Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật XI Quanh Năm

§ Lm Vũ & Lm Đức Nguyên, SSS

Chúa Nhật XI Quanh Năm
Ngày 15 tháng 06 năm 08

BĐ1: Xh. 19: 2-6

Ba tháng sau khi rời khỏi Ai Cập, dân Do Thái tiến tới núi Sinai, tại đây Thiên Chúa hứa với Maisen là Ngài sẽ thiết lập Giáo Ước với dân: Ngài sẽ là Chúa của họ và họ sẽ là dân được tuyển chọn là làm trung gian giũa Thiên Chúa với các dân tộc khác.

BĐ2: Rm. 5: 6-11

Bài đọc giải thích vấn nạn: ta được nên công chính nhờ tin vào Chúa Kitô như thế nào? Tình yêu Thiên Chúa được biểu lộ qua cái chết của Chúa Kitô. Vì thế tin vào Chúa Kitô chính là tin vào tình yêu cứu chuộc của Thiên Chúa. Chính nhờ tình yêu ấy mà Thiên Chúa đã không kết án ta, điều đó cũng có nghĩa là Ngài cho ta được nên công chính trước mặt Ngài. Được nên công chính như vậy, người ta cũng có bổn phận phải chia sẻ Tin Mừng ấy với mọi người,

TM: Mt. 9: 36-10: 8

Tin Mừng nói lên lòng thương xót của Chúa Giêsu đối với dân chúng lầm than và bơ vơ. Sau đó Ngài kêu gọi mười hai Tông Đồ và sai đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho mọi người.

Suy Niệm

Sau khi đi rao giảng Tin Mừng khắp các thành thị, làng mạc, hội đường và chữa lành mọi bệnh nhân, tật nguyền. Chúa Giêsu đã chứng kiến tận mắt cảnh dân chứng lầm than, vất vưởng như bầy chiên không người chăn.

Thời Chúa Giêsu, dân Do Thái sống trong cảnh không có lãnh đạo chân chính về tôn gíáo cũng như về chính quyền. Chính quyền thuộc về đế quốc Rôma cai trị.. Họ vô cùng đau đớn và nhục nhã phải thờ hai chủ: Chủ đế quốc và tay sai của đế quốc là bè phái Hêrôdê và Sadốc.

. Phái Hêrôdê gồm tất cả con cháu, họ hàng vua Hêrôdê đại dế, người xứ Dumê phía nam Do Thái.

. Phái Sadốc thuộc dòng dõi thượng tế Sadốc từ thời vua Salômon truyền lại. Họ là hàng qúi tộc, thượng tế với tư tế. Họ độc quyền thu hoa lợi của đền thờ Giêrusalem và liên kết với đế quốc để thống trị, bóc lột dân chúng. Tuy họ giữa luật Maisen (Torah) nhưng lại sống phóng khoáng giao du với dân ngoại, nhiễm tinh thần văn hoá thần tượng Hy Lạp và Rôma.

Trái lại, Biệt Phái (Pharisiêu) hoàn toàn biệt lập, bài ngoại và bài đế quốc. Họ giữ luật cổ truyền, nhất là những tập tục của tiền nhân. Họ coi tập tục của tiên nhân hơn là luật của Maisen. Họ cắt nghĩa luật truyền khẩu ti mỉ và bắt dân giữ rất khắt khe. Họ tự coi mình là những tiến sĩ luật, những ký lục bảo tồn lề luật của tiền nhân. Họ cho đó là cách bảo vệ tôn giáo và đất nước tốt nhất. Thực sự họ đã chồng chất lên dân chúng những gánh nặng gông cùm dưới danh nghĩa tôn giáo. Họ đã biến tôn giáo thành thứ quốc giáo cuồng tín, hẹp hòi, kích động lòng ái quốc mù quáng.

Sống giữa cảnh lãnh đạo mù quáng và mâu thuẫn, chống đối, thù hận nhau của phái Sadốc và Biệt Phái, dân chúng thật bơ vơ, lạc hướng. Có lần Chúa Giêsu đã cảnh cáo họ: “mù dắt mù xuống hố”, “các ông thật lầm lạc”.

Dân ngoại và dân Samari không bị những hệ phái tôn giáo xâu xé tinh thần như dân Israel. Có lẽ đây là lý do chính cho ta hiểu tại sao Chúa Giêsu dậy các tông đồ đi đến nhà Israel. Phải cứu Israel trước, vì họ cực khổ hơn các dân khác, cũng như phải cứu chữa những con chiên lạc, những người Israel đau yếu, tật nguyền, quỉ ám trưóc những người Israel khác.

Để thực hiện chương trình cứu chiên lạc, Chúa Giêsu căn dặn các tông đồ những điều cần thiết: Trước là phải biết chạnh lòng thương những người lầm than. Thầy chạnh lòng thương họ thế nào, môn đệ cũng phải thương họ như vậy.

Thương dân không được đàn áp bóc lột như phái Hêrôdê. Họ dùng quyền sai lính bắt dân làm đầy tớ cho họ sống vinh thân phi gia: “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Đúng lý ra, ở địa vị chính quyền, họ phải lo sống chân chính chăm lo hướng dẫn, giúp dân sống sung túc văn minh tiến bộ mọi mặt tích cực. Người xưa như Aristote hay Khổng Tử đã khuyên chính quyền phải là người hiền đức biết mưu hạnh phúc tốt nhất cho nhân dân: “qúi dân như con đỏ”, tôn trọng dân hơn việc làng xã “dân vi qúi, xã tắc thứ chi”. Cụ thể hơn, sách Xuất Hành đã nêu gương Môisen là người lãnh đạo dân phục vụ dân hết lòng, hết cuộc đời như Thiên Chúa muốn: “Các ngươi thấy Ta đã xử với Ai Cập thế nào và đã mang các ngươi như trên cánh phượng hoàng mà đem đến với Ta, Ta coi các người như tư tế, như dân thánh” (bài đọc 1).

Thương dân, tránh thái độ thờ ơ lãnh đạm của phái Sađốc. Họ chỉ .lo bảo vệ địa vị quyền lợi của họ. Họ tìm lại lợi lộc cá nhân đến nỗi họ: “biến nhà Cha Ta thành chợ búa, thành hang trộm cướp”. Dân nghèo đói khổ sỡ, sống chết mặc bay. Thương dân, môn đệ phải theo gương Thầy lăn lộn với dân chúng nghèo khổ, bệnh tật, nhất là những chiên lạc bị qủi dữ hãm hại trong sự ác tội lỗi, đêm Tin Mừng nước Trời đến cứu chữa họ.

Thương dân, không chất trên vai dân những gánh nặng tập tục của loài người như những Biệt Phái giả hình bên ngoài. Nhưng môn đệ sẵn sàng vác gánh nặng, để gánh nặng của người dân trở nên êm ái nhẹ nhàng, nhất là những gánh nặng tội lỗi.

“Ước chi môn đệ thí mạng sống chết vì dân, chết thay cho kẻ tội lỗi để chứng tỏ Thiên Chúa yêu thương họ. Thiên Chúa giao hảo vời họ, cứu sống họ muôn đời”(Rm.5,6-11).

Lm Vũ & Lm Đức Nguyên, SSS

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 18.06.2008. 00:09