Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Giêsu mời chúng ta cùng đi theo Ngài

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật XXII Thường Niên -A
Giêrêmia 22:19-23, Tv. 62; Rôma 12: 1-2; Mátthêu 16: 21-27

Có rất nhiều câu hỏi về tình trạng kinh tế của đất nước và toàn thế giới. Đến cuối năm 2017 các nhà kinh tế học sẽ xét đoán thế nào? Về người điều khiển thương mãi, người nào được gọi là thắng lợi? (người nào sẽ vào tù?) Thương gia thắng lợi sẽ được thưởng với tiếng tăm và tiền thưởng phải không? Nhưng, không phải chỉ những người điều khiển thương mãi mới đợi được thưởng vì việc họ đã làm được thành quả tốt đẹp. Các thư ký, các người buôn bán hạng trung cũng được thưởng trong tiền lương vào lễ Giáng Sinh. Đó là cách thức làm việc trong ngành thương mãi và cách thức thưởng các nhân viên làm việc đắt lực.

Xét theo bài sách ngôn sứ Giêrêmia đọc hôm nay, thi việc thưởng những việc làm đắt lực không luôn luôn áp dụng cho các ngôn sứ. Ông Giêrêmia không phải là một người không dám nói lên cảm tưởng của mình. Ông ta nói ngay là "Thiên Chúa đã dụ dỗ tôi, lạy Đức Chúa." Từ dụ dỗ có thể dịch là "cạm bẩy". Hay là ông ta nghĩ ông ta bước vào cạm bẩy khi ông ta đáp lại lời Thiên Chúa gọi ông ta.(Gr 1: 5-10 ) , hay là ông ta nghĩ ông ta đã cố gắng thử nhưng ông ta không chống lại được sự dụ dỗ của Thiên Chúa. Bất kỳ ông Giêrêmia nghĩ cách nào đi nữa, ông ta gặp đối phương tràn ngập đầy đầu. Thật là một điều rất khó cho ông ta chấp nhận là ông ta không bị thử thách vì ông ta trốn trách nhiệm của ông ta. Ông ta đau khổ thật, vì ông ta trung thành với ơn gọi của ông ta. Ông Giêrêmia có một việc làm rất khó khăn. Đất Giuđa đang bị ách đô hộ của người Ai Cập, và đã chấp nhận thờ phượng thần ngoại từ Mesopotamia và Canaan. Ngôn sứ Giêrêmia đã lên tiếng chống đối sự thờ phượng đó, và tiên đoán Đền Thờ Giêrusalem sẽ bị tàn phá. Ông ta la lối "hành hung và bức hiếp" với dân chúng của ông ta. Vì thế ông ta làm cho cách lãnh tụ chính trị và tôn giáo phẫn nộ, đánh đập và bỏ ông ta vào nhà giam. Sự trung thành của ông ta với nhiệm vụ ngôn sứ mà Thiên Chúa đã giao phó cho ông ta là lý do làm cho ông ta bị đối đãi dữ tợn bởi các người thời đó.

Định mệnh của Giêrêmia được hiện diện trong định mệnh của các môn đệ Chúa Giê su. Hình như các môn đệ không biết các ông sẽ gặp gì khi các ông chấp nhận theo lời kêu gọi của Chúa Giêsu để đi theo Ngài. Bài phúc âm hôm nay diễn tả là Chúa Giêsu càng ngày càng tiến đến gần sự thương khó của Ngài. Cũng như ông Giêrêmia, Chúa Giêsu sẽ gặp khó khăn vì Ngài làm điều Thiên Chúa sai Ngài làm. Không phải Ngài chỉ gặp chống đối bởi các lãnh tụ chính trị, nhưng còn bởi các lãnh tụ tôn giáo là nhũng người nghĩ về Thiên Chúa và đường lối của Thiên Chúa hoàn toàn trái ngược ý nghĩ của Chúa Giêsu. Vậy các môn đệ có biết họ làm gì khi họ thưa "xin vâng" đáp lại lời Chúa Giêsu gọi họ theo Ngài không? Các ông đang học hỏi là phục vụ Chúa Giêsu, đáp lại lời gọi của Thiên Chúa, mặc dù đó là việc tốt lành phải làm, nhưng việc đó không luôn luôn trổi chảy dễ dàng đâu.

Lúc đầu, mọi việc đều êm đẹp cho các môn đệ. Chúa Giêsu là người dân chúng ái mộ. Ngài đã thu hút dân chúng vì các phép lạ Ngài làm. Ngài cho của ăn cho người đói, của ăn vật chất và cả của ăn thiêng liêng. Với tất cả những thành đạt đó, chúng ta không trách các môn đệ là các ông không thể hiểu những lời Chúa Giêsu nói lúc đó. Thánh Phêrô nói "Xin Thiên Chúa đừng bao giờ để Thầy gặp phải đau khổ nào cả". Vì sao mọi sự lại trở thành khó khăn khi tất cả đang được tốt lành? Và ngay cả chúng ta, chẳng lẽ chúng ta cũng xét đoán sự việc chúng ta làm dựa theo những thành quả tốt đẹp xãy ra hay sao? Chúng ta lý luận: nều tôi làm điều gì Thiên Chúa muốn, thì Thiên Chúa sẽ chúc phúc cho tôi. Hay hoặc, nếu Thiên Chúa đứng với tôi thì mọi sự sẽ nên tốt lành. Những lời nói của ông Giêrêmia và của Chúa Giêsu thật là tốt lành. Các môn đệ trung thành với ơn gọi của các ông, ngay cả giữa những chống đối của chính trị và tôn giáo. Mặc dù gặp những chống đối đó, các ông tiếp tục trung kiên với nhiệm vụ của các ông cho đến lúc tử đạo.

Chúng ta biết có những người thời nay nói trắng trợn đối với chống đối, và ngay cả hy sinh chịu chết vì điều họ tin tưởng. Thần Khí Thiên Chúa chưa ngừng thổi hẵn, nhưng tiếp tục gây những dấu chỉ mạnh dạn nơi những người đã được lựa chọn. Như Giám mục Oscar Romero, nữ tu Ita Ford và các bạn tử đạo ở El Salvador, và ông Martin Luther King Jr v.v... Vậy thì nếu chúng ta nghe các bài đọc hôm nay trong thì hiện tại nói với chúng ta, thì chúng ta, "các Ki tô hữu tầm thường" cũng được gọi làm "ngôn sứ tầm thường". Lời gọi đi theo Chúa Giêsu và sống đường lối của Ngài là lời gọi cho chúng ta. Và với ơn gọi này Thần Khí Thiên Chúa sẽ đến hoạt động đắc lực để giúp chúng ta trung kiên.

Chúng ta có được lựa chọn hay không? Chúng ta có thể từ chối lời gọi trở nên "ngôn sứ tầm thường" hay không?. Lẽ cố nhiên chúng ta có thể từ chối. Điều nói hôm nay là lời mời gọi chúng ta chứ không phải là lề luật. "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập già mình mà theo... Ai muốn cứu mạng sống mình..." Chúa Giêsu muốn chúng ta biết rõ chúng ta chọn điều gì. Nhưng, chúng ta không luôn luôn được được lời vỗ vai khen là đã làm việc đắc lực. Cũng như với ông Giêrêmia và Chúa Giêsu, chúng ta có thể chỉ phải tiếp tục đi, tin tưởng ơn gọi mà chúng ta được nghe một lần. Không phải Thiên Chúa không là nguồn gốc lời gọi và năng lực giúp chúng ta tiếp tục. Sự thật là có thể chúng ta không cảm thấy. Thiên Chúa không bao giờ rời xa ông Giêrêmia và Chúa Giêsu. Nhưng ông Giêrêmia và Chúa Giêsu không luôn luôn cảm nghiệm sự hiện diện đó của Thiên Chúa. Ông Giêrêmia và Chúa Giêsu luôn luôn tiếp tục rao giảng, gặp chống đối mãnh lực và luôn luôn tin tưởng vào sự hiện diện của Thiên Chúa.

Bởi thế Chúa Giêsu mời chúng ta cùng đi vào ơn gọi đó hằng ngày. Nếu chúng ta không phải là một ngôn sứ lớn lao, thì chúng ta là ngôn sứ tầm thường khi chúng ta theo Chúa Kitô.

- Chúng ta không ăn khớp với sự chọn lựa của chính gia đình của chúng ta, và với những điều kiện thành đạt của xã hội.

- Chúng ta từ chối làm những điều bất công theo đường lối thương mãi, và có thể bị mất việc làm.

- Chúng ta chọn sự tha thứ chứ không theo những lời bảo chúng ta hãy theo thực tế và đừng ngu xuẩn.

- Chúng ta làm việc hằng ngày một cách ngay thật, ngay khi cả chủ xí nghiệp không để ý đến, và khi nhũng người cùng làm việc với chúng ta xén bớt và bảo chúng ta là "ai cũng làm như vậy".

- Chúng ta đối xử tử tế với những người cùng làm việc với chúng ta, mặc dù họ không đủ khả năng, học thức, hay thuộc tầng lớp xã hội với chúng ta.

- Chúng ta đón tiếp những người mới đến vào sống cùng với chúng ta và coi họ như chúng ta.

Tôi biết một cha sở ở một xứ đạo quyết định giảng dạy thêm về đường lối xã hội của giáo hội công giáo trong giáo xứ của cha. Mặc dù cha là một cha xứ trung kiên và luôn luôn có mặt khi các giáo dân cần đến cha. Cha vẫn gặp chống đối và bị tố cáo là không lo cho giáo xứ. Hình như có nhiều người trong cộng đoàn không thích cách cha điều khiển giáo xứ. Thật là một khó khăn cho cha, gặp chống đối bởi những người cha thương yêu và cố gắng trung kiên với ơn gọi của cha. Cha như là một Giêrêmia hay một Chúa Giêsu thời nay. Cha xứ hằng ngày phải quyết định quên mình mà theo Chúa Giêsu.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm A CN22

Đọc nhiều nhất Bản in 29.08.2017 18:42