Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật Lễ Lá

§ Lm Jude Siciliano, OP

Kiệu Lá: Máccô 11: 1-10
Isaia 50: 4-7 Philipphê 2: 6-11 Máccô 14:1- 15:47

Trước khi chúng ta nói về các bài đọc hôm nay, chúng ta hãy suy ngẫm về việc phụng vụ. Các Cha giảng nên tham dự vào phần tổ chức phụng vụ, nhất là trong tuần này. Trong lúc nhìn vào các bài đọc, chúng ta thấy bài Thương Khó của thánh Máccô rất dài. Nhưng tôi muốn chọn phần ngắn trong bài đó. Phúc âm thánh Máccô thường thì kể câu chuyện ngắn gọn. Vì thế nên bài Thương Khó chứng tỏ thánh Máccô muốn nhấn mạnh về bài đó. Chắc thánh Máccô nghĩ đó là phần quan trọng, nếu không thì vì sao ông ta lại viết khác thói thường là trong phúc âm ông ta các câu chuyện đều ngắn gọn. Thường thì có 3 người đọc bài Thương Khó. Phụng vụ trong tuần này và nhất là trong khi đọc bài Thương Khó, điều quan trọng là chọn người biết đọc và đã được tập luyện để đọc. Sách lễ thường trong nhà thờ không giúp được bao nhiêu. Phúc âm là để đọc trong nghi lễ phụng vụ. Nếu giáo dân vùi đầu theo bài Thương Khó trong sách lễ hằng ngày, họ có thể bị xao lãng vì có tiếng lật trang giấy. Như thế không giúp họ suy ngẫm trong lúc nghe bài Thương Khó trong Kinh Thánh. Cũng có thể nếu cộng đoàn hát một lời ca ngắn trong lúc bài Thương Khó được đọc. Cần nhất là tập luyện các người đọc bài Thương Khó.

Thử nghĩ nếu chúng ta chú trọng giảng về phần bài phúc âm về lúc đi vào nhà thờ (Mc 11:1-10) thì sao? Bài mở đầu này nói về Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem. Bài này đầy những hình ảnh về những điều mong đợi từ lâu, nay được thực hiện. Có rất nhiều những điều nói về sự mong đợi của người Do thái về Đấng Mêsia như vua chúa. Thí dụ lúc Chúa Giêsu nêu biểu tượng về vua chúa khi Ngài muốn ngồi trên lưng lừa để vào thành vua David (Dacaria 9:9) "Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi". Chúa Giêsu bảo Các môn đệ của Ngài cách nói, "Thầy tôi cần nó và sẽ trả lại ngay lập tức". Lời nói này đủ trả lời nói của người hỏi "các ông làm gì vậy?". Đến lúc này Chúa Giêsu điều khiển mọi sự việc. Ngài tỏ ra Ngài biết chuyện gì sẽ xãy ra, và Ngài có uy quyền của một vị Vua.

Dân chúng trải áo choàng và cành thiên tuế trên đường để làm việc như dân chúng trước kia đón vua của họ (2V 9:13): "Họ vội vàng lấy áo choàng trải lên đầu bậc cấp, dưới chân ông...rồi hô lên: "Giêhu làm Vua" Tiếng la "Hosanna" có nghĩa chính là "cứu chúng tôi", và sau đó thành lời hoan hô. Bởi thế tiếng đó có 2 ý nghĩa về lời hoan hô của dân chúng. Bây giờ chúng ta biết là có 2 lý do để hoan hô Chúa Giêsu, vì Ngài là Đấng Cứu Độ và là Vua của chúng ta. Dân chúng đón rước Triều Đại Vua David sẽ đến. Họ trông thấy Chúa Giêsu đến vinh quang như Đấng Mêsia sẽ đến như Vua David.

Chúng ta nghe lời hoan hô đó với tất cả tâm tình khi bắt đầu đọc bài sách trong nghi lễ phụng vụ hôm nay. Sau đó đến bài Thương Khó. Chúng ta sẽ nghe lời dân chúng la lên trước mặt ông Philatô "đóng đinh nó vào thập giá". Chúng ta nghe bao nhiêu bài giảng, hay đã giảng về đám đông quần chúng điên rồ khi theo Chúa Giêsu, ròi sau đó lại chống đối Ngài phải không? Vì sao lại có điều sai lạc trong đoạn sách đó? Hãy suy xét về phía dân chúng: tôi nhận thấy là chuyện này với sự vừa xãy ra ngoài thành, hay gần thành, rồi sau đó thánh Máccô sẽ nói Chúa Giêsu vào thành một mình. Vậy thì sự náo động là do những người ở ngoài thành. Chúa Giêsu gặp những chống đối và sự chết khi Ngài ở trong thành.

Hình như chính những người ngoài thành là những người gây náo động về Chúa Giêsu. Họ là những người đã chờ đợi từ lâu để đón Đấng Mêsia. Họ có phải là những người theo phúc âm trên đường, họ không bao giờ được ngồi vào bàn. được mời dự tiệc, hay ngồi chỗ cao trong đền thờ hay nơi hội đường phải không? Sứ vụ của Chúa Giêsu là cho những người đó. Họ đã cảm nghiệm, hay đã nghe được đón chào với Chúa Giêsu. Rốt cùng có ai bởi Thiên Chúa đến nói với họ là họ không bị bỏ quên, và họ được thương yêu bởi Thiên Chúa! Chúa Giêsu, Đấng với uy quyền, đã chấp nhận họ, đã chữa họ lành và đã tha thứ tội lỗi cho họ. Họ cũng biết Chúa Giêsu là người Galilê, người ngoài giống như họ. Họ được biết theo như ông Dacharia đã hứa là Chúa Giêsu, người Galilê, sẽ dến thành Giêrusalem trên lưng con lừa con.

Chúng ta có thể nhìn lại Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay: bài phúc âm hôm đó thánh Máccô nói về khi Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng, Ngài nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hảy sám hối và tin vào Tin Mừng" (Mc 1:12-15). Bây giờ chúng ta đến phần cuối của phúc âm. Chúa Giêsu vinh quang vào thành Giêrusalem. Sự thay đổi nhanh chóng đó đưa đến sự thương khó và sự chết. Vậy lời hứa lúc đầu về sự vinh quang ra sao? Vậy bây giờ có phải là "thời giờ thực hiện" hay không? Sự sụp đổ hoàn toàn phải không? Trong lúc giữa chừng, những năm sứ vụ của Chúa Giêsu, chúng ta biết được nhiều về bản tính của Chúa Giêsu, về triều đại Ngài cai trị, và triều đại đó có ý nghĩa gì cho các môn đệ. (Sau mùa Phục Sinh, chúng ta sẽ trở về với phúc âm thánh Máccô vào các ngày Chúa Nhật) "Thời giờ thực hiện" đã nhập thể trong Chúa Giêsu. Ngài là Triều Đại, Triều Đại của Thiên Chúa. Ngài đã thực hiện những lời hứa tự ngàn xưa, nhưng không như các người trong thời đại Ngài nghĩ đến.

Khi Chúa Giêsu còn sống, Ngài đã tỏ uy quyền của Ngài trên bệnh hoạn, trên các quỷ dử và với các người chống đối Ngài. Ngài cũng điều khiển mọi sự khi Ngài sữa soạn lên thành Giêrusalem. Và bấy giờ Ngài sẽ dùng uy quyền của Ngài không phải như thế gian nghĩ. Trái lại, uy quyền của Ngài sẽ để phục vụ người khác. Ngài sẽ hy sinh mạng sống Ngài vì chúng ta. Chúng ta sẽ thấy lúc Ngài phục vụ như là một cách tỏ uy quyền trên tội lỗi và trên sự dử. Vinh quang sẽ đến không bởi bạo lực, nhưng là bởi hy sinh mình cho kẻ khác. Uy quyền của Ngài sẽ không ép buộc kẻ khác. Chúng ta sẽ tự do chọn lựa đường lối đời sống của Ngài qua sự chết. Trong khi chúng ta có thể dùng quyền năng qua quân sự, thì Ngài dùng quyền năng qua khiêm nhường từ bỏ mình hoàn toàn. Thánh Phaolô nói rõ là Chúa Giêsu sẵn sàng hy sinh tất cả, Ngài không giữ gì lại vì chúng ta. Không có sự hy sinh nào lớn lao như thế để Chúa Kitô chứng tỏ tình thương yêu của Thiên Chúa cho chúng ta. Giáo hội ở Philipphê đang gặp đau khổ bên trong và bị bắt bớ bên ngoài (Ph 1: 28-29). Lại còn có những Kitô hữu Do thái đòi hỏi tất cả các người mới trở lại theo lề luật xưa. Thánh Phao lô nhắc cho cộng đoàn giáo hữu biết là Chúa Kitô đã hy sinh mọi sự cho họ. Ngài đã từ bỏ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa để bằng lòng chịu thương khó và chịu chết. Đó là sự hy sinh tuyệt đối mà cộng đoàn phải chú ý đến, chứ không nên chú ý đến những cãi cọ về sự khác biệt trong tín điều.

Sự bị ruồng bỏ, chịu thương khó và chịu chết của Chúa Giêsu thực hiện những điều Ngài đã nói với các môn đệ Ngài. Đây không phải là một điều bất ngờ cho những thính giả của thánh Máccô. Sự đau khổ của Chúa Giêsu là chủ lực trong câu chuyện, và đáng phải là một an ủi cho cộng đoàn của thánh Máccô, và cho chúng ta, những tín hữu hiện nay là những người được lãnh nhận đức tin vào Chúa Giêsu không phải qua đau khổ.

Khi bài Thương Khó bắt đầu, chúng ta nghe có một sự thay đổi trong phúc âm. Chúa Giêsu, Đấng có uy quyền, trở thành người chịu đau khổ. Ngài là Đấng chịu đựng tất cả. Ngài bị chống đối, bị ruồng bỏ, bị phản bội, bị bắt bở, bị tra tấn, bị buộc tội, bị đánh đập, bị đóng đinh, và rốt cùng bị mai táng. Trong sự thương khó của Ngài, Chúa Giêsu tự xem mình như những người trãi qua những sự bất công và tất cả những ai chịu đau khổ. Chúng ta gọi Chúa Nhật hôm nay là "Chúa Nhật Thương Khó". Từ "thương khó" có ý nghĩa bởi từ "đau khổ" và "chịu đau khổ". Có rất nhiều người phải đau khổ vì già nua, vì bệnh hoạn, vì tật nguyền. Chúng ta cũng đau khổ vì bị áp lực của nền kinh tế và tổ chức xã hội. Chúng ta không thể luôn luôn thay đổi những trường hợp này, nên chúng ta có thể cảm nghiệm với Chúa Giêsu và lãnh ơn mạnh mẽ trong sự chịu đựng của Ngài qua sự thương khó.

Trong anh ngử, thương khó, lại còn có ý nghĩa chịu đựng quá nhiều. Theo nghĩa này, Chúa Giêsu là người gây sự đau khổ, biết quá nhiều là sẽ chịu đựng trong những việc Ngài sẽ làm và làm như thế nào. Chúa Giêsu là người thương yêu Thiên Chúa và loài người vô vàn. Và sự thương khó của Ngài thêm năng lực và thúc đẩy quyết định của Ngài tiếp tục trên đường Thiên Chúa giao cho Ngài để chúng ta theo, để rao giảng tình thương yêu của Thiên Chúa cho những người ngoài. Không có sự chống đối nào có thể ngăn chận Đấng Cứu Chuộc toàn năng để Ngài thi hành nhiệm vụ cho chúng ta, mặc dù điều đó mang đến cái chết cho Ngài.

Trong tuần này, chúng ta có thể làm một điều là giảng về việc xử tử tù nhân. Giáo hội chúng ta chống đối án tử hình và có biết bao tài liệu về việc này khi chúng ta nghe phúc âm về sự việc xử tử Chúa Giêsu hôm nay và ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Trong nhiều năm tôi đã trình bày danh sách các tù nhân bị án tử hình ở trại tù North Carolina. Đây cũng có thể là dịp cho các Cha giảng đề nghị giáo dân viết thơ cho các tù nhân đó hay các tù nhân khác ở trại tù gần bạn hơn. Nếu các bạn cần chi tiết thì tổ chức hòa bình và công chính của địa phận của các bạn có thể có những tên đó. Hoặc xem trên máy vi tính về đề tài "Dân chúng có Đức Tin chống lại án tử hình" thuộc về nhóm Đại Kết liên tôn North Carolina.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Lễ Lá

Đọc nhiều nhất Bản in 22.03.2018 15:37