Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật V Mùa Chay A

§ Lm Jude Siciliano, OP

Êdêkien 37: 12-14; T.vịnh 129; Rôma 8: 8-11; Gioan 11: 1-45

Thiên Chúa đang đứng ở ngoài ngôi mộ, đây là một hình ảnh có ấn tượng mạnh cho tôi trong các bài đọc hôm nay. Ngôi mộ là nơi cuối cùng của chúng ta trên đường về vói Thiên Chúa. Và thật là một nơi dừng chân cuối cùng khủng khiếp nhất phải không? Tại các nghĩa trang ở Hoa Kỳ, những người đảm nhận việc mai táng đang đào huyệt mộ và họ đang làm việc của họ rất bài bản. Đất đã đào lên được đặt một bên huyệt mộ, xung quanh ngôi mộ họ phủ một lớp cỏ xanh công nghiệp (trông giống cỏ xanh của sân đá banh). Bên trên huyệt mộ có tấm khung kim loại và có giây đai chăng qua để hổ trợ đưa quan tài đến đáy huyệt. Gia đình và bạn bè người quá cố vẫn ngồi đợi trong xe cho đến khi những người nhà quàng đem các tràng hoa đến. Nếu thời tiết xấu thi có dựng một nhà bạt để cho các người đi đưa tang và quan tài khỏi bị tuyết hay mưa. Khi mọi sự được sắp đặt sẵn sàng, những người đi đưa tang được mời đến ngôi mộ. Quan tài người quá cố được đặt trên giây đai quàng qua khung kim loại trên miệng huyệt mộ. Những người làm việc đào huyệt mộ đưng sang một bên đẻ nghỉ ngơi một chút. Có người thừa dịp đó hút một điều thuốc. Và sau đó họ sẽ trở lại làm việc sau khi mọi người đã ra về.

Lời kinh nguyện cuối cùng đã được cất lên. Mỗi người đi dự tang lễ láy một hoa từ các tràng hoa gần đó rồi đặt hoa đó trên quan tài để từ giả người quá cố trước khi họ ra về. Nhưng, cho dù khu vực chôn cất đã được khử trùng, và có mội quy trình chôn cất rất ổn định, chúng ta biết chúng ta đang nhìn vào một ngôi mộ, nơi phó thác người thân thương quá cố và người đó vẫn ở đó có thể suốt đời chúng ta. Những người đào huyệt mộ sẽ trở lại làm việc. Họ sẽ hạ hòm xuống mộ để chôn và chúng ta không còn gặp những người đó nữa.

Lẽ cố nhiên, tôi đang mô tả các nghi thức chôn cất một người Hoa Kỳ có đẳng cấp. Còn ở nơi người nghèo thì thân xác người quá cố được bọc trong tấm vải sô mộc hoặc được đặt trong một cái áo quan bằng gỗ do người nhà làm ra. Ngôi mộ sẽ được bạn bè đào lên nơi đất sỏi đá, và có thể có vài cái hoa đặt trên đất đã lấp mộ. Nhưng, trong văn hóa của chúng ta, phần đông những người đi đưa đám ra về trước khi hòm được hạ xuống huyệt. Chúng ta không thể thấy được sự vinh quang của ngôi mộ khi nó đã chiếm lấy người thân thương quá cố. Chúng ta cũng có nhiều cách ngụy trang để che đậy sự chết bằng việc xử dụng mỹ phẩm trang điểm cho người chết trước khi đặt người đó vào áo quan. Nhưng, mặc dù ở nơi nào hay theo cách nào đi nữa người quá chết cũng đã được chôn cất. Ngôi mộ vẫn là nơi chúng ta dễ bị tổn thương nhất, và nó là kẻ chiếm những khoành khắc vinh quang nhất trong đời chúng ta.

Hãy giữ hình ảnh của cảnh chôn cất mà chúng ta quen thuộc nhất. Sau đó hãy nhìn vào bài Thánh thư mà chúng ta đọc hôm nay, và thử xem ngôi mộ trong bài đọc thứ nhất và bài phúc âm, và nghe thư của thánh Phaolô gởi cho tín hữu thành Rôma. Lời Kinh Thánh cam đoan với chúng ta là chúng ta không cô đơn trong lúc chúng ta yếu đuối nhất. Lời Kinh Thánh không tránh việc nhìn nhận ra những nỗi đau của chúng ta và nói lên tiếng chúng ta đặt câu hỏi với Thiên Chúa ngay cả trong lúc chúng ta chán nản ".... Nếu Ngài có ở đây..." Nhưng trong khi câu hỏi đó thừa nhận sự đau khổ, than van vì sự yếu đuối của chúng ta trong khi chúng ta nhìn vào sự chết là ngôi mộ - những lời đó cũng nói cho chúng ta thấy có điều gì đó không thể tưởng tượng được. Thánh thư nói rằng: trong lúc chúng ta yếu đuối nhất, Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta nơi ngôi mộ và Ngài hứa ban một sự sống như thật trước mắt chúng ta. Theo lập luận của lý trí thì cái chết đã thắng chúng ta. Nhưng, Thiên Chúa nói " KHÔNG ĐÂU!!!" lời nói được viết bằng chữ in hoa và có vài dấu chấm than. Theo ngôn sứ Êdêkien đã nói "Rồi các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa, khi Ta mở huyệt cho các ngươi và đưa các ngươi lên khỏi huyệt, hỡi dân Ta" (lời nói đó có kèm theo vài dấu chấm than, và đáng lý phải có thêm vài dấu chấm than nữa để nhấn mạnh những lời đó). Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền nói lên những lời đó một cách chắc chắn. Vì chúng ta không thể nào tự thực hiện lời hứa đó.

Ngôn sứ Êdêkien không viết những lời đó để an ủi một gia đình hay một vài người bạn về cái chết của người thân họ. Ông ta viết cho cả một dân tộc về cái chết của toàn thể dân tộc, và sự phá hủy thành thánh của họ. Ngôn sứ nói với người Do thái đang trong chốn lưu đày ở Babylon, và họ trông thấy thành thánh Giêrusalem thân yêu của họ đã bị tàn phá, và Đền Thờ của họ đã bị phá hủy (năm 587 trước năm TC). Ngôn sứ dùng hình ảnh rõ ràng nói về thị kiến về các xương cốt (Ed 37:1-10). Ông ta gợi lên niềm hy vọng là Thiên Chúa có thể bồi dưỡng cho những người này, những bộ xương khô đã chết nay được hồi sinh bởi các Thần Khí nhập vào. Ngôn sứ Êdêkien là dụng cụ Thiên Chúa nói lên lời hứa đó. Thị kiến ông Êdêkien không chỉ nói đến sự phục sinh cuối cùng. Nhưng, bài đọc 1 hôm nay nói đến việc Thiên Chúa đã nuôi dạy và hồi sinh một dân tộc đã bị diệt vong, không phải chỉ từ quê hương điêu tàn của họ, nhưng là từ nơi Thiên Chúa trong khi họ bị lưu đảy xa xứ. Thiên Chúa có thể làm những việc không thể được đó là khôi phục lại dân Israel, đưa họ trở về Giêrusalem và giúp họ xây dựng lại đền thờ?Chúa đã mạch mẽ hứa với Êdêkien "Đây Ta sắp cho Thần Khí nhập vào các ngưới, và các ngươi sẽ được sống nơi quê hương các ngươi."

Nghe lời ngôn sứ Êdêkien nói vói với dân chúng, chúng ta tự hỏi: dân chúng có thể nào cải táng cho người thân thương, vì sự cải táng đó sẽ làm cho họ hồi sinh hay không? Một gia đình có thể còn đứng vững khi cha mẹ trong gia đình qua đời lúc còn trẻ hay không? Khi một người anh chị em bị chết một cách bi thảm do bạo hành hay do nghiện ngập thì sao? Khi một cuộc chiến gây nên sự mất ổn định về dân số, vì sự di dời thì sao? Có biết bao nhiêu cái chết đã được xử lý với nhiều hình thức khác nhau. Điều gì đã xãy ra cho những người còn sống? Hãy nghe lời Thiên Chúa nói "Ta sẽ cho các ngươi định cư trên đất của các ngươi. Bấy giờ các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa" Hãy xem lời hứa đó thực hiện cho ai. Bây giờ chúng ta quay về với Phúc âm.

Trong Phúc âm, câu chuyện nói cho từng cá nhân chúng ta. Vì chúng ta thấy trong đó, một người bệnh chết, một lời than thở, một lời bày tỏ đức tin vào những lúc không thuận tiện. Than khóc, hoài nghi, nhìn thấy những điều không thể lại được xãy ra trong đức tin. Hơn nữa Chúa Giêsu sẽ cho thấy việc Ngài làm phép lạ sẽ gây ra sự chống đối lại Ngài, và sẽ là tiền đề của việc sẽ đưa Ngài đến ngôi mộ cúa Ngài. Trong khi Thiên Chúa không thinh lặng đứng trước ngôi mộ, của ông Ladarô, phép lạ đem tới sự sống này sẽ làm cho Chúa Giêsu gặp nhiều chống đối nữa. Ông Ladarô là bạn của Chúa Giêsu. Và khi nghe câu chuyện này chúng ta được khuyến khích tin rằng chúng ta cũng là bạn của Ngài nữa. Trước đó trong Phúc âm thánh Gioan Chúa Giêsu có nói "...vì giờ đã đến, giờ mọi kẻ ở trong mộ sẽ nghe tiếng Người Con". (Ga 5: 28) Chúng ta, những người bạn của Chúa Giêsu tin tưởng vào lời nói đó trong khi chúng ta đứng bên cạnh các ngôi mộ của người thân thương mở ra và chúng ta mong đợi ngôi mộ như thế mở ra cho chúng ta nữa.

Ở đây Chúa Giê su điều khiển mọi sự. Không ai có thể hối thúc Ngài, ngay cả với yêu cầu khẩn thiết của các chị của ông Ladarô. Chúa Giêsu không muốn Ngài xuất hiện trong tư thế chưa là bạn thật của họ với cử chỉ lơ là không quan tâm. Vì sao Ngài lại đợi lâu đến thế? (Và vì sao chúng ta phải đặt câu hỏi và do dự vì một lời nói của Chúa Giêsu có thể làm chúng ta hồi sinh từ cái giường của sự chết?) Một điều chắc chắn là sau khi đợi vài ngày chúng ta biết chắc là ông Ladarô đã chết thật. Bà Mác-ta, người nói sự thật rằng: "Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã 4 ngày".

Thật là một cảnh tượng; người chết từ trong nơi tối tăm bước ra khỏi ngôi mộ với khăn liệm còn quấn quanh người đang hồi sinh. Rồi Chúa Giêsu sẽ phải chịu đựng một cái chết đầy bạo lực. Người ta cũng sẽ quấn vải xung quanh thân Ngài theo phong tục và đặt Ngài trong một ngôi mộ. Một nhóm người trong gia đình và ban bè sẽ đứng bên cạnh một ngôi mộ khác và nhìn vào cảnh lạnh lùng đó. Họ cũng cảm thấy họ yếu đuối trong lúc họ ôm nhau than khóc thương tiếc người quá cố. Nhưng, tất cả không mất hẳn. Thiên Chúa sẽ thăm ngôi mộ đó và sẽ nói một lời về sự sống của Chúa Giêsu và Thần Khí Chúa sẽ phục sinh Ngài đến một đời sống mới. Không ai có thể tưởng tượng được điều đó. Với sự phục sinh của Chúa Giêsu tất cả chúng ta đã chết, sẽ được ban cho hồng ân hy vọng và để đáp lại là "Chúng ta cúng sẽ được sống lại".

Trong khi chúng ta diển tả đoạn văn này, hãy để ý đến Phúc âm thánh Gioan. Đời sống mà Thiên Chúa hứa ban qua Chúa Giêsu đã trở nên hiện thật cho những người đã chịu phép rửa. Đời sống mới của chúng ta không bắt đầu sau khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng, hay khi thân xác chúng ta bị chôn trong mộ. Đời sống ấy bắt đầu ngay từ bây giờ. Nói đến một lời khác trong phúc âm thánh Gioan "thật, tôi bảo thật các ông giờ đã đến - và chính là lúc này đây - giờ các kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa. Ai nghe thì sẽ được sống" (Ga 5:25). Chúng ta có đời sống mới trong chúng ta ngay cả khi chúng ta nhìn vào các ngôi mộ của đời sống chúng ta.

Lẽ cố nhiên chúng ta đã gặp những cái chết của gia đình và bạn bè. Nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với cái chết khi: chúng ta mất việc làm; khi bị đuổi ra khỏi trường; khi bị bệnh tật hiểm nghèo; khi bị bại liệt hay bị mất sức mạnh về thể chất cũng như tinh thần khi về già; khi chúng ta từ bỏ kế hoạch kết hôn và sinh con; khi có đứa con cuối cùng đi học xa hay đi lập gia đình v.v... Vậy đời sống mới có thể xãy ra trong nhũng trường hợp này ngoại trừ sự chết như thế nào? Trong đời sống này phải không? Người có đức tin khi nghe bài Kinh Thánh đọc hôm nay được khuyến khích tin là Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta nơi ngôi mộ của chúng ta, và Ngài sẽ gọi tên chúng ta, thốt lên lời nói ban sự sống và thổi Thần Khí vào chúng ta để chúng ta sống lại. "Chính Thầy là sự sống lại. Ai sống và tin vào Thầy sễ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?" Và chúng ta cũng sẽ đáp lại với cô Mác-ta "Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đưc Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm A MC5

Đọc nhiều nhất Bản in 26.03.2020 15:08