Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Cho muôn dân

§ Lm Đaminh Nguyễn ngọc Long

Mở rộng tầm ảnh hưởng vùng chân trời vượt qua càng nhiều biên cương, cùng đạt tới nhiều người biết đến, càng thời sự cùng càng tốt.

Đây là ước vọng của con người xưa nay hầu như trong mọi lãnh vực đời sống.

Trường học ngay từ thời cổ xa xưa là nơi gieo trồng cùng truyền bá những gì phát minh tìm hiểu ra.

Và cũng từ trường học tầm hưởng của kiến thức đã gieo trồng nơi học sinh, sinh viên được lan rộng xa hơn trong đời sống xã hội.

Đây luôn là kiểu mẫu mô thức trong đời sống con người. Và qua nhờ kiểu mẫu mô thức này đời sống tinh thần văn hóa được phổ biến rộng rãi, cùng được phát triển sâu rộng thêm.

Chúa Giêsu khi xuống trần gian rao giảng Nứơc Thiên Chúa, ngài đã mở trường học - trường học của Chúa Giêsu không có phòng ốc cùng giờ giấc, nhưng là những cuộc nói chuyện trong vòng thân ái tình thầy trò - tuyển chọn những học trò thân cận, 12 Môn đệ, rồi 72 môn đệ thêm nữa, dậy bảo huấn luyện họ về đời sống đức tin, về giáo lý tình yêu nước Thiên Chúa.

Trường học đầu tiên này của Chúa Giêsu tập trung giới hạn trong đất nước Do Thái. Nhưng sau khi chịu chết và sống lại cùng trước khi trở về Trời, ngài muốn giáo lý sứ điệp của mình được loan truyền rộng rãi xa hơn cho mọi người. Chính vì thế ngài đã truyền cho các Môn đệ học trò mình đi lập trường học mới xa rộng hơn ở ngoài biên giới đất nước Do Thái.

“Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” ( Mt 28, 20)

Khởi đi từ những buổi học hỏi Giáo lý về nước Thiên Chúa lồng khung trong giờ đọc kinh nguyện phụng vụ, Giáo Hội Chúa Giêsu ở trần gian được lan rộng trên thế giới, lớn mạnh dần về số lượng cũng như chất lượng.

Sau hơn hai ngàn năm đức tin Kytô Gíao được loan truyền, Tin mừng của Chúa Giêsu hầu như đã được rao giảng khắp nơi trên thế giới, cho dù vẫn còn nhiều hạn hẹp khó khăn.

Bên xã hội Âu châu, nơi là nôi của nền văn minh Kytô giáo, ngày nay đang dần đi vào chỗ suy thoái về đời sống đức tin vào Thiên Chúa và vào Giáo Hội của Chúa.

Tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn đời sống và tình yêu. Nhưng vào thời đại nào, con người cũng không tránh khỏi những cám dỗ làm chao đảo, lung lay đức tin vào Ngài, hay có khi khiến đời sống đức tin bị chèn ép có nguy cơ lu mờ tan biến mất.

Dẫu vậy, đời sống nào cũng vẫn luôn là một trường học. Điều cám dỗ chao đảo có thể là dịp tốt giúp củng cố ý chí cho vững mạnh hơn, cùng là cơ hội học hỏi tìm hiểu sâu kỹ hơn về đời sống.

Trong đời sống đức tin cũng thế. Và Thiên Chúa đã đoan hứa: “Vì ngươi đã giữ lời Ta dạy phải kiên nhẫn chịu đựng, nên Ta cũng giữ gìn ngươi cho khỏi giờ thử thách sắp xảy đến trên toàn cõi địa cầu, để thử thách những người sống trên mặt đất” ( Kh 3,10.)

Và trước những thách đố đòi hỏi cùng cám dỗ trong đời sống, có thắc mắc nêu ra: Phải chăng Giáo Hội và những tín hữu Chúa cần phải thay đổi cung cách sống cùng suy nghĩ tin tưởng hợp với tinh thần thời đại ?

Câu trả lời cho thắc mắc này không dễ cùng không đơn giản.

Đổi mới việc loan truyền, việc sống đức tin là việc cần thiết. Nhưng không chạy theo kiểu cách thời đại, cùng không xa cách đời sống con người.

Giáo Hội của Chúa luôn tự đổi mới dưới ánh sáng soi dẫn của Đức Chúa Thánh Thần, và luôn xây dựng dựa trên nền tảng Kinh Thánh cùng các truyền thống từ thời các Thánh Tông đồ lưu lại.

“Có những nhà thần học hợp thời tân tiến. Vì họ chạy theo những gì nghe biết trên tầng không khí, hay theo những gì thời đại vẽ tạo ra. Một ngày nào đó, họ sẽ trở thành lỗi thời, khi suy nghĩ thời đại thay đổi khác. Và có những nhà thần học, họ là những người hợp thời. Vì họ suy luận thắc mắc căn cứ về sự chân thật, không theo kiểu cách thời đại bày tạo ra, cùng không lệ thuộc theo ước muốn của thời đại.” ( Hồng Y Joseph Ratzinger).

Lm Đaminh Nguyễn ngọc Long

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 21.05.2009. 18:02