Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật IV Mùa Chay A

§ Lm Jude Siciliano, OP

1 Samuen 16: 1b, 6-7,10-13a; T.vịnh 22; Êphêsô 5: 8-14; Gioan 9: 1-41

"Hành vi đốt một ngọn nến cũng là một cách dâng lời kinh nguyện" Đây là suy tư của tu sĩ David Steindl-Rast suy ngắm về sức mạnh của ánh sáng. Thầy Davis là một tu sĩ dòng Bênêdictô, sinh ra ở Vienna, nước Áo. Ông ta được nhiều người khắp thế giới biết đến vì ông tham gia tích cực vào cuộc đối thoại liên tôn, và trình bày những hiểu biết của ông về sự tương tác giữa khoa học và đời sống thiêng liêng. Ngay cả một hành vi đơn giản như đốt một ngọn nến với ý thức chăm chú có thể giúp chúng ta chú ý đến đến ánh sáng Hy Vọng thay vì tuyệt vọng chán nản, ánh sáng của lòng trắc ẩn thay cho sự cô đơn, ánh sáng của lòng Thương xót mở ra cho chúng ta sự hiện hữu của ơn Thánh Sủng trong cuộc sống của chúng ta. "Chính hành vi đốt một ngọn nến" chứng tỏ sự dấn thân của chúng ta chống lại bóng tối âm u của xung đột, bạo lực và nghèo đói đang bao trùm rất nhiều nơi trên thế giới. “Hành vi đốt một ngọn nến” là dấu chỉ sự ao ước của chúng ta giống như người được sinh ra đui mù, mong được trông thấy sớm hơn.

Câu chuyện về người bị mù bẩm sinh là một câu chuyện có nhiều yếu tố đáng để ý hơn là chuyện đui mù của anh ta. Câu chuyện cũng nói lên sự đui mù của các môn đệ của Chúa Giêsu, của cộng đoàn, và các kinh sư trong đền thờ. Sự đui mù của một người không chỉ là tình trạng khiếm khuyết bản thân, nó trở nên là một tình trạng để lý giải về bản chất tội lỗi của anh ta. Do thế, đây cũng là câu chuyện của chúng ta nữa. Vì sự đui mù đang hiện diện ở từng con người chúng ta. Đoạn văn khá dài, và có nhiều chỗ thay đổi buồn cười. Người mù không bao giờ xin được chữa lành, nhưng Chúa Giêsu lại chữa cho anh ta lành. Trước khi anh ta trông thấy được. Đời sống anh ta khó khăn, Nhưng, trái lại anh ta không còn hình dạng như thế. Một khi anh ta được trông thấy, đời sống anh ta trở nên bận rộn. Anh ta thấy được chính nơi anh và gia đình của anh là trung tâm một cuộc tranh chấp gắt gao ở đền thờ. Những ai nghĩ họ là người thấy rất rõ lại là những người đui mù. Câu chuyện đầy những câu hỏi và lời đánh giá. Đấy không phải là dấu chỉ để chúng ta quan sát, nhưng cũng để cho chúng ta tự trả lời trong lòng chúng ta.

Sự đui mù của cộng đoàn là điều lạ lùng. Một ít người láng giềng nghĩ chắc người được chữa lành không phải là người họ biết "người thường ngồi ăn xin ở bên lề đường". Anh ta sống trong thành phố với họ, nhưng thật ra anh ta sống bên lề của xã hội. Có phải vì anh ta không có địa vị trong xã hội nên các người láng giềng không nhận biết anh ta chăng? Cho dù anh ta vẫn mặc quần áo như trước đây khi anh ta còn mù, mà sao họ lại không nhìn ra anh ta được? Có lẻ họ chỉ nhận biết anh qua căn bệnh của anh đang mắc phải mà thôi phải vậy chăng? Có phải anh ta mang mặc cảm là người tội lỗi, hoàn toàn khác với họ chăng? Chắc họ cũng đã có vài lần cho anh một ít tiền trong lần van xin nào đó của anh. Nhưng, điều làm cho chúng ta tự hỏi là có khi nào họ quan sát anh ta chưa? Có vẻ như tầm nhìn của họ bị hạn chế nên trông thấy chưa rõ như họ nghĩ. Thông thường, những người nghĩ mình biết nhìn, đó là họ đã tự lừa dối họ. Có thể ở đây chúng ta nên dừng lại và tự hỏi là chúng ta đã trông thấy rõ những người sống chung quanh chúng ta chưa? Có bao giờ chúng ta dành thời gian để quan tâm hay nói chuyện với họ chưa? Cái nhìn của chúng ta có giống như khi Chúa Giêsu khi Ngài nhìn thấy anh mù không?

Những người láng giềng không phải là những người duy nhất sống trong bóng tối. Các môn đệ và các kinh sư trong đền thờ cùng chia sẻ một truyền thống lâu đời của dân Do Thái. Xác nhận bệnh tật và sự bất hạnh của cuộc sống đều được coi là dấu hiệu thiếu ân sũng của Thiên Chúa và bị Ngài trừng phạt. Chúng ta nghe nói về thái độ đó khi các môn đệ hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiền người này sinh ra bị mù. Anh ta hay cha mẹ anh ta?" Chúng ta khi nghe câu hỏi đó một lần nữa cho thấy tính hà khắc trong cách xét xử cúa các kinh sư trong đền thờ. Nhưng đó không phải là lần duy nhất mà chúng ta nghe nói đến thái độ này. Đôi khi, ngay cả ở thời nay, mỗi khi có tai họa xãy ra cho người tốt; một số người thường thắc mắc "Tại sao Thiên Chúa lại phạt tôi? Tôi đi nhà thở. Tôi cầu kinh hằng ngày. Tôi giúp nơi phát cơm cho người nghèo ở giáo xứ. Tôi đã làm gì sai hay sao?" Dù vậy chúng ta nên biết rằng cầu nguyện và làm việc lành không phải là phương cách che chở chúng ta khỏi những đau khổ tối tăm cho riêng mình và cho cộng đoàn.

Sự mù lòa của các kinh sư thật là điều đáng lo lắng. Đáng lẻ họ phải là những người khôn ngoan trong truyền thống tôn giáo. Họ là những người thực thi cầu nguyện, ăn chay và khao khát sự trọn lành. Họ là những người trông chờ Đấng được Hứa sẽ đến. Điều gì đã xãy ra sau sự mù lòa của họ? Người mù được chữa lành nói chuyện với các kinh sư và câu hỏi của anh ta rất rõ ràng: Anh ta mời các kinh sư nói chuyện với Chúa Giêsu để họ được biết Chúa Giêsu là ai, và Ngài từ đâu đến. Vì sao các kinh sư không nghe anh ta? Vì sao họ không gặp Chúa Giêsu để hỏi Ngài? Có phải vì họ lo sợ hay chăng? Có phải vì họ sợ mất quyền hành, hay vì họ sợ sự thay đổi đột ngột về niềm tin vào Chúa Giêsu sẽ gây khó khăn cho đời sống của họ chăng? Họ có quyền tha tội và giải thoát những người bị cách ly và bị kỳ thị trong xã hội và tôn giáo. Họ có giống như cha mẹ người mù đã phải lánh mặt; do sợ bị xua đuổi ra khỏi cộng đoàn của đền thờ và của gia đình họ? Việc trông thấy và tin tưởng vào Chúa Giêsu có phải tốn kém gì nhiều hay không? Ngay cả đối với chúng ta, sự đui mù cũng có lợi thế của nó. Thường, khi tìm thấy sự thật trong những tình huống khó khăn, mặc dù nó liên quan đến các sự kiện trên thế giới, hay khi đưa ra những quyết định về đời sống cá nhân của chúng ta có thể có những điều rất khó xử. Sự thật khiến chúng ta được tự do, nên chính đáng. Nhưng, thử hỏi chúng ta có chju trả giá cho những vấn đề đó không?

Câu chuyện người đàn ông bị mù từ thuở nhỏ cũng là câu chuyện của những môn đệ, về việc nghe và đáp lại. Trong khi chúng ta lắng nghe câu chuyện, chúng ta bắt đầu hiểu, cùng với người mù; việc lắng nghe Chúa Giêsu và tin vào lời Ngài là điều rất quan trọng. Nếu không biết Chúa Giêsu là ai, người mù dám để cho một người lạ sờ vào anh ta và lấy bùn xức lên mắt anh ta. Khi Chúa Giêsu bảo anh ta đến hồ Siloác mà rửa, anh ta đi ngay. Có lẻ anh ta đang rất cần nên mạnh dạng ra đi. Trong khi anh ta rửa mắt anh ta được trông thấy. Sự xét xử khắc nghiệt của các kinh sư, và sự bàn luận của các người trong cộng đoàn về việc anh ta được sáng mắt chứng tỏ anh đã nói lên sự thật mà anh ta biết. Rồi từ từ, từng bước một những điều nhỏ được thể hiện và đưa anh ta đến Đấng Công Chính. Khi chúng ta lắng nghe câu chuyện này, chúng ta có thể tự hỏi: bởi đâu và do ai, chúng ta cần được thấy rõ ràng hơn?

Nói cách khác, câu chuyện này là một câu chuyện rất buồn về việc chửa lành trong Kinh Thánh. Người không ai biết tên được trông thấy. Nhưng, đó là một kinh nghiệm vừa buồn vừa vui. Ngay lúc mọi người đều được vui vẻ thì anh đó cảm thấy cô đơn, và xa cách đời sống trước kia của anh ta. Tất cả đời sống của anh ta đã hoàn toàn thay đổi. Anh ta không còn sức tự sống với tiền anh ta ăn xin. Và cha mẹ anh ta cũng không còn có trách nhiệm giúp đở anh ta nữa. Anh ta phải làm việc vì anh ta không còn mù. Trước những rối loạn ấy anh ta đứng một mình vì người ta đã trục xuất anh ta ra khỏi đền thờ. Và chính lúc đó Chúa Giêsu tìm gặp anh ta và hỏi: "Anh có tin vào Con Người không?" Anh ta trả lời "Thưa Ngài, tôi tin". Rồi anh sâp mình xuống trước mặt Người.

Thầy David Steindl-Rast nói: "mắt chỉ thấy ánh sáng, tai chỉ nghe được âm thanh. Nhưng, một trái tim sẽ rung cảm và hiểu rõ mọi sự".

Trong khi chúng ta suy ngẫm về câu chuyện người mù, chúng ta nên tự hỏi một vài câu: kinh nghiệm bị mù từ nhỏ là như thế nào? Sống trong một thế giới mà hầu hết mọi người không ai có trãi nghiệm đó thì sao? Sống trong một hoàn cảnh mà chúng ta tin rằng không bao giờ có thể thay đổi được thì sao?

"Ngay cả việc thắp một ngọn nến cũng là cách cầu nguyện". Trong khi chúng ta thắp ngọn nến trong Mùa Chay này, chúng ta có thể cầu xin cho ánh sáng đức tin được tỏa sáng trong tâm hồn và một trái tim biết lắng nghe lời Chúa.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm A MC4

Đọc nhiều nhất Bản in 19.03.2020 17:56