Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật V Thường Niên

§ Lm Jude Siciliano, OP

Gióp 7:1-4, 6-7; T.vịnh 146; 1Côrintô 9: 16-19, 22-23 Máccô 1: 29-39

Sách ông Gióp có thể giúp người giảng nói về sự đau khổ trong đời sống của chúng ta. Đó là một mầu nhiệm, và không phải là một vấn đề cần phải giải quyết. Nhưng chắc chắn đó là một vấn đề cần nói đến và mọi người đều muốn nghe.

Sách ông Gióp nêu lên vấn đề đau khổ của người vô tội. Quỷ Xatan ở trong tòa Thiên Chúa Tối Cao, đã được phép làm cho ông Gióp đau khổ. Chúng ta biết câu chuyện ông Gióp mất tất cả gia đình, tài sản và cả sức khỏe vật chất. Tên ông Gióp trở thành đồng nghĩa với sự đau khổ. Hãy nhớ, ông Gióp là một người vô tội. Khi các người quen thuộc đến nói với ông ta câu trả lời tận gốc là có lẽ ông ta hay tiền bối ông ta đã phạm tội, và Thiên Chúa không phạt những người vô tội. Ông Gióp không chấp nhận ý nghĩ đó. Đoạn sách chúng ta nghe hôm nay nói là chúng ta không đau khổ, và không có câu trả lời nào giải đáp sự đau khổ cho hài lòng. Hình như với ông Gióp đời sống là một sự đau khổ được lập lại. Chúng ta hãy dừng lại đây với ý khó diễn tả về đời sống con người. Với chúng ta, những ai đau khổ, ông Gióp nói lên điều chúng ta cảm thấy, là hình như đó là thân phận người phàm. Ông Gióp nói lên lời than oán, hay theo từ ngử của Kinh Thánh là lời Ai Oán.

Người giảng có thể nói về lời kinh Ai Oán như theo truyền thống. Một người bạn của một người mất một người chị thân mến trong trường hợp quá ư dau đớn nói: "tôi cầu nguyện và than trách với Thiên Chúa đã để điều đó xãy ra cho bạn". Nhiều người không dám làm Thiên Chúa buồn vì lời than trách đó. Có thể hình như chúng ta cảm thấy muốn than thở với Thiên Chúa. Nhưng, chúng ta đã được biết như ông Gióp, là chúng ta không nên than trách, rồi vì thế chúng ta không nói được gì cả và đành lòng lãnh nhận sự đau khổ và nghĩ là mình bị ruồng bỏ mà không dám nói lên. Sự chết của những người tốt, và sự đau khổ của trẻ con vô tội là điều không xứng đáng đối với tất cả chúng ta. (Lúc này người giảng có thể kể vài thí dụ) Thí dụ riêng hay những mình quen thuộc, hay trong bản tin tức ban chiều về những người tốt lành bi đau khổ. Ngay cả những người có vẽ như bằng an, không đau khổ về thân xác, nhưng lại đau khổ trong tâm hồn. Tất cả chúng ta, ai cũng đều khóc như nhau. Chúng ta liên hệ với nhau vì thân phận người phàm, cùng chịu đau khổ lần này hay lần khác trong đời sống chúng ta.

Ông Gióp có chán nản hay than oán hay không? Lời cầu nguyện của ông ta là một lời than Ai Oán, lời than trách của một người trung thành với Thiên Chúa. Đó là lời kinh nguyện của một người đầy đức tin, vì lời kinh đó diễn tả niềm tin vào một Đấng lắng tai nghe. Lời kinh đó nói là chúng ta không sống cô đơn trong khi chúng ta kêu than từ vực thẵm. Và lời kêu than của chúng ta không phải không ai nghe đến. Trong sách này, ông Gióp không được câu trả lời đầy đủ của Thiên Chúa. Nhưng, ông ta biết là Thiên Chúa không điếc tai, và lắng nghe lời than oán của một tôi tớ đau khổ và tín nhiệm mà không chịu chấp nhận câu trả lời đơn sơ về sự đau khổ. Trong sách này, ông Gióp bạo dạn nói với Thiên Chúa. Đó là lời kinh nguyện của sự thật, lời kinh nguyện đầy dũng cảm, và đầy tín nhiệm. Đối với một số người trong chúng ta, có thể đó là lời kinh độc nhất chúng ta có thể dâng lên trong lúc này. Cấu kinh hơn là thinh lặng, hơn là quay mặt đi khỏi Thiên Chúa.

Thiên Chúa không gây nên bệnh ung thư. Ngài cũng không gây tai nạn, hay sự đau khổ của người vô tội. Trái lại, suốt phúc âm chúng ta thấy Chúa Giêsu nâng đỡ gánh nặng cho chúng ta. Chúa Giêsu chia sẻ đời sống với chúng ta, và Ngài biết đời sống chúng ta nặng nề như thế nào. Nhiều người nghĩ đau khổ là hậu quả của tội lỗi. Điều chắc là nhiều sự đau khổ là bởi tội lỗi của chúng ta. Không phải chúng ta đau khổ vì chúng ta đã phạm tội. Nhưng chắc là tội lỗi đã là cốt lỏi của nhiều sự đau khổ như: kỳ thị chủng tộc, tham lam, thèm muốn, ham danh vọng v.v... Chúng ta tự hỏi sao Thiên Chúa lại không giúp tránh bớt đau khổ trên thế giới. Nhìn vào vấn đề khó khăn này, kết quả của một điều tra của Công Giáo mà tôi được biết thì, mặc dù những người chịu đau khổ, họ vẫn tin tưởng là Thiên Chúa yêu thương họ.

Trong bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu chửa lành bà mẹ vợ ông Simon, và những người khác đưa đến với Ngài khi chiều đến. Nên để ý là sau khi Chúa Giêsu chữa bà mẹ vợ ông Phêrô, bà ta đứng dậy và phục vụ khách trong nhà. Thánh Máccô có ý nói là bà ta trở thành một môn đệ của Chúa Giêsu. Và phần việc của người môn đệ là sự được chữa lành khi gặp Chúa Giêsu, và nhờ Ngài mà môn đệ phục vụ nhân danh Ngài. Chúng ta, trong giáo hội, là những người môn đệ theo Chúa Giêsu chúng ta nên hiểu nhiệm vụ của chúng ta là chữa lành. Trong phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu là dấu chỉ Thiên Chúa muốn chữa sự đau khổ. Chúng ta không phải không biết đến sự hiên diện của đau khổ, và những lúc đau đớn trong đời sống chúng ta. Thật ra, chúng ta cố gắng hết sức để thắng sự đau khổ. Nhưng, trong khi Chúa Giêsu chữa lành những đau khổ trong các câu chuyện này, Ngài không chữa hết các đau khổ trên trần gian. Hình như chúng ta cố gắng chữa lành đau khổ được chừng nào hay chừng ấy. Và chúng ta còn phải đương đầu với mầu nhiệm của sự đau khổ còn lại.

Chúng ta nhìn xuyên suốt Phúc âm thánh Máccô, chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn luôn đi giảng dạy. Hôm nay Chúa Giêsu nói vói ông Simon "chúng ta hãy đi nơi khác..." Đường Ngài đi đưa Ngài lên Giêrusalem là nơi Ngài chia sẻ hoàn toàn thân phận đau khổ và sự chết với chúng ta. Nhưng, câu chuyện không kết thúc ở đó, và vẫn tiếp tục, sau một thời gian, đến sự Phục Sinh. Việc chữa lành cho bà mẹ vợ ông Simon có ý nghĩa đưa đến sự phục sinh vì có lời "Người cầm lấy tay bà mà đỡ đậy", và tốt hơn là nên dịch "đưa bà sống dậy". Sự chữa lành này liên hệ vói thành quả thật sự của mầu nhiệm về sự đau khổ.

Có thể chúng ta không trả lời được câu hỏi về sự đau khổ trên trần gian. Tuy vậy, cũng như Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, chúng ta có thể có mặt với những người đau khổ là đứng bên cạnh họ, cùng chịu đau khổ với họ, và nếu có thể được chúng ta làm gì để nâng đỡ sự đau khổ của họ. Đức tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu, Đấng mà thánh Máccô hứa là sẽ tỏ quyền năng hơn, sẽ làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần, sẽ thêm năng lực cho chúng ta trong nhiệm vụ giúp chúng ta liên kết với những người đau khổ. Trong Bí Tích Thánh Thể chúng ta mừng hôm nay, hãy nhớ là bánh được bẻ ra, nhắc chúng ta là Chúa Giêsu ở đây với sự đau khổ của chúng ta, giúp chúng ta không nên mất hy vọng.

Có thể, sự đau khổ có ý nghĩa cuối cùng là mầu nhiệm cứu rỗi, và chữa lành của sự chết của Chúa Kitô. Sự đau khổ vô tội và sự chết của Ngài cho ý nghĩa mới vào sự đau khổ của chúng ta. Sự đau khổ của Chúa Giêsu cho kẻ khác có ý nghĩa cứu rỗi và đây là một mầu nhiệm còn sâu đậm hơn. Trong đời sống của Ngài, Chúa Giêsu cũng như chúng ta, đời sống không chấp nhận đau khổ và sự chết. Dù vậy, Ngài quyết chí, và tiếp tục tín nhiệm vào Thiên Chúa qua tất cả mọi sự. Chúa Giêsu sẽ tiếp tục cầu xin Thiên Chúa, tín nhiệm và tiếp tục đi lên Giêrusalem, chỉ cho chúng ta con đường Ngài đã đi. Chúng ta cùng đồng hành, và cùng một thổn thức với Ngài.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm B CN05

Đọc nhiều nhất Bản in 01.02.2018 15:57