Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Nhật II Thường Niên B

§ Lm Jude Siciliano, OP

I Samuel 3: 3b-10, 19; Tv. 39: 2-4, 7-10; I Côrintô. 6: 13c-15a, 17-20; Gioan 1: 35-42

Các bài sách hôm nay đều nói về ơn gọi và sự liên hệ của người môn đệ. Là môn đệ là phải lắng nghe. Samuel ở trong Đền Thờ và nghe Đức Chúa gọi. Anh ta là một môn đệ vì anh ta phụng sự trong Đền Thờ. Nhưng Đức Chúa gọi anh ta hãy bước thêm nhiều bước nữa để theo Chúa. Trong Đền Thờ, ánh đèn trong cung thánh phải cháy ngày đêm. Ánh đèn đó là tượng trưng sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đền Thờ. Bổn phận của Samuel là giữ ánh đèn trong Đền Thờ cháy luôn. Đó là hình ảnh đẹp đẻ cho giảng thuyết nói về ánh sáng trong bóng tối âm u, và chúng ta hãy thận trọng giữ ánh sáng của Thiên Chúa luôn cháy. Chúng ta được gọi nghe theo lời Thiên Chúa. Có thể chúng ta nghe trong đêm tối, chúng ta sẽ được dẫn dắt để biết làm thế nào giữ ánh sáng Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta. Người tín hữu là người giữ ánh đèn cháy sáng trong đêm tối.

Ông Martin Luther King Jr. là một tín hữu như thế. Ngày 15 tháng giêng là ngày lễ của ông ta. Trong một thế giới âm u của sự kỳ thị chủng tộc, ông ta chiếu soi ánh sáng bất bạo động vào sự bình đẳng chủng tộc, không kỳ thị. Nhờ việc rao giảng và hoạt động của Ông đã đem đến Đạo Luật Nhân Quyền năm 1964. Nhưng, hôm nay, điều ông ta mơ ước về công lý cho tất cả mọi người vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn. Chúng ta không thể mong mỏi chỉ có một số người nghĩ đến những sự kiện như công lý và hòa bình. Mà tất cả chúng ta cũng đều có phần việc trong đó, dù lớn hay nhỏ, để giúp thực hiện mơ ước của ông Martin Luther King chăng? Không phải mơ ước của ông ta liên hệ với mơ ước của Thiên Chúa cho toàn thể loài người hay sao? Vì thế mọi người được đối xử như nhau, Và sự công chính là thành quả của việc chúng ta đối đải với tha nhân hay sao?

Chúng ta có phần việc gì trong sự công chính này? trong gia đình, nơi sở làm và trong xã hội? Ngày lễ ông Martin Luther King có thể cho chúng ta có dịp để hỏi Thiên Chúa: bổn phận chúng con là thế nào trong việc thực hiện mơ ước của ông Martin Luther King? Chúng con có như Samuel, ngủ trong Đền Thờ trong khi Thiên Chúa muốn nói với chúng con hay không? Trong bí tích Thánh Thể chúng ta tuyên xưng hôm nay, chúng ta có thể mượn lời Samuel trong lời cầu nguyện: "Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe". Chúng ta cũng cầu xin trong phụng vụ hôm nay ban cho chúng ta có tâm tình lắng nghe Thiên Chúa và được lòng can đảm đáp lại Ngài.

Một cách khác nữa. Suốt những năm trung học và vài năm đại học, tôi có làm việc trong một xưởng máy. Trước hết tôi tập sự học làm thợ máy. Các thợ lành nghề dạy cho tôi về việc đó, xem kết quả và khi nào cần giúp đở thi hỏi. Tôi chú ý xem và lắng nghe các thợ mày lành nghề đó, vì họ có kinh nghiệm mà tôi không có. Tất cả chúng ta học hỏi bổn phận chúng ta trong đời sống qua việc lắng nghe và chú ý xem việc người khác làm. Chúng ta cần người giúp đở dạy dỗ. Samuel cũng vậy. Lúc đầu Samuel không biết phải làm gì khi anh ta nghe tiếng Thiên Chúa gọi trong bóng tối. Ngôn sứ Eli, lúc đầu hơi chậm chạp. Nhưng sau này ông ta dạy Samuel phải thưa gì với Thiên Chúa khi Ngài gọi Samuel lần nữa và thưa: "Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe".

Cũng như Samuel, chúng ta đã ở trong việc phụng sự Thiên Chúa. Chúa Nhật hôm nay chúng ta đang ở trong đền thờ "chăm sóc ngọn đèn" thánh của đức tin chúng ta. Nhưng, Thiên Chúa gọi chúng ta hãy nghe kỹ hơn để theo Ngài hơn nữa. Đời sống chúng ta không bị trì trệ, và lời chúng ta đáp lại Thiên Chúa cũng không gò ép, vì Thiên Chúa có thể gọi chúng ta một lần nữa. Hôm nay có thể là ngày tốt để tạ ơn người dẫn dắt chúng ta trong đời sống và dạy dỗ chúng trong đức tin như thế nào, và đã giúp chúng ta biết điều gì cần thiết thật sự trong đời sống. Trong thánh lễ chúng ta có thể nhớ đến những người đã giúp đở chúng ta và cám ơn họ. Họ là những ơn mà Thiên Chúa đã ban để dạy dỗ chúng ta qua những người khác.

Cũng nên chú ý tạ ơn Thiên Chúa trong bài sách này. Samuel lúc đầu chưa biết tiếng Thiên Chúa gọi, nên Thiên Chúa gọi đi gọi lại hai lần nữa. Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta nếu chúng ta không nghe được Ngài, hay do chúng ta tìm Ngài không đúng chỗ. Vì thế, Thiên Chúa gọi lại thêm lần nữa.

Quan điểm về ơn gọi cũng được diễn tả trong bài đọc thứ hai. Thần Khí Thiên Chúa ở trong chúng ta và thánh hóa chúng ta. Thiên Chúa ở trong thân xác chúng ta và bởi thế chúng ta được ơn Chúa ban nên giá trị. Chúng ta không phải là người không chết được, và chúng ta cũng không biến con người trở thành dụng cụ. Chúng ta phải đối xử với nhau như chúng ta là người sẽ trở thành. Cũng nên nhớ là sự liên kết xác thịt là một hình ảnh quý trong Kinh Thánh Do thái về sự liên hệ mật thiết với Thiên Chúa. Ơn gọi của chúng ta trong phép rửa là ơn gọi nên thánh và cũng là ơn gọi nên nhìn vào giá trị của mỗi người màThiên Chúa đã tạo dựng.

Phúc âm cho chúng ta biết về những người đi tìm, đã được nghe tiếng gọi trong thâm tâm. Những người trong câu chuyện hôm nay đã là những người đi tìm kiếm Thiên Chúa. Thánh Gioan Tẩy Giả là người dẫn dắt các môn đệ của ông và ông ta chỉ cho họ đến một Đấng khác sẽ là Thầy của họ. Ông Gioan dùng một hình ảnh tốt đẹp về Chúa Giêsu: "Con Chiên Thiên Chúa". Hình ảnh đó có nhiều ý nghĩa tốt đẹp theo Kinh Thánh. Và nhũng nhà bình luận Kinh Thánh khuyên chúng ta không nên coi thường đó chỉ là một hình ảnh thôi. Chúng ta cũng có tên và hình ảnh của chúng ta về Chúa Giêsu. Chúng ta làm sao biết được những tên và hình ảnh đó có giá trị cho chúng ta? Chúng ta có thay đổi không, và đời sống chúng ta có lớn lên không? Chúa Giêsu là ai trong đời sống chúng ta bây giờ, và chúng ta kêu gọi Ngài như thế nào? Chúng ta như những môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả, đã được mời gọi theo Chúa Giêsu trong lúc này của đời sống chúng ta để sống với Ngài, và để tìm thấy Ngài là ai trong đời sống chúng ta bây giờ. Cũng như hai môn đệ ông Gioan muốn đến ở với Chúa Giêsu. Vậy người thuyết giảng có ý kiến gì cụ thể để đề nghị cho những người quá bận rộn trong cuộc sống hướng họ đến "ở" với Chúa Giêsu không?

Môn đệ ông Gioan là những người đi tìm và đã xế chiều cho họ. Họ cần nghỉ chân sau khi đi tìm kiếm, và Chúa Giêsu mời gọi họ đến. "Ban chiều cho 4 người". Hình ảnh đó có thể nói đến bắt đầu ngày sau là ngày Sabát. Các môn đệ đó sẽ được nghỉ ngơi, sống với Chúa Giêsu. Họ sẽ được nghỉ chân trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Sự mời gọi đã đưa họ đến liên hệ mật thiết với Chúa Giêsu. Chúng ta có nghe được không: "hãy đến mà xem".

Thành quả của sự ở lại với Chúa Giêsu là ngay lúc đó: những người muốn theo Chúa Giêsu ra đi và kêu gọi những người khác. Họ là nhân chứng về cảm nghiệm của họ. Và việc này đưa đến trong trường hợp có thể có thái độ dè dặt nói về đức tin của chúng ta với người khác. Thường thì không phải là việc chúng ta đi gõ cửa nhà người ta để nói về Chúa Giêsu (có lẽ vài người trong chúng ta cần làm việc đó). Nhưng chúng ta có thể mở lòng rộng hơn khi có dịp nói về đức tin của chúng ta với người khác.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm B CN02

Đọc nhiều nhất Bản in 11.01.2018 09:42