Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật V Mùa Chay

§ Lm Jude Siciliano, OP

Giêrêmia 31: 31-34; T.vịnh 50; Do Thái 5: 7-9; Gioan 12: 20-33

Những người Hy Lạp đến Giêrusalem hỏi ông Philipphê "Thưa ông, chúng tôi muốn dược gặp ông Giêsu". Đây là dịp Chúa Giêsu nói về sự chết của Ngài, và cũng là dịp các người theo Chúa Giêsu được dạy dỗ về việc họ muốn giống như Ngài: Hạt giống phải chết đi trong lòng đất để sản sinh "nhiều hạt khác". Thoạt đầu việc các người Hy lạp muốn gặp Chúa Giêsu và lời Ngài dạy dỗ không liên hệ gì với nhau, nhưng không phải thế. Để đáp lại lời các người Hy Lạp muốn gặp Ngài, Chúa Giêsu làm chúng ta chú ý đến sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Ngài mà chúng ta sẽ mừng kính lễ trong 3 ngày của Tuần Thánh. Chúa Giêsu sẽ chấp nhận hoàn toàn sự chết của Ngài, không một chút tránh né. Khác với kinh nghiệm của chúng ta, sự chết là sự hủy hoại hoàn toàn. Nhưng Chúa Giêsu xem đó là dịp vinh danh Thiên Chúa. Những ai thấy sự chết của Chúa Giêsu và tiếp tục nhìn lên Ngài trên cây thập giá với cặp mắt đức tin sẽ cũng thấy bàn tay của Thiên Chúa cứu Chúa Giêsu qua sự chết.

Hãy nhớ các người Hy Lạp muốn gặp Chúa Giêsu. Sự Chúa Giêsu đáp lại nói về việc hy sinh và sự chết của Ngài đã được lập đi lập lại nhiều lần trong các phúc âm Nhất Lãm. Trong phúc âm này thánh Gioan chỉ chú trọng đến lời Chúa Giêsu nói về các người Hy lạp muốn gặp Ngài, vì triết lý Hy Lạp ít nói về sự hy sinh của mình, hay sự hiến tế mạng sống của mình cho người khác. Bởi thế dụ ngôn Chúa Giêsu nói về hạt giống ‘phải chết đi’ để sinh nhiều hạt khác" là một hình ảnh xứng hợp với trường hợp này. Các người theo Chúa Giêsu sẽ bỏ những "lý luận" của thế gian để tin lời Ngài như là trái hẳn với điều các môn đệ nghĩ.

Các bậc phụ huynh, giáo chức và nhũng người dạy dỗ trong cộng đoàn biết ý nghĩa thành quả của sự chết của mình. Cũng như ý nghĩa việc từ bỏ những chương trình và dự định của mình để giúp người khác. Chúng ta cũng ý thức được các thế hệ trước và bây giờ của những người di cư phải gặp bao khổ cực hy sinh đời sống của họ cho con cái họ được một đời sống tốt đẹp hơn. Các thế hệ trước chết đi như hạt giống chết trong lòng đất để gây nên nhiều hạt khác. Thí dụ như các bậc phụ huynh tốt lành đã hy sinh cho con cái cùng dòng máu của họ là điều tự nhiên. Điều không tự nhiên là Chúa Giêsu kêu gọi các người theo Ngài hy sinh đời sống của họ cho những người không cùng dòng máu của họ. Chúng ta phải hy sinh mạng sống chúng ta ngay cho cả những người xa lạ, không mong đợi họ sẽ trả ơn. Thật thế việc hy sinh toàn năng lực của mình không một chút mong đợi trả ơn có vẽ như suy nghĩ không xứng hạp với ý nghĩ thông thường.

Qua bài đọc thứ nhất trích sách ngôn sứ Giêrêmia, Thiên Chúa hứa sẽ làm một giao ước mới với dân Ngài. "Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng lề luật của Ta". Chúa Giêsu là giao ước mới đó. Thiên Chúa đã kết hợp chính Ngài với chúng ta với sự liên kết không bao giờ chấm dứt. Chúa Giêsu nhìn ngay vào sự chết và Ngài nhận thấy thắng lợi qua sự chết của Ngài: một giao ước mới được gây nên và chúng ta dược sống lại qua tội lỗi. Chúng ta được cam đoan sự tha thứ của tội lỗi trong Mùa Chay này, vì chúng ta nhìn lên Chúa Giêsu "Đấng giương cao lên khỏi mặt đất". Chúa Giêsu gọi Chúng ta lên với Ngài để sống một đời sống mới "tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi". Chúa Giêsu đưa chúng ta về với Thiên Chúa, và Ngài nói Ngài sẽ làm như vậy qua sự chết, vì đó là đường về dời sống vĩnh viễn cho những người theo Ngài. Chúa Giêsu dùng hình ảnh Do thái và nói là chúng ta phải "coi thường" mạng sống ở đời này "để giữ lại được sự sống đời đời". Nếu chúng ta sống đời sống không phạm tội lỗi như Chúa Giêsu đã sống thì đó là sự chết cách này hay cách khác cho chúng ta: như sự chết cho việc lo lắng cho mình; chết cho sự tự do của mình để từ bỏ mọi sự; chết về cử chỉ làm theo ý định của mình v.v... Các người theo Chúa Giêsu hằng ngày chết với những ý định của mình để chọn Ngài, và chọn việc phục vụ Thiên Chúa qua tha nhân hơn tìm lợi lộc vinh dự cho mình.

Qua sự chết của Chúa Giêsu trên cây thập giá, Ngài cho chúng ta thấy làm sao trung thành với Thiên Chúa cho đến trọn đời sống Ngài. Chúa Giêsu vẫn cho chúng ta thấy là Thiên Chúa thương yêu chúng ta chừng nào. Chúa Giêsu không muốn chịu thương khó vì đau khổ, bằng không Ngài đã không chửa lành và cho lương thực cho biết bao nhiêu người. Nhưng có một sự đau khổ mà chúng ta không tránh được nếu chúng ta muốn theo Ngài. Thật thế, chính hôm nay Ngài kêu gọi chúng ta lãnh nhận sự đau khổ đó, vì theo Ngài thì chúng ta sẽ gặp đau khổ. Trong một thế giới tội lỗi và bạo lực, Thiên Chúa muôn chúng ta chọn những điều khác. Đúng thế, chúng ta sẽ gặp sự dữ không phải qua bạo lực và không dùng phương tiện của sự dữ để chống đối, nhưng là hằng ngày cố gắng sống một đời sống phục vụ vì danh Chúa Giêsu. Chúa Giêsu suy nghĩ như khi Ngài ở trong vườn cây dầu, mặc dù Ngài có phải chịu hy sinh đời sống của Ngài. "Tuy vậy Ngài phải nói: 'Lạy Cha, xin Cha cứu con khỏi giờ này'". Rồi Ngài từ bỏ ngay ý nghĩ đó và nói "Lạy Cha, xin Cha tôn vinh danh Cha". Chúng ta sẽ nhận thấy vinh quang Thiên Chúa qua sự hy sinh Chúa Giêsu sẽ làm, và hơn nữa. Thành quả của sự hy sinh này, chúng ta cũng sẽ được ơn theo Chúa Giêsu qua sự hy sinh của chúng ta vì kẻ khác.

Tiếng nói từ trời vọng xuống không nói với Chúa Giêsu, nhưng nói với những người đang đứng ở đó, và cả chúng ta nữa là những người đang nghe bây giờ. Kinh Thánh Do thái nói đó là tiếng sấm, vì tiếng sấm trước kia là tiếng của Thiên Chúa, hay tiếng của một thiên thần. Tiếng từ trời bảo đảm cho chúng ta là việc Chúa Giêsu làm đã được Thiên Chúa chấp nhận. Chúng ta có thể tín nhiệm vào lời Chúa Giêsu vừa nói: sự sống nảy lên qua sự chết. Nhiều người sẽ được thu hút bởi Chúa Giêsu trên cây thập giá, nhưng cũng có nhiều người không chấp nhận sự chết đó. Có lời quảng cáo nói: "bạn có thể nên tất cả những gì bạn có thể làm được". Đó là điều Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta làm. Ngài có một đường lối khác cho chúng ta để đi theo Ngài để trở nên "tất cả những gì chúng ta làm được".

Những người Hy Lạp là những người thật lòng muốn tìm hiểu. Trong khi họ không phải hoàn toàn là thành phần của cộng đoàn Do thái, họ ở lại Giêrusalem đẻ thờ phượng với người Do thái vào lễ Vượt Qua. Theo từ ngử của phúc âm thánh Gioan, từ "xem thấy" ám chỉ nhiều hơn là chỉ trông thấy về thể xác, nhưng ám chỉ thêm sự trông thấy sâu đậm qua đức tin. Sự có mặt của 2 môn đệ Andrê và Philipphê nhắc đến phần đầu của phúc âm, khi ông Andrê và một môn đệ khác của ông Gioan Tẩy Giả đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu mời họ "đến mà xem". Chúng ta đã biết hai môn đệ đó trên đường họ đi theo Chúa Giêsu. Chúng ta đã cùng họ nghe lời Chúa Giêsu, và đã nhận thấy việc làm lớn lao của Ngài. Chúng ta cũng như hai môn đệ đó đã "đến và xem" Chúa Giêsu (Ga 1: 35)

Suốt phúc âm thánh Gioan, chúng ta nghe "giờ chưa đến" (Ga 2: 4; 7:6 ; 7: 30;8: 20). Chúng ta biết Chúa Giêsu không nói đến giờ trong ngày (tiếng Hy Lạp là Chronos), nhưng là giờ đặc biệt, giờ đầy ơn sủng của đời sống (tiếng Hy Lạp là Kairos), Khi Chúa Giêsu trở về với Thiên Chúa qua sự thương khó, sự chết và sự sống lại. "Giờ" đó bây giờ đã đến, và Chúa Giêsu sẽ tự hy sinh mình cho thế gian. Các người ngoại tìm gặp để "xem thấy" Chúa Giêsu. Họ có phải là tiêu biểu cho những "người khác", những người trong thế gian cùng với ông Andrê, ông Philipphê, bà Maria, và bà Mácta tìm đến để tin Chúa Giêsu không? Ngài sẽ phải nói rõ cho họ biết để họ được toàn diện đức tin, ơn cảm nghiệm sẽ được "xem thấy" Chúa Giêsu. Rồi cũng đến lượt chúng ta, chúng ta cùng với những người đó sẽ "xem thấy" sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu.

Phúc âm thánh Gioan không nói về sự việc xãy ra trong vườn cây dầu. Dù vậy Chúa Giêsu cũng cảm thấy tâm hồn Ngài xao xuyến như trong vườn cây dầu. Chúa Giêsu biết điều gì sẽ xãy ra và Ngài quyết tâm đi đến những sự việc đó. Nếu Ngài không quyết tâm, chúng ta có thể đã nghe một tin khác bởi những người chúng ta nghe hôm nay. Nếu Chúa Giêsu không chấp nhận sự chết của Ngài, tin mà chúng ta sẽ nghe có thể là: người tôi tớ của Thiên Chúa chỉ phục vụ đến chừng nào đó thôi chứ không hy sinh nhiều, và người nào muốn theo Chúa Giêsu sẽ không phải gặp khó khăn về đời sống, và Thiên Chúa chỉ đòi hỏi một phần của đời sống chúng ta trong tình yêu thương và phục vụ, chứ không đòi hỏi tất cả. Trong 2 tuần tiếp theo chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu hy sinh tất cả mọi sự cho Thiên Chúa vi chúng ta. Và chúng ta được ơn gọi theo Ngài.

Chúa Giêsu sẽ "xét xử" thế gian như thế nào khi Ngài bị "giương cao lên khỏi mặt đất"? Dân chúng có thể hoặc chấp nhận điều họ trông thấy trong sự chết của hạt giồng lúa này" và họ sẽ sống đời sống họ theo gương mẫu đó, hoặc họ sẽ nhìn thấy Đấng bị treo trên cây thập giá là một người sống một đời sống điên rồ và phí phạm, và họ từ bỏ Chúa Giêsu và việc Ngài làm. Uy quyền trên thế gian cai trị qua ngai vàng và quyền lực quân sự. Chúa Giêsu cai trị qua cây thập giá. Qua thập giá và sự sống lại Chúa Giêsu sẽ "kéo mọi người lên với Ngài".

Hôm nay chúng ta có thể mừng những người đã được học giáo lý tân tòng. Những người sẽ được chịu phép rửa tội vào ngày vọng Phục Sinh. Giống như những người ngoại nói "chúng tôi muốn gặp ông Giêsu", các người bảo lãnh và những người hướng dẫn trong giáo lý tân tòng là những người đã làm chứng và đã dạy dỗ giúp những người đi tìm đến "gặp" Chúa Giêsu. Rồi còn tất cả chúng ta thì sao? Vậy thì chúng ta có "gặp" Chúa Giêsu vì những người đã đưa chúng ta đến "gặp" Ngài trong đời sống chúng ta hay không? Có những người nào khác đã nêu gương mẫu hy sinh mình mà Chúa Giêsu nói đến trong phúc âm hôm nay không? Sự hy sinh của những người đó đã giúp chúng ta "gặp" Chúa Giêsu hay không? Chúng ta có "gặp" Ngài trong những câu chuyện của Kinh Thánh mà chúng ta thường nghe mỗi tuần, hay trong những buổi họp phụng vụ? Chúng ta có được giúp đỡ "gặp" Chúa Giêsu qua những bài giảng của các linh mục hay không? Chúng ta có nhìn gặp Chúa Giêsu qua hình bánh và rượu đang hy sinh sự sống của Ngài để nuôi dưởng chúng ta hay không?

Chúa Giêsu không phải ứ đọng trong thời gian. Ngài cũng không phải là của riêng biệt của một cộng đoàn xa xưa. Ngài đã qua "giờ" này, và chúng ta cùng với cộng đoàn thánh Gioan đã "gặp" được Ngài. Chúng ta "gặp" Ngài qua đức tin hiện nay, và tại nơi đây. Sau này trong phúc âm Chúa Giêsu hứa "phúc thay những người không trông thấy mà tin!" (Ga 20: 29). Chúng ta thường nói "trông thấy là tin". Nhưng theo ánh sáng phúc âm hôm nay, chúng ta có thể nói "Tin nghĩa là trông thấy".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm B MC5

Đọc nhiều nhất Bản in 15.03.2018 15:43