Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật XIII Thường Niên -B

§ Lm Jude Siciliano, OP

Khôn ngoan 1: 13-15; 2: 23-24; Tvịnh 29; 2 Côrintô. 8: 7, 9, 13-15; Máccô 5: 21-43

Những ai nghe bài đọc thứ hai hôm nay sẽ bỡ ngỡ. Thánh Phaolô nói gì vậy? Bài đọc này không tiếp tục bài đọc trích từ thư thứ 2 Corintô của tuần trước. Thật ra thì bài hôm nay cách bài kia ba chương. Vậy thế nếu người giảng thuyết không nói về bài đó thì cũng nên nhắc từ giới thiệu để giúp giáo dân nghe bài đó.

Thánh Phaolô nói mạnh dạn với giáo dân ở Corintô là một cộng đoàn có đời sống khá giả dể họ giúp các tín hữu khác thiếu thốn và kém may mắn hơn họ. Nhưng Phaolô không phải là người đi quyên tiền theo thông lệ là loan báo kết quả. Trái lại, Phaolô dựa vào nền tảng đức tin. Giáo hội ở Corintô đã nhận được nhiều ơn sũng qua đức tin vào Chúa Kitô trong Đức Kitô: nào người được chữa lành; được sự hiểu biết; lòng nhiệt thành trong mọi lãnh vực và lòng bác ái v.v... mà anh em đã học hỏi nơi Phaolô.

Bây giờ Phaolô muốn họ dùng các năng lực đó để giúp dở các anh chị em của họ. Phaolô dựa vào việc Chúa Giêsu Kitô: Ngài đã có lòng quảng đại như thế nào. Ngài vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì lợi ích của chúng ta để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có trong sự tồn tại mãi tính thiêng liêng là ơn thánh sủng. Vì thế thánh Phaolô khuyến khích họ theo gương Chúa Giêsu để chia sẻ những điều họ có với người khác.

Giáo hội không gồm những cộng đoàn sống độc lập trong đức tin riêng biệt như một dòng ẩn tu. Trái lại, máu thánh Chúa Kitô hòa hợp tất cả chúng ta với nhau, và chúng ta không thể quên những nhu cầu của các anh chị em khác là những cộng đoàn tín hữu thiếu thốn. Đó là lý do một giáo xứ tỉnh thành bảo trợ một giáo xứ ở vùng quê ở El Salvador. Không phải họ chỉ quyên tiền mà còn gởi người tình nguyện đến giúp sửa sang nhà thờ vào mùa xuân, sửa sang các nhà bị hư hại do lụt và đào giếng nước để xử dụng cho cả vùng.

Phaolô nói cho tiền không chỉ là một cách giúp. Những người nghèo khó cũng có điều điều cần chia sẻ với chúng ta. Đó là việc của một nhóm sinh viên đại học đi giúp trong 10 ngày ở Honduras trong dịp lễ Phục Sinh. Họ tường trình cho giáo xứ trong ngày Chúa Nhật sau khi họ trỏ về. Họ tường trình là đã học hỏi được bao nhiêu điều từ cộng đoàn mà họ phục vụ: họ được đối đải tử tế, họ nhìn thấy giá trị trong gia đình, việc làm vất vả, sự hy sinh và sức sống đức tin vào Thiên Chúa.

Hôm nay có thể là một Chúa Nhật thật tốt để trình bày với giáo xứ bởi những thành viên công tác xã hội phục vụ bên ngoài; như sinh viên lo việc xấy cất nhà tạm trú, những người làm bánh cho người nghèo v.v... Sự phì nhiêu của anh em lúc này có thể cung cấp những nhu cầu thiều thốn của anh em khác. Để cuộc sống trở nên bình đẳng và phong phú hơn.

Trong phúc âm hôm nay câu chuyện người phụ nữ bị bệnh băng huyết có thể tệ hại hơn. Thánh Máccô nói rõ bênh tình của người phụ nữ đó trong vòng 12 năm. Bà ta đã "bao lần khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc". Bà ta phải có nhiều tiền để chịu thuốc thang như thế, và bà ta khổ cực vì đã "tán gia bại sản". Căn bệnh lại còn làm cho bà ta bị loại ra khỏi cộng đoàn đức tin không được cùng cộng đoàn phụng vụ. Bà ta bị bệnh về thân xác, bị mất hết tài sản, bị loại ra khỏi cộng đoàn đức tin. Không còn gì tệ hại hơn thế. Lại nữa; trong tình trạng đó; nếu bà ta đụng vào bất cứ người nào thì người đó cũng trở nên ô uế. Bà ta bị loại ra ngoài cộng đoàn tôn giáo. Và nếu bà ta sờ vào Chúa Giêsu thì Chúa Giêsu sẽ bị coi là ô uế và cả hai người đều bị loại ra cộng đoàn tôn giáo.

Câu chuyện người phụ nữ này là một câu chuyện đặc biệt trong phúc âm thánh Máccô. Thường thì câu chuyện về phép lạ chú trọng về Chúa Giêsu. Nhưng câu chuyện này chú trọng về người phụ nữ ngay từ đầu: "Có một bà kia...", rồi thánh Máccô kể bệnh tình bà ta đến từng chi tiết. Chúng ta nhớ đến một phụ nữ khác trong phúc âm là người Phênixi thuộc xứ Xyria (7: 24-30). Nhưng thánh Máccô không nói rõ chi tiết về bản tính hai người phụ nữ này hơn là việc họ nói với Chúa Giêsu. Cả hai người rất cần được giúp đở. Trong cấu chuyện hôm nay phụ nữ nói rõ sự thật với Chúa Giêsu.

Trong xã hội thời Kinh Thánh, người nam có toàn quyền. Khi người nữ lập gia đình thì người đó về nhà chồng và thuộc quyền người nam. Người nam có toàn quyền trên người vợ và con cái. Tuy vậy đôi khi chúng ta nghe có câu chuyện phụ nữ theo Chúa Giêsu. Và trong thơ thánh Phaolô có nói đến phụ nữ trong giáo hội như bà Priscus (Rm 16: 3) và bà Phêbê nữ tá (Rm 16: 1), và Đức Maria.

Trong câu chuyện hôm nay có thể người phụ nữ này làm gương cho các phụ nữ trong giáo hội tiên khởi. Người phụ nữ này không theo lề luật của xã hội thời đó. Bà ta tự mình xoay sở chen qua đám đông tiến về Chúa Giêsu để sờ vào Ngài. Bà ta ở trong một trường hợp quá khẩn cấp, hết hy vọng. Bà ta chỉ hy vọng vào Chúa Giêsu. Không những bà ta vượt qua lề luật xã hội và tôn giáo để tiến đến Chúa Giêsu, nhưng bà ta còn tin tưởng vào Chúa Giêsu mặc dù những người khác không đồng ý.

Bà ta là gương mẫu cho những phụ nữ không đấu tranh không theo tục lệ “cực trần” của xã hội kinh tế, nhưng lại là một sự khuyến khích cho các chị em phụ nữ trong các cơ sở tôn giáo, đã bị người ta từ chối về khả năng phục vụ lẫn sứ vụ của họ. Dù vậy họ vẫn ra sức làm việc, dạy dỗ con cái, làm công việc trong giáo xứ, ra đi giúp đở các gia đình thiếu thốn, tập luyện các người đọc sách và các người phụng vụ về Bí Tích Thánh Thể, khuyên bảo người khác v.v...

Sau khi người phụ nữ được chữa lành, Chúa Giêsu gọi bà ta "Này con". Bà ta đã được trở về với gia đình của Chúa. Bà ta không còn là người bị loại ra ngoài vòng xã hội và tôn giáo. Chúa Giêsu đã nói là lòng tin của bà ta đã cứu chữa bà ta Đoạn sách này có ý nghĩa gi? Người phụ nữ bị loại ra ngoài cộng đoàn và xã hội, nhưng bây giờ Thiên Chúa đã thấy nhu cầu của bà ta, và Ngài đã chữa lành cho bà ta. Lời của Chúa Giêsu đem người bên ngoài cộng đoàn tôn giáo vào lại cộng đoàn cho họ được lành mạnh. Điều gì đem chúng ta đến bí tích Thánh Thể hôm nay? Sự liên hệ của chúng ta với cộng đoàn dã được hàn gắn vì điều gì? Và lúc đó chúng ta hãy để ý những người trong cộng đoàn đưa tay đón chào niềm nở phải không?

Câu chuyện của ông trưởng hội đường cầu xin cho người con gái bị chết, bị ngăn chận vì câu chuyện người phụ nữ bị băng huyết. Thật ra thì cả hai câu chuyện là về phụ nữ. Vì người con gái ông trưởng hội đường đã 12 tuổi, đó là tuổi lập gia đình. Ngay lúc tương lai cô bé đang mơ đến gia đình thì cô ta bị chết, và mơ ước của cha mẹ cô ta cũng chết theo.

Khi Chúa Giêsu vào nhà và sờ tay vào cô bé đã chết thì lần nữa Chúa Giêsu đã vượt qua lề luật vì sờ vào người chết là bị ô uế. Lòng cảm thương của Chúa Giêsu làm cho Ngài vượt qua tục lệ tôn giáo và xã hội để giúp đở những trường hợp khẩn cấp. Sau khi Chúa Giêsu chữa cô bé, Ngài bảo cho cô ta ăn. Cô bé và gia đình đã được chữa lành hoàn toàn. Sự chết đã bị thất bại và cộng đoàn được hàn gắn. Đó là điều xãy ra mỗi khi chúng ta đến tham dự Bí Tích Thánh Thể. Sự chết do tội lỗi đã bị phá bỏ, vì Chúa Giêsu đưa tay Ngài đến cô bé và bảo cô ta: "Này bé, Thầy truyền cho con chỗi dậy đi ".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm B CN13

Đọc nhiều nhất Bản in 28.06.2018 21:38