấm không được thề thốt và ly dị (Mt 5: 34-37) Nhưng vì cộng đoàn tín hữu phát triển, họ nhận thấy họ không thể sống theo lý tưởng, và họ sửa đổi hòa hợp theo lời Chúa Giêsu dạy bảo. Vì thế, thí dụ như họ cố gắng làm thế nào để giúp đỡ cảnh vợ chông theo sự yếu đuối của loài người.

Đất nước chúng ta cho phép người phụ nữ có của cải, tài sản, có tiền lương khi đi làm và có thể ly dị. Dù vậy, phụ nữ và trẻ con vẫn là người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội chúng ta. Trong khi ly hôn được dễ dàng, xã hội vẫn không đủ sức thực hiện sự hổ trợ cho trẻ em đầy đủ. Bởi thế, nhiều người phải sống trong cảnh nghèo nàn, bao gồm chủ yếu những người mẹ trẻ và con họ.

Chúa Giêsu không từ chối luật pháp. Ngài muốn đời sống có trật tự, có tổ chức để che chở những người bé mọn yếu đuối. Bài sách hôm nay cũng nói đến lời Chúa Giêsu dạy về trẻ con. Trong tình cảnh các sự lạm dụng tré con của hàng giáo phẩm, trách nhiệm của chúng ta là che chở các người yếu đuối. Và lời giảng dạy của Chúa Giêsu giúp chúng ta thêm năng lực để che chở trẻ em như Chúa Giêsu đã làm. Chúng ta là thành phần giáo hội. Giáo phẩm và giáo dân hãy kêu gọi cho biết những người lạm dụng và thải họ ra khỏi việc làm của họ trong giáo hội. Chúng ta nên cố gắng giúp hàn gắn giữa những người bị lạm dụng. Chúa Giêsu tẩy chay thái độ của các môn đệ Ngài, và Ngài dạy họ phải đối xử nồng hậu với những người bé mọn. Ngài thách thức, và ban năng lực cho chúng ta là môn đệ, không dưới một thái độ “chờ xem”, nhưng phải làm gì ngay bây giờ để tránh khỏi những bùn nhơ tràn ngập chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm B CN27

Đọc nhiều nhất Bản in 04.10.2018 16:37