Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật XV Thường Niên -B

§ Lm Jude Siciliano, OP

Amốt 2: 2-5; Tvịnh 84: 9-14; Êphêsô 12: 7-10; Máccô 6: 7-13

Các ngôn sứ có thể gây rối nhiều. Tuần trước chúng ta nghe Thiên Chúa gởi ngôn sứ Êdêkien đến đân Israel cứng lòng cải lại Thiên Chúa. Hôm nay là ngôn sứ Amốt lại khuấy động nên hổn loạn. Ông Amốt là một ngôn sứ làm các giới chức cai trị và thầy cả Israel rối loạn. Hình như đó là nhiệm vụ của ngôn sứ: gây rối loạn trong sự bình an và giữa những người quyền thế.

Ông Amốt là một thường dân, ông ta làm nghề chăn chiên và du cư từ nơi này sang nơi khác. Thiên Chúa gọi ông bỏ nhà ở xứ Judea lên miền bắc là xứ Israel. Vua Israel thời đó là Jeroboam, quyền thế. Lúc đó Israel rất thịnh vượng. Những người giàu có và uy quyền sống sang trọng lộng lẫy (Am 3: 12,15). Nhưng họ không quan tâm đến người nghèo và ông A mốt cáo buộc họ và các thẫm phán áp bức, và tham lam tài sản của dân chúng. (Am 3: 10).

Thế nên ông Amátza, là thầy cả thượng thẩm, muốn loại bỏ ông Amốt, vì ông Amốt không phải là người thuộc nhóm ngôn sứ chuyên nghiệp, họ lãnh tiền để nói lời của Thiên Chúa. Trái lại ông Amốt sống đời sống đơn giản và khi Thiên Chúa gọi ông ta. ông đã rời bỏ cuộc sống bình thường để đáp ứng theo tiếng gọi của Thiên Chúa.

Ngày mai tôi sẽ đi giảng tĩnh tâm cho một giáo xứ ở rất xa đây. Xem nào: tôi đã soạn máy vi tính, điện thoại di động và cáp nối mạng cho cả hai chưa? Tôi đã đăng ký trực tuyến trên mạng về chuyến bay của tôi chưa? Có xe đưa tôi ra phi trường và sẽ đón tôi khi tôi trở về chưa? Bài phúc âm hôm nay làm tôi chột dạ, vi Chúa Giêsu sai 12 môn đệ Ngài ra đi rao giảng với chỉ thị "các ông không được mang gì đi đường... không mang theo lương thực, bao bị, không tiền lận lưng". Chúa Giêsu nói chỉ trừ những vật dụng cần thiết là cây gậy, đôi đi giép mà thôi. Trong suốt hành trình họ "không được mặc hai áo". Trong lúc tôi soạn vali, tôi hy vọng không nặng quá 25Kg để được phép đem lên máy bay. Tôi tự hỏi: “tôi có nên áp dụng theo đoạn phúc âm này vào trường hợp tôi không?" Thật ra tôi không phải là môn đệ của Chúa Giêsu trong thế kỷ thứ nhất. Tôi nghĩ thời đó mọi sự đơn giản hơn nhiều. Có nhiều người đọc phúc âm hôm nay cho là phúc âm không hợp với tình cảnh thời nay như "trường hợp của tôi".

Các môn đệ không mang gì nhiều vì họ ra đi với "quyền trên các thần ô uế". Họ có thể dựa vào Thiên Chúa để được can đảm và đạt được thành quả. Họ cũng tùy thược vào sự tiếp đón của nhũng người nghe họ và đón nhận họ. Là người rao giảng lời Chúa họ sẽ được trãi nghiệm khi gặp một cộng đoàn mới được hình thành bởi những người nghe lời Thiên Chúa và đón tiếp họ là những người mang lời Thiên Chúa đến cho họ.

Mỗi phúc âm kể lại một câu chuyện khác nhau về phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu. Thí dụ: trong tin mừng thánh Gioan, phép lạ đàu tiên là ở tiệc cưới ở Cana khi Chúa Giêsu làm phép lạ nước hóa ra rượu. Phép lạ đàu tiên của mỗi phúc âm sẽ tiết lộ việc mặc khải của Chúa Giêsu như thế nào. Phép lạ đầu tiên trong phúc âm thánh Máccô là khi Chúa Giêsu đuổi quỷ dử ra khỏi một người trong hội đường ở Caphanaum (Mc 1: 21-28). Chúa Giêsu trong thánh Máccô cho chúng ta thấy Ngài có uy quyền trên quỷ dử thường bức hại loài người. Thời đó người ta thường nghĩ những vấn đề nan giải về vật chất, tâm lý, và xã hội là là công việc của ma quỷ. Suốt phúc âm thánh Máccô Chúa Giêsu sẽ làm phép lạ chữa lành, chứng tỏ uy quyền Ngài có trên các ma quỷ hay ám hại loài người. Chúa Giêsu không nói rõ sứ vụ của các môn đệ. Nhưng, trái lại Ngài ban cho họ quyền được trừ tà và ma quỷ, nghĩa là họ được chữa lành và tha thứ tội lỗi là những cách ám hại dân chúng của ma quỷ.

Các môn đệ cảm thấy e ngại và lo sợ sẽ gặp những quyền lực chống lại họ. Còn chúng ta, trong bất cứ nhiệm vụ của người môn đệ cũng có thể là việc quá sức chúng ta. Nhưng, Chúa Giêsu không nói với các môn đệ là họ phải làm ra sao và làm như thế nào. Họ chỉ cần theo mệnh lệnh Ngài. Phúc âm không phải là sách ra các chỉ thị cho các môn đệ, như sách hướng dẫn cách xử dụng vi tính. Trái lại, Chúa Giêsu gởi các môn đệ ra đi với quyền lực riêng của Ngài. Và quyền lực đó chính là Thần Khí của ThiênChúa các ông biết sẽ phải làm gì, khi nào thực hiện và cách thức làm sẽ như thế nào.

Bài đọc thứ nhất và bài phúc âm hôm nay cho chúng ta thấy là chúng ta không bao giờ biết Thiên Chúa sẽ gọi ai và sẽ giao trách nhiệm nào cho họ. Ngôn sứ có khắp mọi nơi: trong giáo xứ, trong hội đồng thành phố, trong hội giúp người nghèo, trong việc chống đối sự bất công trong luật lao động, ở nơi chợ búa thâu gom chữ ký kiến nghị làm nhà cho những người có mức thu nhập thấp, hằng ngàn người xuống vùng biên giới phía nam Hoa Kỳ phản đối việc giam cha mẹ những người di cư để tách họ ra khỏi con cái. Thiên Chúa không ngừng kêu gọi ngôn sứ như ông Amốt từ những thường dân. Có thể Thiên Chúa mời gọi chúng ta bỏ đời sống an toàn hiện tại, ra đi cảnh báo cho giới lãnh đạo và cầm quyền ý muốn của Thiên Chúa như ông Amốt về việc họ đang làm.

Vì sao Chúa Giêsu gởi các môn đệ đi từng hai người một? Có phải để họ có bạn đi đường khi họ gặp phản kháng không? Khi một trong hai người ngã quỵ thì người kia có thể nâng đỡ họ. Chúa Giêsu chuẩn bị cho họ sẽ gặp đối kháng và mà chắc chắn họ sẽ gặp. Và khi điều đó xảy đến, Chúa Giêsu bảo họ hãy "giũ bụi chân" rồi tiếp tục ra đi. Có người bạn cùng đi là điều hay để giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, trong khi họ cố gắng sống và rao giảng theo phúc âm. Vì họ là hai người, họ có thể nêu gương lối sống cộng đoàn trong khi rao giảng. Họ không phải là người sống tách rời nhưng là thành phần của một cộng đoàn nhân chứng. Hai người là chứng nhân, của sự hy sinh cho nhau để làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh. Chúng ta, là Kitô hữu không sống riêng biệt. Chúng ta là một cộng đoàn nâng đỡ nhau, giúp nhau trong việc làm nhân chứng cho Chúa Kitô phục sinh.

Chúa Giêsu nói với chúng ta các Kitô hữu thời nay được gọi như 12 môn đệ để ra đi rao giảng lời Chúa. Chúng ta ra đi với năng quyền của Ngài. Ngài ban cho chúng ta những gì chúng ta cần để rao giảng lời Ngài, với quyền lực Ngài ban qua Thần Khí của Ngài. Chúng ta không phải là một cộng đoàn phụ thuộc, cho dù chúng ta có những thiếu sót, chúng ta được gởi đi với những gì chúng ta có. Chúng ta cần chú trọng đến những yếu tố cần thiết, và cố gắng không bị vướng bận vào những hành trang không cần thiết của sự sợ sệt, lo lắng hay mặc cảm do không đủ khả năng trong sứ vụ của mình.

Không phải chỉ có hàng giáo phẩm mới có nhiệm vụ truyền giáo. Bởi bí tích rửa tội, đã làm cho tất cả chúng ta được gọi là ngôn sứ. Chúng ta đã được ban cho có quyền năng trên ma quỷ như: kỳ thị chủng tộc, sự nghèo khó, sự nghiện ngập, kỳ thị tôn giáo v.v... Chúng ta tin chắc là Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta đủ quyền năng để thắng sự dữ. Vậy chúng ta hãy ra đi và sử dụng quyền mà chúng ta đã có được từ Thiên Chúa phải vậy không?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm B Cn15

Đọc nhiều nhất Bản in 11.07.2018 19:25