Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật III Phục Sinh A

§ Lm Jude Siciliano, OP

Cv 2: 14,22-33; T.vịnh 15; 1 Phêrô 1:17-21; Luca 24: 13-35

Một số người trãi qua một khủng hoảng trầm trọng, như nhũng người mắc phải Coronavirus, hay một cơn bệnh bất ngờ, hay cái chết của một người thân thương, họ chiến đấu trong đức tin và tự hỏi "Thiên Chúa ở đâu rồi?", hay "Tại sao Thiên Chúa lại bỏ rơi tôi?" hoặc "vì sao Thiên Chúa lại để tôi ra thế này?", Khi những người đang gặp khủng hoảng nghe các câu chuyện về Phục Sinh như trong bài Phúc âm hôm nay, họ sẽ nói "nếu như..."

• "Nếu như tôi có ở đó với các môn đệ đang lo sợ khi Chúa Giêsu hiện ra giữa các ông thì tôi sẽ có đức tin mạnh hơn".

• "Nếu như tôi trông thấy các vết thương trên tay và chân của Ngài, tôi sẽ chia sẻ với Chúa Giêsu những sự đau đớn của tôi".

• "Nếu như tôi đã nhìn thấy Chúa Giêsu ăn cá nướng bên bờ hồ, tôi sẽ cho Ngài biết tôi đang đói".

Câu chuyện thánh Luca kể về cuộc gặp Chúa Giêsu trên đường của hai môn đệ chắc chắn là một câu chuyện đẹp nhất trong Tân Ước. Đó là câu chuyện của hai người đang quá tập trung vào quá khứ của câu chuyện vừa xãy ra nên họ không nhìn thấy những gì đang xãy ra trước mắt họ. Sau cái chết của Chúa Giêsu, thế giới của họ hoàn toàn sụp đổ. Họ đang rời khỏi Giêrusalem để từ bỏ những ước mơ của họ. Họ đang trở về vùng u tôi như trước kia. Họ chia sẽ với người lạ vừa gặp trên đường đi: "Trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn". Họ chỉ nói về thời giờ trong ngày. Họ đang trở lại với đời sống trước kia của họ. Hình như không có gì thay đổi cả và mọi sự có vẻ tăm tối đối với họ.

Thánh Luca nói với chúng ta khi Chúa Giêsu cùng đi với hai môn đệ "mắt họ còn bị ngăn cách, nên họ không nhận ra Người". Vậy điều gì làm cho mắt họ không nhận được Người? Là đấng mà họ đã từng dõi theo, và từng chia sẻ đời sống của họ với người đó? Có thể vì họ có những hoài bảo riêng về những công việc của Chúa Giêsu theo ý họ muốn phải thế nào: là một vị vua, hay một tướng lĩnh hùng mạnh có thể thắng quân Lamã. "Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Israel".

Nhưng, Chúa Giêsu hiện diện ngay trước mắt họ, trong thân xác con người, Ngài để cho họ biết là Ngài còn sống. Như thế không đủ sao? Hình như không đủ vì họ không nhìn dược Ngài. Thánh Luca viết phúc âm vào những năm 80 - 90. Câu chuyện trên đường Emmau nằm trong chương cuối cùng của phúc âm thánh Luca. Thánh Luca cũng như các người thời đó đã cảm nghiệm Chúa Kitô sống lại như các môn đệ đầu tiên đã gặp. Cũng như với chúng ta, họ đã gặp Chúa Kitô sống lại trong thân xác. Cũng như chúng ta, họ cần phải được xác định là Chúa Kitô đã thật sự sống lại từ cỏi chết và đang ở giữa họ. Cũng như với chúng ta, đôi khi áp lực của cuộc sống đè nặng tâm trí, khiến chúng ta cũng giống như họ là tự đặt câu hỏi, nghi ngờ và bối rối. Thánh Luca cần cho những người thời đó nhận ra rằng đức tin của họ cần mạnh mẻ hơn; làm thế nào để Chúa Giêsu không trở nên là dữ liệu của quá khứ, hay chỉ là hình bóng của một nhân vật trong lịch sử xa xưa.

Chúng ta đang và đã đi trên con đường Emmau của cuộc đời chúng ta, chúng ta biết đoạn đường này bao xa, có nhiều khúc cua, có nhiều đoạn giống nhau làm chúng ta lạc bước vào; khiến phải trở về nơi xuất phát, có thể làm người đi bị rối trí, bị lạc hướng hoặc quên bản chất con đường mà chúng ta đi. Đường đi đến Emmau là một đường có nhiều chỗ gập gềnh.

Có bao giờ trong đời sống; khi chúng ta tự nhủ "Giá như tôi đã...", hay "Tôi ước tôi đã..." hay không? như khi chúng ta nói lên những lời nói chán nản của người bị lạc hướng "chúng ta đã hy vọng", hay khi đời sống hôn nhân không kéo dài..., mục tiêu của đời sống không thực hiện được... hay lúc một đứa bé qua đời. hay một cơn bệnh nghiêm trọng làm chúng ta mất hết sức lực. Những lúc như thế, những lời của hai môn đệ trên đường Emmau cũng mang âm hưỡng như là lời của chúng ta "trước đây, chúng tôi vẫn hy vọng..."

Theo cách thánh Luca kể câu chuyện, ông ta đang giúp các Kitô hữu thời đó, và chúng ta nhận thấy Chúa Kitô sống lại đang ở giữa chúng ta. Hãy chú ý đến các yếu tố quan trọng này: Chúa Giêsu bắt đầu bằng việc giải thích Kinh Thánh cho hai môn đệ. Nói một cách khác; lời Chúa trong Kinh Thánh được rao giảng và giải thích cho hai môn đệ được trông thấy rõ hơn. Như chúng ta thường thực hiện trong phụng vụ, sau khi hai ông nghe đọc lời Chúa, hai ông ngồi vào bàn với Chúa Giêsu là nơi Ngài cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ.

Trong Phúc âm và cả trong sách Tông đồ Công vụ (là sách thứ hai của Thánh Luca), Thánh Luca dùng từ "bẻ bánh" là từ đã dùng trước kia, và bây giờ vẫn còn dùng trong lời truyền phép Thánh Thể. Thánh Luca mô tả sự gặp gỡ với Chúa Kitô sống lại trong ngôn từ ngử thực thi phụng vụ của cộng đoàn. Với hai môn đệ "Mắt liền mở ra". Thế nên, chúng ta muốn gặp Chúa Phục Sinh thì chúng ta hãy cùng họp nhau để nghe lời Chúa và "bẻ bánh" cho nhau.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm A PS3

Đọc nhiều nhất Bản in 23.04.2020 14:23