Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Chúa Giáng Sinh (Is 52:7-10)

§ Lm Jude Siciliano, OP

Isaia 52: 7-10; T.vịnh 97; Do-Thái 1: 1-6; Gioan 1:1-18 (bài ngắn: Gioan 1: 1-5, 9-14)

Bài đọc trích từ sách của ngôn sứ Isaia là bài người ta thích nhất trong Kinh Thánh Do Thái. Bài đó không theo lệ thường bạn biết. Bài mô tả "Thiên Chúa trong Cựu Ước" rất khó khăn, luôn phán xét và nhanh chóng trừng phạt. Trái lại, thường bài mô tả về "Thiên Chúa của Tân Ước" là một Thiên Chúa rộng lượng và khoan dung đối với chúng ta Ngài đã thương xót và gởi Chúa Giêsu đến với chúng ta để cứu thế gian ra khỏi tội lỗi. Theo phần cuối của Cựu Ước, Diễn tả Thiên Chúa đi từ phẩn nộ và trở thành bao dung và tha thứ của Thiên Chúa trong Tân Ước. Xin các bạn tha thứ cho điều tôi nói đùa, ở đây hình như tôi vẫn còn nghe tiếng nói của "hai Thiên Chúa khác nhau" khi người ta nói đến Thiên Chúa trong Kinh Thánh.

Dân Israel đang bị lưu đày ở Babylon trong hơn một thế hệ. Kinh đô và thành thánh Giêrusalem bị phá tan. Đền Thờ bị phá hủy. Cho dù dân Israel có thể trở vê quê cũ, họ cũng trông thấy cảnh đổ nát và tàn phế đó. Họ có còn là dân được Thiên Chúa chọn hay không? và Đền Thờ của họ có phải là nơi Thiên Chúa hằng sống cư ngự phải không? Điều gì đã gây nên cảnh tàn phá đó? Vậy Thiên Chúa có bỏ rơi họ không? Và nếu có thì vì sao?

Thật ra, có biết bao nhiêu lý do làm Thiên Chúa bỏ rơi và trừng phạt Israel. Đấng "Thiên Chúa của Cựu Ước" có nhiều lý do để Ngài trừng phạt dân Israel. Họ đã liên minh chính trị với các nước một cách sai lầm thế nên họ bị thua trận. Với quan điểm tôn giáo của họ, họ đã trông thấy cảnh đau khổ là do đã từ bỏ Thiên Chúa; thế nên Ngài ủng hộ những quyền lực trần thế. Nhưng, Thiên Chúa thật sẽ đem ánh sáng cứu thoát đến cho họ. Lời của ngôn sứ Isaia đầy phấn khởi trong khi ông ta nói về những hình ảnh của tin vui sẽ đến với họ về một vị cứu tinh. Những sứ giả sẽ đem đên tin mừng về những trận chiến đang chờ đợi dân chúng. Người nào đưa tin buồn có thể bị giết.

Nhưng, vị ngôn sứ đưa tin đang loan báo tin mừng: Thiên chúa sẽ hành động cho dân Israel Ngài sẽ xăng tay áo lên (để cánh tay trần) để cứu giúp đân chúng đang thất bại và chán nản. Đôi khi hình ảnh Thiên Chúa được trình bày như một người mẹ để nói rõ về sự chăm cóc dịu dàng của Thiên Chúa. Nhưng, dân chúng ở trong chốn lưu đày cần một người được vũ trang mạnh mẻ để cứu giúp họ. Và đó là điều ngôn sứ Isaia hứa với họ. Thiên Chúa sẽ đến cứu giúp. Bạn có nghe sự phấn khởi của ngôn sứ Isaia khi trở thành người cổ vũ cho Thiên Chúa không? "Hởi Giêrusalem điêu tàn hoang phế, hãy đồng thanh cất tiếng reo mừng”! Ngôn sứ Isaia là một ngôn sứ của phúc âm loan báo tin mừng về ơn cứu chuộc. Trong lịch sử dân Israel dân chúng đã biết Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ. Thiên Chúa đã cứu họ ra khỏi những trường hợp cực kỳ kho khăn. Và bây giờ họ đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn!.

Chúng ta có thể tạm dừng ở đây, trước khi chuyển đến bài phúc âm, để suy ngẫm về việc cứu độ và giải thoát chúng ta đang cần trong đời sống chúng ta bây giờ. Chúng ta cảm nghiệm được cảnh lưu đày từ trong con người chúng ta để mạnh dạn đẩy ra khỏi người chúng ta để được và cân phải đạt được nên thánh phải không?

Hình như trong mỗi giáo xứ mà tôi đi giảng tĩnh tâm, tôi hay gặp những người tín hữu thường hay băn khoăn về những tai tiếng do những giáo sĩ lạm dụng tình dục với trẻ vị thành niên gây ra. Thế nên họ phải tự nguyện sống đơn độc cách ly khỏi giáo hội - một giáo hội có hiện tượng đang đang bị suy đồi giống như Đền Thờ và thành Giêrusalem của dân Israel bị phá hủy. Trong hoàn cảnh hổn loạn này của giáo hội, chúng ta có thể cũng như dân Israel hỏi: "Lạy Chúa, Ngài đang ở đâu? Xin Ngài hãy đến cứu độ chúng con. Chỉ có Ngài mơi có thể cứu chúng con thôi. "Chúng ta dùng lời hứa của ngôn sứ Isaia nói với chúng ta: Thiên Chúa đang nhìn thấy cảnh lưu đày của chúng ta, và Ngài đang xắn tay áo lên và sẽ đến cứu giúp chúng ta.

Mỗi phúc âm mở đầu một cách riêng biệt về việc làm sao Thiên Chúa đến với chúng ta trong Chúa Giêsu Ki tô nhập thể. Hôm nay, trong lúc chúng ta mừng sự sinh ra của Chúa Kitô chúng ta nghe ý kiến của thánh Gioan nói về ý nghĩa việc Thiên Chúa đã làm gì và đang làm gì cho chúng ta. Có câu chuyện nào về lễ Giáng Sinh xứng hợp hơn bài hôm nay không? Thay vì nghe như một câu chuyện khô khan và triết lý nói về sự ra đời của Chúa Kitô không?

Trong sách "Hình ảnh của Chúa Giêsu qua phúc âm" (trích trang 27 trong ấn bản 1992) của tác giả Donald Senior, CP. đã nói với chúng ta về thánh Gioan: "... Khi cảnh vật còn hoang vu của thiên nhiên trước khi bắt đầu việc sáng tạo và thời gian, đến tận sự sống của Thiên Chúa, và ở đó chính là nguồn gốc của Chúa Giêsu (Ga 1: 1-18) "Ngôi Lời" Thiên Chúa nói, một lời diễn tả chính đáng tình yêu thương của Thiên Chúa, đến với thời giờ và sự tạo dựng và nhập thể. Đời sống của Chúa Giêsu và sứ vụ của Ngài bắt đầu từ trong tình thương yêu vô tận của Thiên Chúa đối với thế gian.

Mỗi khi chúng ta muốn cam đoan với một người khác là chúng ta sẽ trung thành với họ, hay hoặc cam đoan là chúng ta nói sự thật với họ, chúng ta nói: "tôi cam đoan lời tôi nói với bạn". Đó là điều Thiên Chúa đã làm. Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể trong Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa đã hứa với chúng ta là nhân loại "Ta cam đoan với ngươi lời Ta nói - trong Con của Ta Chúa Giêsu Kitô". Đó là điều thu hút và là sự thật chính xác của việc nhập thể. Và đó là điều làm bài phúc âm hôm nay thu hút chúng ta.

Sự khởi đầu của phúc âm thánh Gioan là lời tuyên bố sâu sắc về Chúa Giêsu và được lập lại trong câu văn cuối cùng trong bài trích thơ của thánh Phao lô gởi cho người Do thái: "Mọi thiên thần của Thiên Chúa, phải thờ lạy Người". Trong cả hai bài sách, sự hiện diện trước kia của Chúa Kitô được diễn tả rõ ràng: Chúa Kitô là một nhân vật trong sự tạo dưng. "Lúc khởi đấu đã có Ngôi Lời" có vẽ như lời văn cao sâu và xa cách - ngoại trừ lời nói về Ngôi Lời đã có vào trong lịch sử của chúng ta, sông đời sống của chúng ta, đã không được đón nhận và đã chết. Tác giả phúc âm tóm tắt lại là "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta..." Một bài dịch khác nói như sau: Ngôi Lời "Dựng lều" ở giữa chúng ta. "Dựng lều" nhắc đến Nhà Tạm, nơi Thiên Chúa ngự trong khi dân Israel ra đi khỏi nơi lưu đày ở Ai Cập. Thiên Chúa của chúng ta ở đâu? Thiên Chúa ở trong một "túp lều" là Chúa Giêsu, đồng hành cùng chúng ta suốt chặng đường qua sa mạc hoang vu.

Các nữ tu dòng chiêm niệm Đa minh gởi cho chúng ta lời nguyện cho lễ Giáng Sinh:

Nguyện xin Ngôi Lời Thiên Chúa. Qua cuộc sống của mỗi người chúng ta; đem tình yêu thương và bình an đến cho thế giới.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Lễ Giáng Sinh

Đọc nhiều nhất Bản in 23.12.2019 14:50