Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Vấn Đề Ghi Danh Và Dâng Cúng Tiền Cho Nhà Thờ
§ Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Hỏi: xin cha giải thích giúp các câu hỏi sau đây:
1- Thế nào là Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và Giáo Hội địa phương ?
2- Có buộc phải ghi tên nhập giáo xứ và dùng phong bì dâng cúng tiền thì mới được lãnh các bí tích và cho con em học giáo lý không ?
Trả lời:
1- Chỉ có một Giáo Hội duy nhất do Chúa Giêsu thiết lập trên nền tảng các Thánh Tông Đồ, và “Giáo Hội này tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo do Đấng kế vị Phêrô và các Giám Mục hiệp thông với Ngài điều khiển” (x. Lumen Gentium, số 8).
Vậy, khi nói đến Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ (Universal Catholic Church) là nói đến toàn thể cơ cấu này mà người đứng đầu cai trị là Đức Giáo Hoàng La Mã, Vị Đại Diện duy nhất của Chúa Kitô trên trần gian, là Thủ Lãnh Giám Mục Đoàn ( College of Bishops ) và cũng là Giám Mục Rôma.
Hiệp thông với Đức Giáo Hoàng trong đức tin, sứ vụ (ministry) và vâng phục là các Giám mục trong toàn Giáo Hội. Các Giám Mục là những người kế vị các Thánh Tông Đồ trong sứ vụ chăn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô trong các Giáo Hội địa phương hay còn gọi là các Địa Phận hay Giáo Phận ( Diocese).
Nói rõ hơn, mỗi Địa Phận ở mỗi quốc gia là một Giáo Hội địa phương (local Church) đặt dưới quyền coi sóc của một Giám Mục do Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm.
Tất cả các Giáo phận trong một quốc gia lại hợp thành Giáo Hội địa phương của quốc gia ấy trong tương quan với Giáo Hội hoàn vũ. Thí dụ, chúng ta có Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, Giáo Hội Công Giáo ViệtNam v.v. Trong mỗi Địa phận lại có nhiều Giáo xứ (Parish) tức những giáo hội nhỏ trong một Giáo Hội địa phương lớn là Giáo Phận. Cha xứ (Pastor) là người được Giám mục địa phương bổ nhiệm để coi sóc một giáo xứ. Tất cả các giáo hội địa phương lớn nhỏ đều hiệp thông và hợp lại thành Giáo Hội hoàn vũ (Universal Church) dưới quyền coi sóc, lãnh đạo của Đức Thánh Cha, Đấng kế vị Thánh Phêrô trong sứ mệnh “chăn dắt các chiên con, chiên mẹ của Thầy” ( x. Ga 21: 15-17)
Đó là tất cả cơ cấu tổ chức, điều hành và danh xưng được sử dụng trong Giáo Hội Công Giáo cho đến nay.
2- Việc ghi tên gia nhập Giáo xứ và nghĩa vụ đóng góp tài chính, tiền dâng cúng...
Để tiện việc chăm sóc thiêng liêng hay mục vụ cho giáo dân, mỗi Địa Phận có nhiều Giáo xứ như đã nói trên đây. Và cũng để giúp cho sứ vụ mục vụ này được dễ dàng và hữu hiệu, giáo dân khắp nơi được kêu gọi và khuyến khích ghi tên gia nhập một giáo xứ nới mình cư ngụ hay thuận tiện về ngôn ngữ, nghi thức phụng vụ.
Cụ thể, theo giáo luật số 518, giáo dân có thể gia nhập một giáo xứ (parish) vì cự ngụ trong địa hạt hay ranh giới thuộc về giáo xứ đó ( tòng thổ) hay trong một giáo xứ thuận tiện cho mình về phương diện lễ nghi phụng vụ hay ngôn ngữ thích hợp (tòng nhân). Cụ thể, người Công giáo ViệtNam ở Mỹ có thể ghi tên gia nhập một giáo xứ Mỹ nơi có Thánh lễ bằng tiếng Việt, hoặc có lớp dạy giáo lý và Việt ngữ, mặc dù không cư ngụ trong lãnh thổ của giáo xứ này ( can. no. 518). Việc ghi tên gia nhập này (Registration) rất cần thiết để lãnh nhận các bí tích, đặc biệt là bí tích rửa tội, thêm sức và hôn phối vì các sự kiện này phải được lưu trữ cẩn thận trong sổ sách của giáo xứ theo giáo luật qui định ( Cans nos. 877, 895,1121).
Hơn thế nữa, việc gia nhập một giáo xứ nói lên tinh thần và trách nhiệm cộng tác của giaó dân với hàng giáo sĩ, cụ thể là cha xứ và các cha phó trông coi một giáo xứ. Mặt khác, việc giáo dân cam kết tham gia sinh hoạt của giáo xứ thể hiện qua việc ghi tên gia nhập cũng giúp cho việc thi hành trách nhiệm mục vụ của cha xứ được cụ thể hơn qua mối giây liên hệ thực tế giữa chủ chiên và đoàn chiên đặt dưới quyền chăm sóc mục vụ của mình (pastoral care)
Hơn thế nữa, Giáo dân có bổn phận tham gia và công tác với giáo sĩ trong tinh thần thi hành chức vụ tư tế vương giả mà mình đã lãnh nhận qua phép rửa, nhờ đó giáo dân “thi hành chức vụ đó trong việc lãnh nhận các bí tích, khi cầu nguyện và tạ ơn, bằng đời sống chứng nhân thánh thiện, bằng sự từ bỏ và bác ái tích cực.” (x. Lumen Gentium, số 10)
Chính trong tinh thần cộng tác và thực thi bác ái tích cực này mà giáo dân trước hết có bổn phận đóng góp tài chính để giúp giáo xứ, giáo phận có phương tiện hoạt động và phục vụ hữu hiệu. Câu nói “có thực mới vực được đạo” được áp dụng đúng đắn vào trường hợp này. Cụ thể, ở Tổng Giáo Phận Galveston-Houston, hàng năm giáo dân trong toàn giáo phận được kêu gọi đóng góp cho Quỹ gọi tắt là DSF ( Diosecan Special Fund) chia theo tỷ lệ cho các giáo xứ và buộc phải đóng đủ khoản tiền trợ giúp này cho Giáo Phận để giúp tài trợ cho các chương trình mục vụ, đào luyện và bác ái của Tổng Giáo Phận trong một năm.
Ngoài nghĩa vụ bó buộc trên đây, giáo dân còn có bổn phận tài chính với giáo xứ của mình qua những cuộc lạc quyên trong các thánh lễ cuối tuần ( weekend collections). Số tiền này giúp giáo xứ trang trải các chi phí cần thiết về bảo trì, sửa chữa, điện, nước, sách phụng vụ, âm nhạc, và trả lương, bảo hiểm cho nhân viên phục vụ giáo xứ kể cả chi phí ăn ở và chút lương cho cha xứ, cha phó theo quy định của mỗi Giáo phận
Nếu không có sự đóng góp hảo tâm của giáo dân vào việc này thì không giáo xứ nào có thể tồn tại, sinh họạt được vì không có tiền chi phí cần thiết và trả các bills lớn nhỏ hàng tháng.
Tuy nhiên, trong Giáo Hội Công Giáo, thông dụng ở khắp nơi cho đến nay, thì việc đóng góp này của giáo dân chỉ có tính cách tự nguyện chứ không bó buộc khắt khe như ở nhiều giáo phái khác, nơi người ta qui định rõ việc đóng góp là 10% lợi tức hàng tuần. Nếu tín hữu nào không chu toàn thì được mời ra khỏi cộng đoàn đó.
3- Có luật buộc phải dùng phong bì dâng cúng (offerings envelopes) mới được lãnh các bí tích hoặc cho con em học giáo lý không ?
Tuyệt đối không có luật này trong Giáo hội Công Giáo ở khắp nơi. Vậy nơi nào, giáo xứ nào đặt ra luật này là sai trái hoàn toàn, vì mọi bí tích được phải ban phát nhưng không (gratuitous) cho mọi giáo hữu chứ không thể là chuyện mua bán, đổi trác bao giờ. Nếu ai làm vì mục đích mua bán thì đã công khai phạm tội mại thánh (simonia) mà Kinh Thánh, giáo lý và giáo luật của Giáo Hội đều lên án và nghiêm cấm. ( x. Cv 8:9-24; SGLGHCG, số 2121-22; giáo luật (canon laws) số 848, 947)
Nhưng cần phân biệt: tiền thâu với mục đích gì ? để ban bí tích hay để giúp trả chi phí cho nhà thờ khi cử hành bí tích?
Cụ thể, nếu linh muc đòi phải trả bao nhiêu tiền để rửa tội, thêm sức, dâng thánh lễ, chứng hôn hay cử hành nghi thức an táng thì đây là tội “buôn thần bán thánh” ( simonia) phải lên án. Ngược lại, nếu giáo xứ thu một khoản lệ phí nào để mua dụng cụ như áo trắng, nến trắng phát cho các em được rửa tội, thêm sức, hoặc lệ phí trang hoàng nhà thờ, dùng điện, nến và ca đoàn trong lễ cưới, lễ Quinceneras ( thiếu nữ Mễ 15 tuổi) kể cả chút ít tiền cho người phụ trách tập dượt ( rehearsal) nghi thức hay cho các em giúp lễ thì đây là chuyện khác, không liên hệ gì đến điều kiện để lãnh các bí tích. Các lệ phí này, nhiều ít tùy mỗi giáo xứ qui định để giúp việc bảo trì nhà thờ và trả bill điện dùng máy lạnh hay máy sưởi trong các dip đó mà thôi.
Nhưng nếu giáo dân nghèo không có tiền để trả cho lệ phí tương trưng này, thì cha xứ cũng không được từ chối cho các em lãnh bí tích chỉ vì không có tiền trả lệ phí kia. Nhất là không được phép đòi buộc ai phải xuất trình phong bì dâng cúng hàng tuần cho giáo xứ như điều kiện để được ghi tên học giáo lý rửa tội, thêm sức rước lễ lần đầu, cử hành hôn phối hay tang lễ. Chắc chắn như vậy vì không Giám Mục hay khoản giáo luật nào cho phép làm việc này. Ngược lại, các cha xứ đều có bổn phận theo giáo luật và khuyến cáo của Giám mục là phải hết lo cho đời sống thiêng liêng của giáo dân được trao phó cho mình chăm sóc mục vụ. (cf. Cans, nos. 519, 528-530).
Ngoài ra, việc dạy giáo lý cho cha mẹ và người đỡ đầu rửa tội (godparents), thêm sức là trách nhiệm mục vụ của cha xứ. Người thụ hưởng muốn đãi ngộ hay không tùy ý và hảo tâm chứ không bắt buộc. Nhưng nếu ai lợi dụng việc này để thu tiền, dù lấy cớ là để giúp việc bác ái hay gửi về giúp các giáo xứ bên ViệtNam, thì đây hoàn toàn là việc làm tự tiện không căn cứ vào qui định nào của Địa phận hay giáo luật. Cũng không được phép đòi tiền, dù ít hay nhiều, để chứng hôn hoặc cử hành lễ tang, dù là để lấy tiền giúp việc từ thiện hay bảo trợ ơn gọi v.v. Nghĩa là không được lợi dụng hoàn cảnh vui, buồn của ai để làm tiền cách bất chính, gây phương hại cho uy tín và mục đích của Giáo Hội.
Sau nữa, ngay cả việc học giáo lý của trẻ em, mặc dù các giáo xứ đều có thu lệ phí ít, nhiều để trang trải các chi phí điều hành lớp học, nhưng nếu gia đình nào quá nghèo túng không thể đóng được khoản lệ phí này hay không dùng phong bì dâng cúng, thì giáo xứ cũng không được từ chối cho con em họ ghi tên học giáo lý. Nghĩa là không được gây cho ai cảm nghĩ rằng nghèo túng, không tiền thì miễn hưởng các lợi ích thiêng liêng trong Giáo hội.
Nhưng cũng cần nói thêm là tiền xin lễ theo Giáo quyền qui định hoặc tiền giáo dân tự nguyện biếu linh mục trong các dịp rửa tội, thêm sức, lễ cưới, lễ tang thì linh mục được phép nhận mà không có lỗi gì. Vậy cần phân biệt giữa hai việc đòi hỏi phải trả và tự ý dâng cúng. Nếu đã tự ý cho thì đừng phàn nàn, kêu trách ai nữa.
Tóm lại, các linh mục đều được khuyến cáo chu toàn trách nhiệm mục tử của mình với tất cả lương tâm và lòng yêu mến sứ vụ thiêng liêng và trong tình bác ái Kitô giáo để tránh gương xấu về tiền bạc, và làm cớ cho người ta oán trách, từ bỏ hay xa tránh Giáo Hội vì tội mại thánh.
Đọc nhiều nhất Bản in 18.05.2007. 19:10