Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật V Phục Sinh B

§ Lm Jude Siciliano, OP

CV 9: 26-31;; Tvịnh 21; 1 Gioan 3: 14-24; Ga 15: 1-8

Tiếng máy cắt xén cây nghe không êm tai tí nào cả, nó rất ầm ỉ và chói tai. Hãy để người cắt cành tránh khỏi cửa nhà tôi! Đó là điều tôi than phiền với người làm vườn nho. Cũng như khi tôi gặp khó khăn trong đời. Khi thấy những quyết định có điều gì sai, chúng ta cần phải thực hiện sửa đổi, mặc dù điều đó gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều lần trong đời chúng ta, chúng ta hay gặp được những điều làm chúng ta bị lôi cuốn và ham thích nhưng sau đó lại làm chúng ta bực bội vì đã bị ảo giác đánh lừa. Do sự sai lầm đó, nên sự đau khổ và thất vọng làm chúng ta ngày càng suy sụp. Hay khi chúng ta đi trên đường đời gặp lúc bế tắc, như: việc khó làm trong nghề nghiệp; liên kết bị tan rả; mơ ước bị tiêu tan sau khi gặp thử thách v.v... Những bế tắc đó là những đau đớn khá thường xuyên, và thường khi chúng ta không trách ai được ngoại trừ chỉ tự trách mình thôi.

Trong những lúc thất vọng và thất bại chúng ta có dịp chọn một lối đi lâu dài hay trường tồn vĩnh viển là quay về Chúa Kitô. Không phải tự chúng ta, nhưng nhờ hồng ân Thiên Chúa giúp chúng ta suy nghĩ phải, và đó là cách Thiên Chúa "cắt tỉa" chúng ta và cho chúng ta "nên hoa trái". Nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta tiếp tục sống với cây nho, liên hệ với Chúa Kitô, để rồi, cho dù gặp đau khổ hay thất vọng, đời sống có thể nên đẹp tươi cho chúng ta, và chúng ta không cảm thấy bị Thiên Chúa bỏ rơi. Thật ra, chúng ta được phúc như cành nho sum xuê hoa trái.

Chúng ta có liên hệ với đời sống thiêng liêng hay không? Chúng ta có bằng chứng điều đó hay không? Không phải với những bằng chứng mà phần nhiều thiên hạ gọi là "phúc lộc". Nhưng, chúng ta, những môn đệ của Chúa Kitô để lời Ngài sống động trong chúng ta, và để Mình và Máu Thánh Ngài nuôi dưởng chúng ta, thì đức tin của chúng ta chứ không phải các giác quan sẽ cho chúng ta biết là đời sống Chúa Kitô bởi Thiên Chúa đang sống động trong chúng ta. Và ngay cả khi chúng ta gặp thất vọng chúng ta vẫn mong được nhiều hoa trái. Khi chúng ta nhận được hoa trái thì chúng ta biết người làm vườn nho đang có đó.

Phúc âm trong những tuần tiếp theo là khởi diễn từ sự chia tay trong phúc âm thánh Gioan. Đây vẫn còn là mùa Phục Sinh, mùa sau khi Chúa Kitô sống lại. Những bài này trở về lúc ở bàn Tiệc Ly khi Chúa Giêsu ăn bửa ăn cuối cùng với các môn đệ Ngài. Ngài nói về việc Ngài sẽ từ giả và sẽ bị bắt và chịu chết. Thường trong phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu tự nói về Ngài với những từ: "Thầy là". Hôm nay Ngài nói: "Thầy là cây nho thật... Thầy là cây nho..." Khi chúng ta suy ngẫm về những hình ảnh Chúa Giêsu nói về Ngài, chúng ta càng ngày càng hiểu thêm nhiều Chúa Giêsu là ai trong đời sống chúng ta. Bây giờ chúng ta được nhắc lại là đời sống của Thiên Chúa tuôn chảy qua Chúa Giêsu đến những ai liên kết với Ngài là "cây nho thật". Nếu chúng ta muốn sống một đời có nhiều hoa trái trong chúng ta và trong thế gian thì Chúa Giêsu khuyên chúng ta nên "ở lại" với Ngài.

Đây, nghe như là một điều đã nói trước rồi: Nếu chúng ta làm điều phải thì chúng ta sẽ được lãnh thưởng. Theo ý nghĩ này thì hình như những người "có tiền của" trong thế giới là những người được Thiên Chúa chúc phúc. Đời sống họ đầy "hoa trái", họ được đẹp đẻ, được mạnh khỏe, được giàu có và đầy sức lực. Chắc là họ đã làm những điều phải. Họ là những cành trên cây nho được người làm rượu thích thú. Còn như những người khác "không có gì" là những người hình như xa Thiên Chúa, Ít nhất là theo những điều chúng ta thấy trong đời sống họ. Những người này có thể tự hỏi: hay là Thiên Chúa không nghe lời họ kêu xin. Hay họ đã làm điều gì làm Thiên Chúa quay mặt đi khỏi họ. Nhưng, những người này, mặc dù họ có cảm tưởng họ bị cắt khỏi cành nho, họ vẫn còn có người bạn như họ đã than trên cây thập giá "Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con?" (Mt 27: 46)

Suy ngẫm sâu xa hơn về đời sống Chúa Giêsu, sự chết và sự sống lại của Ngài, chúng ta nhận thấy sự liên kết của chúng ta với Thiên Chúa qua Chúa Kitô không bảo đảm một đời sống êm thắm. Không ai có liên hệ với một "người trồng nho" hơn Chúa Giêsu. Tuy vậy Ngài phải qua đường lối của "sự chết". Hãy xem người làm rượu đã thâu được bởi đời sống Chúa Giêsu qua sự đau khổ của Ngài. Việc Ngài cảm thấy bị bỏ rơi là một cảm giác tự nhiên khi Ngài đau khổ. Nhưng, đức tin trong Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ là chúng ta không bị bỏ rơi, và qua Chúa Kitô chúng ta vẫn còn liên hệ mạnh mẽ và đây ý nghĩa với Thiên Chúa.

Trong những năm qua tôi đã thay đổi chỗ ở rất nhiều lần, và mục vụ hiện tại của tôi vẫn làm cho tôi thay đổi chỗ ở. Trong lúc sống ở một nơi, tôi đã có bạn bè rồi lại phải bỏ họ ra đi nơi khác. Có nhiều lúc tiệc tùng chia ly và nhiều lúc nói với nhau: "chúng ta hãy liên lạc với nhau". Chúng tôi nói với nhau như vậy vì "liên lạc với nhau" là giữ sự liên kết mạnh mẽ và lâu dài. Nếu chúng tôi không liên lạc với nhau thì sự liên kết sẽ yếu dần rồi sẽ biến mất. Đối với gia đình cũng như thế. Chúng ta có thể không đi xa từ nơi này qua nơi khác trong đất nước. Chúng ta có thể sống chung trong gia đình với nhau mà vẫn "mất liên lạc", và làm cho sự liên hệ ấm áp bị nguội lạnh dần.

Khi Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy "ở lại với Thầy" là Ngài muốn chúng ta hãy "liên lạc" với Ngài. Nhưng, chúng ta biết chúng ta không cần phải đi xa để không liên lạc. Chúng ta vẫn tiếp tục đi nhà thờ, nhưng không liên lạc với Chúa Kitô vì chúng ta không sống đạo với tình cảm và không lo lắng sống thật lòng với đời sống tôn giáo. Như thế, thật ra chúng ta không "ở lại" với Chúa Kitô. Lời Chúa Kitô không nuôi dưởng chúng ta và không hướng dẫn chúng ta. Chúng ta cũng không "liên lạc" với Chúa Kitô khi chúng ta sống hai lối sống: một lối là đi nhà thờ là phần nhỏ nhất, và phần lớn hơn chúng ta không sống liên hệ với Chúa Kitô. Đáng lẽ đời sống chúng ta cần phải hợp nhất trong khi chúng ta muốn liên lạc với Chúa Kitô trong kinh nguyện và trong hành động. Chúng ta sống như thế nào, chúng ta làm gì và suy nghĩ gì là những điều không nên xa với điều chúng ta tuyên xưng trong phụng vụ.

Chúa Giêsu không nói rõ "ở với" Ngài là làm gì. Đến nhà thờ nghe lời Ngài và nuôi dưởng bởi lương thực ban sự sống là một việc. Học hỏi qua các gương mẫu của những anh chi em tín hữu là một việc nữa. Có nhiều việc nữa như: hằng ngày sống đạo để gắn bó đời sống chúng ta với Chúa Kitô. Chúng ta phải chọn một trong hai: đọc và suy ngẫm Kinh Thánh; lãnh nhận các phép bí tich; lần chuỗi mân côi với ý nghĩ chú trọng về đời sống của Chúa Giêsu; đi nhà thờ tham dự phụng vụ, và cùng với một nhóm suy ngẫm và cầu nguyện v.v...

Những hoạt động ngoài cơ sở tôn giáo cũng có thể giúp chúng ta liên kết với Chúa Kitô. Trong khi làm việc, chúng ta có thể cố gắng đem sự yêu thương trong Chúa Kitô đến cho kẻ khác trong đời sống hằng ngày, nhất là sự thương yêu người nghèo, người đau ốm và người sống bên lề xã hội. Có rất nhiều cơ hội và mỗi người trong chúng ta phải tự tìm cách để sống "liên hệ" với Chúa Kitô. Những phương thế này thường thay đổi, nên chúng ta cần phải sẵng sàng để làm theo ơn Chúa Thánh Thần đánh động trong chúng ta. Một điều chúng ta biết chắc là sự hội hợp của chúng ta ở đây là để gắn chặt sự liên hệ của chúng ta với Chúa Kitô, và nhờ thế chúng ta sẽ cố gắng hết lòng hết sức để cùng làm việc chung với nhau.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm B PS5

Đọc nhiều nhất Bản in 26.04.2018 17:34