Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tội: Thực Thể Và Hậu Qủa

§ Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Hỏi:

Xin cha giải thích rõ tội là gì, thực sự có tội đối với Chúa là Đấng giầu tình thương, quá nhân từ hay không?

Trả Lời:

Thực trạng của thế giới ngày nay cho thấy quá nhiều người đã mất hết ý thức về tội, về sự xấu, sự dữ (evils). Vì thế người ta đã cho phép mình làm những việc mà thực chất là sai trái về mặt đạo đức, luân lý.

Thí dụ: người ta lấy lý do tôn trọng quyền quyết định của phụ nữ (pro-choice) mà cho phép hay ủng hộ phá thai, ngay cả trường hợp bào thai đã lớn, 5, 6 tháng trong lòng me (partial abortion); cũng như không biết hổ thẹn khi hai người cùng phái (same sex) dẫn nhau ra toà làm hôn thú và hôn nhau trước ống kính của TV, baó chí! Bọn tài phiệt khắp nơi mặc sức tiến hành mọi thủ đoạn gian manh, quỷ quyệt để vơ vét của cải, làm giầu bất chấp lương tri và mọi ý thức đạo đức, công bằng… Cũng vì tham tiền, coi nhẹ lương tâm và đạo lý, mà rất nhiều người đã và đang đầu tư khai thác kỹ nghệ cờ bạc, mãi dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, kể cả mãi dâm con nít (child prostitution) rất đáng ghê tởm và phải lên án. Chưa kể những đàn ông đã ngoài 70, 80 còn bỏ hoặc ly dị vợ già để về ViệtNam cưới hay lưà gạt các cô gái trẻ đáng tuổi con cháu mình, mặc cho dư luận chê cười phỉ nhổ!

Mặt khác, lại có những người quá lạc quan cho rằng Thiên Chúa là tình thương, giầu lòng từ bi, khoan dung nên Ngài không để ý hay không chấp điều gọi là “tội lỗi” của con người! Có chăng chỉ có những nhà đạo đức, luân lý và đặc biệt các tôn giáo đã quá đặt nặng vấn đề tội để đe dọa và làm mất “tự do” của con người mà thôi! Chúng ta phải nghĩ thế nào cho đúng trước thực trạng này?

Là người tín hữu, trước hết, chúng ta phải dựa vào những giáo huấn của Giáo Hội và nhất là lời Chúa trong Kinh Thánh để hướng dẫn lương tâm và hành động của chúng ta trong vấn đề rất quan trọng này.

I- Nguồn gốc của tội:

Thánh Phaolô đã nói rõ nguyên nhân của tội như sau: “Vì một người duy nhất mà tội lỗiđã xâm nhập trần gian, và tội gây nên sự chết; như thế sự chết đã lan tràn đến mọi người, bởi vì một người đã phạm tội.” (Rm 5:12)

Đây chính là tội của nguyên tổ loài người mà “mặc khải đã cho chúng ta niềm tin chắc chắn là toàn thể lịch sử nhân loại đã được đánh dấu bằng lỗi nguyên thủy do tổ phụ loài người đã tự do mắc phạm. (x SGLGHCG, số 390)

Giáo Hội định nghĩa tội là “sự xúc phạm chống lại Thiên Chúa, nên chỉ một mình Ngài có thể tha tội” (Sđd, số 431).

Ngoài tội của Nguyên Tổ nói trên, con người còn tự do phạm biết bao tội của riêng mình nữa. Thực tế này đã được Thánh Gio-an nói rõ như sau:

“Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội: chúng ta tự lừa dối mình. Và sự thật không ở trong chúng ta, Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính Sẽ tha tội cho chúng ta và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính.” (1Ga 1:8-9)

Tác giả Thánh Vịnh 51 cũng nhìn nhận tội lỗi của mình như sau: “Vâng con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa… (Tv 51: 5-6)

Hơn thế nữa, chính Chúa Giêsu cũng đã hứa sai Chúa Thánh Thần đến để chính minh thế gian có tội: “Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử.” (Ga 16:8).

Như vậy, chúng ta không còn gì phải nghi ngờ, thắc mắc về thực thể tội lỗi của nhân loại trong trần gian này. Nghiã là không phải các tôn giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng đã hùa hoạ con người về thực trạng này để đòi hỏi phải xa tránh hoặc sửa đổi. Ngược lại, đây là một vấn đề rất nghiêm trọng có liên hệ trực tiếp đến sự cưú rỗi nhân loại mà Chúa Kitô đã phải trả giá đắt bằng chính mạng sống của mình trên thập giá xưa kia. Nói khác đi, chính tội lỗi nhân loại đã đóng đanh Chúa Giêsu vào thập giá khiến Ngài đã phải chết để cưú chuộc cho con người, như Thánh Phaolô đã nói rõ: “Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là Đức Kitô đã chết vì tội chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh.” (1 Cor 15:3).

Vì thế, thật cần thiết phải ý thức sâu xa về nguy hại của tội lỗi và quyết tâm xa tránh sự dữ này nếu ai muốn được hưởng công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô để được sống hạnh phúc đời đời trong Nước Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình thường và tha thứ.

Đúng. Nhưng đố ai tìm được ở đâu Chúa đã nói: các con đừng lo lắng, bận tâm gì về những việc mình làm bây giờ. Cứ vui chơi thoả thích bao nhiêu tùy ý rồi mai sau Cha sẽ cho tất cả vào Thiên Đàng hưởng phúc trường sinh vì Cha là tình thương vô biên..”!

Ngược lại, chúng ta đọc thấy lời cảnh cáo nghiêm khắc sau đây của Chúa Giêsu: “ Khốn cho thế gian vì làm cớ cho người ta sa ngã. Tất nhiên phải có những Cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta sa ngã. Nếu tay hoặc chân ngươi làm cớ cho ngươi sa ngã thì hãy chặt mà ném đi; Thà cụt tay chân mà được vào cõi sống còn hơn có đủ hai tay hai chân mà bị ném vào lửa đời đời..” (Mt 18:7-8) Như vậy, có thực thể (entity) tội lỗi và nguy cơ phạm tội trong trần gian này đe doa nghiêm trọng cho những ai muốn được sống hạnh phúc vĩnh cữu trong Nước Thiên Chúa.

II- Phân loại tội:

Tội tổ tông (orginal sin) liên quan đến sự sa ngã của Nguyên Tổ loài người như ta đọc thấy trong Sáng Thế Ký 3, và được giải thích trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. (x. SGLGHCG, số 387-390)

Tội cá nhân (personal sins): tức mọi tôi người ta đã phạm khi sử dụng ý chí tự do (free will) và cũng vì bản chất yêú đuối khi sống trong những hoàn cảnh dễ sa ngã bởi gương xấu và cám dỗ của ma quỉ. Các tội cá nhân này có hai mức nặng và nhẹ, và bao gồm tất cả những gì con người lỗi phạm trong tư tưởng, lời nói và hành động nghịch với tình thương và sự thiện hảo của Thiên Chúa là Chân Thiện Mỹ tuyệt đối.

Cụ thể:

  1. Về mặt cá nhân: đó là những tội nghịch các giới răn của Chúa về yêu thương, công bằng và thánh thiện như trộm cắp, cờ bạc, lường gạt, gian tham, thù oán, vu cáo, nói xấu, giết người, ngoại tình, dâm ô v.v.
  2. về mặt tập thể hay xã hội, Giáo Hội, quốc gia, quốc tế: đó là tội buôn thần bán thánh (simonia) và chạy theo thế quyền để mưu danh lợi, chức quyền...

Đó là những bất công xã hội, tạo gương xấu hay dung dưỡng cho những sự dữ hoành hành.

Cụ thể như phân chia gia cấp để cai trị và hưởng thụ, bóc lột người khác, cho phép mở sòng bạc, buôn bán phim ảnh khiêu dâm, mãi dâm, buôn bán phụ nữ như tệ trạng “hôn nhân ngoại quốc” đang ồn ào diễn ra ở ViệtNam nghèo đói hiện nay. Đó là tội của các tập đoàn tài phiệt cấu kết với giới cầm quyền để thao túng mọi hoạt động kính tế, doanh nghiệp và thương mại để vơ vết của cải, bất chấp hậu quả nghèo đói cùng khổ của biết bao người lao động, công nhân ở khắp nơi.

Đặc biệt, đó là tội của các quốc gia giầu có nhưng không muốn chia sẻ và giúp các nuớc nghèo vươn lên thoát khỏi thảm cảnh nghèo nàn, lạc hâu.

Đó cũng là tội rất lớn của nước lớn, nước mạnh tự cho mình quyền võ trang, quyền có võ khí giết người hàng loạt nhưng lại nhân danh công lý một chiêù, đạo đức giả hiệu để ngăn cấm các quốc gia khác không được võ trang, dù để tự vệ! Đó là tội xâm lăng nước khác, thách đố luơng tâm nhân loại về quyền sống chân chính của con người, dù không cùng chung ý thức hệ. Sau hết, đó là tội dửng dưng, làm ngơ của cộng đồng thế giới trước sự hoành hành của những chế độ độc tài, tàn bạo, trước nạn nghèo đói, bị bách hại và diệt chủng (genocide) như đang diễn ra hiện nay ở Darfur, nước Sudan, Phi Châu.

Tóm lại, tội lỗi là thực tế không ai chối cãi được trong đời sống cá nhân và cộng đồng. Sự dữ này đang xô nhanh con người xuống hố tự tiêu diệt vì quá nhiều người đã mất hết ý thức về ác tính và hậu quả khốc hại của nó. Trong niềm tin có Thiên Chúa là Đấng cực tốt cực lành, thì tội là cản trở duy nhất cho con người muốn sống tình thân và hạnh phúc với Chúa ngay trong cuộc sống này trước khi được huởng Nhan Thánh Ngài trong cõi vĩnh hằng. Thiên Chúa giầu tình thương và tha thứ. Nhưng Chúa chê ghét mọi tội lỗi vì nó đi ngược với bản chất thiện hảo của Người.

Tuy nhiên, Chúa lại yêu thương kẻ có tội biết ăn năn sám hối và muốn xin tha thứ, vì lòng nhân hậu của Người vẫn lớn hơn mọi tội lỗi của con người. Nhưng chúng ta phải tránh hai cực đoan này:

Một là ỷ lại hay cố tình lợi dụng tình thương, tha thứ của Chúa để cứ phạm tội, cứ làm sự dữ rồi mong được tha thứ. Ai có thái độ này, hãy nghe lời Chúa cảnh cáo sau đây:

“Ta biết việc ngươi làm: ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi. Nhưng vì ngươi hâm hâm, chẳng nóng chẳng lạnh Nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta.” (Kh 3: 15-16)

Hai là quá thất vọng hoặc khước từ hoàn toàn tình thương của Chúa để không còn muốn xin tha thứ nữa. Đây chính là tội phạm đến Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu đã nói rõ là không thể tha thứ được. (x Mt 12:32; Mc 3: 29; SGLGHCG, số 1864)

Ước mong mọi người chúng ta ý thức sâu xa về thực thể tội lỗi này và cố gắng xa tránh để được sống với Chúa là cội nguồn mọi hạnh phúc, vui sướng vĩnh cữu.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Đọc nhiều nhất Bản in 26.04.2007. 08:33