Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật XI Thường Niên

§ Lm Jude Siciliano, OP

Êzêkien 17: 22-24; T.vịnh 91; 2Côrintô 5: 6-10 ; Máccô 4: 26-34

Phúc âm hôm nay có 2 dụ ngôn, quý vị giảng thuyết nên thận trọng. Người giảng nên biết dụ ngôn không phải là điều chúng ta giải thích trước. Điều đầu tiên là chúng ta thường muốn nói khi chúng ta đọc dụ ngôn là làm cụ thể hóa hình ảnh tượng trưng trong dụ ngôn muốn diễn tả điều gì. Thí dụ như từ "hạt giống" là tương trưng cho điều gì; "đất đai" là gì; "nhà nông" là ai. Dụ ngôn không mang ý nghĩa tượng trưng của ngụ ngôn mặc dù đôi khi trong Kinh Thánh dụ ngôn sau này được "giải thích" bởi Chúa Kitô. Nhưng, trường hợp như thế là đặc biệt. Bởi khi Chúa Giêsu "giải thích" một dụ ngôn, có thể là do tác giả sách phúc âm thêm vào để giải thích cho phù hợp với cộng đoàn và nhu cầu hiện thực hóa của họ.

Trong phúc âm, phần nhiều các dụ ngôn không được giải thích vì đó là những câu chuyện. Thường thì dụ ngôn được đưa vào, như trường hợp hôm nay, với Chúa Giêsu nói về "chuyện Nước Trời thì cũng tựa như" Nói cách khác là Chúa Giêsu muốn tỏ cho chúng ta biết điều gì xãy ra khi Thiên Chúa điều khiển mọi sự, hay như điều gì xãy ra khi loài người sống dưới lề luật của Thiên Chúa. Đó là điều dụ ngôn ám chỉ hôm nay là một cách nhìn vào đời sống chúng ta qua nhản quan của dụ ngôn. Chúng ta có một phương thế tự xét mình về cuộc sống chúng ta, cũng như chúng ta nói về "thành quả" theo ảnh hưởng của môi trường, của giáo dục và sự giảng dạy. Nhưng, những phương thế này có thể khác biệt với nhản quan của Chúa Giêsu theo đời sống và lề luật của Ngài. Dụ ngôn diễn tả quan điểm của Chúa Giêsu và những người theo Ngài, chúng ta cần phải nghe và để ý đến.

Chúng ta có một phương thế khác khi chúng ta đọc dụ ngôn là xem dụ ngôn dưới hình thức môn học về đạo đức, xem dụ ngôn như là một bài hướng dẫn cách chúng ta phải sống như thế nào. Một cách khác tốt hơn là hãy xem dụ ngôn như là cách diễn tả của Thiên Chúa về cách sống như thế nào để chúng ta tìm thấy Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày. Hôm nay, vì quần chúng quá đông đảo nên Chúa Giêsu phải lên thuyền để nói dụ ngôn với họ. Ngài nói "Các người hãy nghe đây" (4: 3). Đó là thái độ chúng ta phải có hôm nay để "lắng nghe".

Chương mở đầu nói là Chúa Giêsu nói dụ ngôn với một nhóm người rất đông. Phần cuối của đoạn sách thánh nói là Chúa Giêsu giải thích dụ ngôn riêng cho các môn đệ của Ngài. Điều Chúa Giêsu nói ra là cho tất cả những ai lắng tai nghe Ngài. Nhưng, không phải ai cũng lắng tai nghe- thật ra chỉ có một số ít người thôi. Dụ ngôn đòi hỏi những người lắng tai nghe nhiều điều quan trọng là phải gắn bó với Chúa Giêsu và hãy tín nhiệm vào lời Ngài với sự khôn ngoan; mặc dù các câu chuyện của dụ ngôn đòi hỏi nơi chúng ta cần có sự chú tâm. Nói cách khác là muốn hiểu các dụ ngôn thì cần phải có kết hiệp trước với Chúa Giêsu qua đức tin vào Ngài.

Với những ai thật sự nghe Chúa Giêsu, thì hình như Ngài muốn nói trong 2 dụ ngôn này chương trình vĩ đại của Thiên Chúa đã bắt đầu từ trong Chúa Giêsu, nhưng theo một cách đơn sơ hầu như không trông thấy được. Hai dụ ngôn này được gọi là "dụ ngôn chuyển tiếp", nghĩa là có điều gì mới đang xãy ra, và một số điều cũ đã qua đi. Thiên Chúa đến thế gian, Triều Đại Ngài đã đến, và khi Triều Đại Thiên Chúa đến thì với năng lực gì xuất hiện? Chúng ta, những người từ đầu đời đã theo Chúa Giêsu và nghe các lời phúc âm, chúng ta muốn thấy Triều Đại Thiên Chúa đến một cách mạnh mẽ, lật đổ uy quyền trần thế để có những dấu chỉ vinh quang ngay lúc đó. Tất cả những điều này sẽ làm chúng ta hài lòng, vì chính đó là điều chúng ta thích nói khi chúng ta xem những trận đá banh. Nếu chúng ta đến trể chúng ta thường hỏi "ai thắng?" Ở đất nước chúng ta, chúng ta thích những người chiến thắng. Dân chúng muốn các vị lãnh đạo làm mọi sự mau lẹ và có hiệu quả. Chúng ta muốn đánh bại uy quyền sự dử, và chúng ta không đủ kiên nhẩn chờ đợi. Chúng ta không muốn những thỏa hiệp rắc rối và dài dòng để tìm sự hòa bình.

Chúng ta mong đợi Thiên Chúa, Đấng quyền năng cao cả hơn các uy quyền trên trần thế, được "thắng lợi". Lẽ cố nhiên Thiên Chúa có uy quyền đó để thực hiện mọi sự. Nhưng, chúng ta hỏi tại sao lại phải lâu đến thế? Vì sao chúng ta lại phải chịu đựng bao nhiêu chuyện lâu đến thế? Vì sao chúng ta lại không trông thấy thành quả lớn lao trong thế giới và trong đời sống riêng biệt của chúng ta? Chúa Giêsu nói đến tất cả những điều này và những câu hỏi cùng các vấn nạn trong câu chuyện của hai dụ ngôn hôm nay.

Dụ ngôn thứ nhất: người nhà nông gieo vãi hạt giống rồi về nhà nghỉ ngơi. Điều đó có ý nghĩa là Triều Đại Thiên Chúa bắt đầu nhỏ bé, và như hạt giống rơi xuống đất. Hãy để ý xem nhà nông làm việc rất ít, chỉ gieo vãi hạt giống rồi quên đi đợi đến ngay gặt hái. Những ai có tự canh tác trong vườn sau nhà đều biết đó không phải là cách trồng để có được vụ thu hoạch. Chúng ta phải làm rất nhiều việc để được gặt hái dồi dào. Nhưng, dụ ngôn này không có ý nói như vậy. Dụ ngôn này có thể làm cho người ham làm việc chán nản. Và vì thế chúng ta cần phải nghe kỹ dụ ngôn này. Trong Kinh Thánh có rất nhiều đoạn nói với chúng ta phải làm việc vất vả. Nhưng, dụ ngôn này lại nói điều khác trong Triều Đại Thiên Chúa. Mặc dù công sức phục vụ sẽ đưa đến thành quả, ngay cả khi hình như chúng ta không làm đủ việc; nó vẫn đưa đến thành quả tốt đẹp .

Đây là một dụ ngôn an ủi chúng ta khi chúng ta nhìn đến kết quả của sự cố gắng của chúng ta, và tự hỏi "Tôi đã làm điều gì đắc lực?" Dụ ngôn này cho chúng ta thấy thái độ chúng ta trong cách xét đoán về sự cố gắng của chúng ta để đưa đến kết quả. Hình như dụ ngôn là một hứa hẹn là mặc dù sự cố gắng của chúng ta bị thất bại, chúng ta vẫn có mùa gặt hái. Và mùa gặt hái không tùy thuộc chúng ta. Dụ ngôn thứ nhất không nghi ngờ gì về điều đó. Chúng ta có thể tin là ”hạt giống gieo vãi” thì tự nó có động lưc biến chuyển để đưa đến vụ mùa gặt hái.

Hôm nay là ngày Xa bát của chúng ta. Ngày có nguồn gốc cổ xưa xuất phát từ đức tin của người Do thái: Đây là ngày nghỉ không được làm việc, và để lắng nghe lời Chúa và ca ngợi Thiên Chúa. Có thể chúng ta phải thừa nhận rằng Thiên Chúa rất quan tâm đến việc làm và những cố gắng của chúng ta. Có lẽ bí tích Thánh Thể hôm nay là dịp chúng ta nghỉ ngơi và mừng ngày Xa bát. Có thể là dịp cho chúng ta chứng tỏ đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Đấng dự phần vào sự cố gắng của chúng ta, ngoại trừ việc reo vãi và sau này gặt hái. Thật là điều tốt đẹp biết là chúng ta không điều khiển được, và biết là có một năng quyền khác hiện hữu để tác động nên sự nẩy nở và đưa đến gặt hái.

Nếu bạn muốn tập trung vào dụ ngôn thứ hai về hạt cải thì người thuyết giảng có thể gợi ý với giáo dân nhớ đến những người đã gieo hạt giông trong đời sống chúng ta và có được thành quả hôm nay. Họ có thể là những người đã nói vói chúng ta những lời ủi an lúc chúng ta cần; họ có thể là những người đã nên gương tốt trong đời sống chúng ta; họ có thể là những người đã dạy chúng ta học ở trường, và giúp chúng ta nghĩ đến ơn gọi; họ có thể là những người dạy chúng ta cầu nguyện hay có đức tin v.v... Những thí dụ này chính là những dụ ngôn của chúng ta về hạt cải. Một vài lời nói, cử chỉ gieo xuống đã gây nên một mùa gặt hái dồi dào cho chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm B CN11

Đọc nhiều nhất Bản in 14.06.2018 15:08