Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật XXIX Thường Niên -A-

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật XXIX Thường Niên -A-
Isaia 45: 4-6; Tv. 95; 1 Thêxalônica 1: 1-5b; Mátthêu 22: 15-21

Bài đọc thứ nhất hôm nay nói về Thiên Chúa cho "ông Ky-rô xức dầu". Nghe thế, cộng đoàn tự hỏi "Ky-rô là ai?" , và "vì sao ông ta được xức dầu?". Ngay cả khi chúng ta không giảng về về bài trích sách Isaia, chúng ta cũng có thể giúp giáo dân nghe bài đọc thứ nhất vài lời giải thích về ông Ky-rô là ai. Nếu không thì giáo dân khi nghe bài này, không biết được thông điệp quan trọng của bài đọc đó. Vì thế, chúng ta hãy giải thích về Isaia.

Ky-rô là một vị quyền thế người Ba-tư. Ông ta không phải là người Israel, và đã cho phếp người Israel đang ở bị lưu đày ở Babylon trở về quê quán của họ. Ông ta lại còn cho họ phép họ xây dựng lại Đền Thờ (Ezra 1:1-8). Trong lúc bị lưu đày, dân Israel hy vọng sẽ có một vị tướng giỏi giải thoát họ. Trái lại, chao ôi, ngạc nhiên thay! Người giải thoát họ không phải là người Israel mà là một vị vua ngoại đạo, không phải là một người trong dân Chúa chọn, và họ tự hỏi làm sao được như thế?

Ông Isaia nói rõ là vua Ky-rô là người giải thoát. Chính Thiên Chúa của dân Israel là nguồn gốc sự việc đó. Một điều lạ lùng nữa là ông Ky-rô được gọi là người được "xức dầu". Danh dự đó dành cho một người thuộc dòng dỏi vua David lại được ban cho một vua ngoại đạo. Hay, nói một cách khác là Thiên Chúa làm một việc trái với lệ thường.

Thêm nữa, Thiên Chúa cầm tay phải của Ky-rô, đó là một cách truyền thống ban quyền vua chúa cho ai. Ky-rô đã được Thiên Chúa chỉ định và được quyền uy của Thiên Chúa. Ông ta thực hiện việc Thiên Chúa muốn là giải thoát dân Ngài đã chọn. Có thể ông ta không biết Thiên Chúa, nhưng chắc chắn là Thiên Chúa biết ông ta, và Ngài dùng ông ta như công để cụ giải thoát.

Đây chỉ là một thí dụ Thiên Chúa dùng người không có đức tin để thi hành thánh ý Ngài. Ngôn sứ Isaia nói với chúng ta Thiên Chúa làm sao hành động qua người phàm. Người đó có thể không biết nguồn gốc của việc họ làm và quyền uy họ có để làm điều thiện. Trong mọi sự việc và trong mọi lúc Thiên Chúa là nguồn gốc của sự thiện xãy ra cho chúng ta. Chúng ta không cần phải biết nguồn gốc của sự thiện đó "Chính Ta là Đức Chúa và không có Chúa nào khác cả".

Việc đó làm chúng ta nên xét lại đời sống chúng ta và toàn thế giới, và nhìn vào sự thiện người ta làm. Có thể những người đó có đức tin hay không. Họ có thể nói là Thiên Chúa thúc đẩy họ hay không. Nhưng Thiên Chúa có đó, cầm tay họ và thi hành ý định của Ngài.

Trong câu chuyện thảm sát vừa rồi ở Las Vegas tin tức trong biết bao nhiêu ngày nói về những người hy sinh mạng sống họ để giúp người khác. Có người liều chết che chở cho bà con hay người lạ. Họ làm những việc thiện lớn lao cho kẻ khác, họ không kể tính mạng họ. Nhưng không hề có ai nói với chúng ta là họ thực hiện những hành vi lớn lao đó vì đức tin nhiều hay ít. Đó chỉ là một hành vi tự nhiên của việc thiện. Cũng như với vua Ky-rô, Thiên Chúa đã xức dầu cho những người đó, và cầm tay phải của họ để đưa họ đến những người Thiên Chúa muốn giúp đở, những người Ngài yêu mến.

Cũng như trong những việc thiện các tình tình nguyện viên xây dựng Hoà Bình thời Tổng Thống Kennedy. Họ đi khắp nơi trên thế giới làm việc cho những người họ không hề quen biết, không cùng ngôn ngữ hay văn hóa và trong những hoàn cảnh khác biệt và đôi khi rất khó khăn. Lại nữa, nhiều tình nguyện viên không nghĩ là đức tin là nguồn gốc của việc thiện họ đang làm. Những điều đó không ngăn được Thiên Chúa nắm tay họ và dẫn họ đến những người Ngài muốn giúp đở.

Ngôn sứ Isaia cho chúng ta trông thấy tận bên trong: chúng ta trông thấy bàn tay Thiên Chúa "xức dầu" qua tài năng của người khác để họ làm điều tốt: "Chính Ta là Đức Chúa, không có Chúa nào khác nữa. Ngoài Ta ra, thần linh không hề có". Thật rõ ràng là các hành vi tốt đẹp của Thiên Chúa không chỉ khu trú cho một giáo hội nào hay một cộng đoàn tín hữu nào.

Vừa rồi, phim nói về chiến tranh ở Việt nam làm tôi nhớ lại lời tôi trao đổi với một người cô của tôi. Cô tôi bênh vực việc Hoa Kỳ xen vào chiến tranh và nói "Hoa Kỳ đã làm đúng hay sai!" Bất kể các lập luận về đạo đực về sự đúng sai của chiến tranh, cô tôi khẳn định là việc trung thành với tổ quốc là việc trên hết mọi sự.

Hôm nay bài phúc âm nói đến vấn đề tương tự. Thánh Mátthêu nói với chúng ta là một số người Pharisêu và phe Hêrôđê muốn cài bẩy Chúa Giêsu. Họ hỏi Ngài "xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xêda hay không?" Đối với những người hỏi đó thi họ nói về việc xây dựng Đền Thờ. Họ nghĩ là trung thành với Thiên Chúa là điều trái ngược với trung thành với chính quyền. Họ muốn gài bẫy Chúa Giêsu, vì nếu Chúa Giêsu nói "đúng, hãy trả thuế" thì người Do thái trong đám dân chúng đứng đó sẽ bỏ Chúa Giêsu đi, vì phần đông những người đó nghĩ là trả thuế cho người La mã ngoại đạo là một cử chỉ phản bội dân Do Thái và Thiên Chúa của họ. Nếu Chúa Giêsu nói "không nên trả thuế" thì Chúa Giêsu sẽ bị tội chống đối người La mã.

Đoạn sách đó là đoạn sách được ưa thích nhất của những người hay bàn luận về Giáo Hội và chính quyền. "Thế thì của Xêda trả về cho Xêda; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa". Nhưng, lời nói này không trả lời câu hỏi chúng ta thường hỏi trong xã hội dân chủ ngày nay. Chúa Giêsu không trả lời câu hỏi "trả thuế cho Xêda có đúng luật hay không". Câu trả lời của Chúa Giêsu đưa vấn đề trở lại đặt vào tay những người chống đối Ngài. Họ phải tự quyết định lấy họ. Điều gì là thuộc về Thiên Chúa? và điều gì là thuộc về Xêda?.

Đồng bạc có hình Xêda là thuộc về Xêda. Những người cài bẫy đưa cho Chúa Giêsu đồng bạc họ dùng để trả thuế, vậy thì họ đã trả thuế rồi. Nhưng chúng ta, loài người, có hính ảnh giống Thiên Chúa, vậy chúng ta thuộc về Thiên Chúa. Chúng ta có thể trả thuế, nhưng chúng ta không thuộc về Xê da.

Nghe như là điều phải chọn lựa giữa hai điều bằng nhau: Thiên Chúa và Xêda. Nhưng hai điều đó không bằng nhau đâu. Chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa, và mặc dù chúng ta ở nơi nào đi nữa; dù là nơi làm việc, ở trường học, hành vi chính trị hay ở nhà v.v..., điều trung thành đầu tiên của chúng ta là phải thuộc về Thiên Chúa là Đấng chăm sóc mọi ý nghĩ và hành động của chúng ta trên toàn cầu.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm A CN29

Đọc nhiều nhất Bản in 19.10.2017 10:22