Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Người Kitô hữu có Thiên tính không?
§ Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Gần đây, tôi nhận được qua email một trang báo điện tử, trong đó có bài viết của một tác giả dưới nhan đề: “Giải mã Thiên tính của Người Kitô hữu”. Sau đó, tôi lại nhận được một email khác của một độc giả “xin các vị mục tử giải thích giúp về nội dung của bài báo nói trên.” Thoạt đầu tôi chưa có giờ đọc bài đó, nhưng sau khi nhận được mail thắc mắc của độc giả kia, tôi đã mở ra đọc và giật mình về nội dung của bài “giải mã” này.
Vì tác giả đã không hiểu thấu đáo về vấn đề mang nội dung thần học và kinh thánh qua bài viết trên đây, nên tôi thấy cần phải viết để giải thích rõ hầu làm sáng tỏ vấn đề đã gây thắc mắc như sau:
Trước hết tác giả đã dựa vào những câu kinh thánh sau đây:
- “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình
Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa” (St1:27) - “Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta
trước cả khi tạo thành vũ trụ
để trước Nhan Thánh Người
ta trở nên tinh tuyền thánh thiện
nhờ tình thương của Người” ( Ep 1:4) - “Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy
Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta
Những gì rất quí báu và trọng đại Người đã hứa
Để nhờ đó anh em anh em được thông phần bản tính
Thiên Chúa, sau khi đã thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng
Gây ra trong trần gian.” (2Pr 1:4)
Sau khi đi lòng vòng không mấy mạch lạc luận lý và thiếu căn bản thần học quanh đề tài này và chủ yếu dựa vào các câu kinh thánh trên đây, cuối cùng tác giả đã khẳng định rằng: “Người Kitô hữu có bản tính Thiên Chúa, nói cách khác, người Kitô hữu có thiên tính” ! (trích nguyên văn)
Và đây là kết quả “giải mã thiên tính của người Kitô hữu” của tác giả, tương tự như John Brown đã “giải mã” bức hoạ của Da Vinci để kết luận rằng “người ngồi tựa đầu cách lả lơi vào ngực Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly cuối cùng qua nét vẽ lãng mạn của Da Vinci, chính là Magdalene mà Chúa Giêsu đã kết hôn và có con với bà này”!
Kết quả “giải mã” trên đây của tác giả về “Thiên tính của người Kitô hữu” là một sự ngộ nhận đáng tiếc do không hiểu biết tường tận về thần học, giáo lý và kinh thánh, nên xin được giải thích rõ như sau:
I- Trước hết, Kinh Thánh nói gì về bản tính Thiên Chúa?
Các câu kinh thánh trích dẫn trên đây chủ yếu chỉ nhằm nói lên tình thương quá lạ lùng của Thiên Chúa khi tạo dựng con người và nhất là đã cứu chuộc con người trong Chúa Giêsu Kitô mà thôi, chứ tuyệt nhiên không thể là căn bản cho phép suy diễn rằng con người có cùng bản tính hay bản thể với Thiên Chúa được.
Nhưng trước khi nêu rõ sự hiểu lầm của tác giả, thiết tưởng cần nói qua về tiến trình sáng tạo và cứu chuộc con người của Thiên Chúa.
Thật vậy, Thiên Chúa tạo dựng con người giống “theo hình ảnh của Người” chỉ vì Thiên Chúa yêu thương con người với tình yêu mà lý trí con người không thể hiểu được. Ngài tạo dựng và ban cho con người hai quà tặng hay khả năng đặc biệt mà những tạo vật khác không có được, đó là khả năng hiểu biết (intelligence) và ý chí tự do (freewill).
Nhờ khả năng hiểu biết của trí tuệ, con người nhận biết và phân biệt sự thiện, sự dữ và được tự do chọn lựa điều tốt, điều xấu đang khi sống trên đời này. Vì đã ban cho con người ý chí tự do, nên Thiên Chúa luôn tôn trọng quyền tự do lựa chọn của con người.
Chính vì tôn trọng ý chí tự do đó của con người mà Thiên Chúa đã không can thiệp khi nguyên tổ loài người là Adam và Eve tự do phạm tội bất phục tùng mà hậu quả khốc hại là tội lỗi và sự chết đã xâm nhập trần gian như Thánh Phaolô đã dạy (x. Rm 5:12).
Nhưng vì tình thương tha thứ vô lượng, một điều nữa lý trí con người không thể hiểu được, mà Thiên Chúa đã cứu chuộc con người trong Đức Kitô để cho con người trước hết lấy lại tình thân, điạ vị làm con cái đã mất vì tội và lại được quyền gọi Chúa là Cha (Abba) và “được trở nên thánh thiện và rốt cuộc được sống đời đời.” (x.Rm 6: 22).
Đấy là tóm tắt tất cả công cuộc tạo dựng và cứu chuộc con người của Thiên Chúa nhờ Chúa Kitô và vì tình yêu quá lạ lùng của chính Thiên Chúa, Cha chúng ta ở trên trời.
Trong quá trình lấy lại ơn nghĩa ban đầu đã mất vì tội của nguyên tổ (orginal sin), con người trước hết được tái sinh qua phép rửa để trở thành tạo vật mới và bắt đầu một đời sống mới nhiên hâu (ultimately) dẫn đến vui hưởng hạnh phúc đời đời với Chúa trong Vương Quốc tình thương, bình an và công chính của Người. Đó là viễn ảnh cánh chung (eschatological) của phép rửa mở đầu cho việc lãnh ơn cứu độ của Thiên Chúa nhờ Chúa Kitô.
Tuy nhiên, cần biết rằng phép rửa và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô đã không giúp phục hồi lại cho con người “tình trạng công chính ban đầu” (Ngây thơ ban đầu=Original Innnocence or Justice), một tình trạng tốt đẹp mà Adam và Eve đã có trước khi phạm tội. Ở tình trạng ơn phúc đặc biệt này, ông bà sống hạnh phúc hoàn toàn trong tình thân với Chúa và không hề cảm thấy xấu hổ dù mình trần trước Chúa và trước mặt nhau (x. St 2:25). Họ cũng hoàn toàn đứng vững không thể phạm tội được. Nhưng họ đã phạm tội vì đã sử dụng lý trí tự do trước quyến rũ lừa dối của rắn già Satan chứ không phải vì yếu đuối như bản chất con người ngày nay khiến phải sa ngã. Hậu qủa tai hại là sau khi phạm tội, ăn trái cấm, ông bà đã mất tình trạng ngây thơ ban đầu đó và “bấy giờ mắt hai người mở ra và họ thấy mình trần chuồng họ đã lấy lá vả làm khố che thân” (St 3:7). Đây là tình trạng của con người cho đến nay vì hậu quả của tội nguyên tổ đã làm băng hoại bản chất thiện hảo (good nature) ban đầu khi được dựng lên. Ơn tái sinh của phép rửa đã không giúp lấy lại được bản chất nguyên thủy này nên con người vẫn hoàn toàn yếu đuối và dễ sa ngã (vulnerable to sin) sau khi được rửa tội. Ơn tái sinh của phép rửa chỉ mở đường cho việc lãnh nhận ơn cứu chuộc nhiên hậu nếu con người biết cộng tác với ơn này bằng nỗ lực sống những cam kết khi được lãnh bí tích rửa tội là từ bỏ ma qủi và những việc sang trọng ma quỉ làm, song song với việc tin, tôn thờ và yêu mến hết tâm trí một Thiên Chúa Ba Ngôi cùng với Giáo Hội là Mẹ và là Hiền Thê của Chúa Kitô trên trần gian này.
Chỉ trong viễn ảnh sống trọn vẹn với những cam kết trên thì con người mới được hưởng ơn cứu độ và thực sự được chia sẽ sự sống và ơn phúc của Thiên Chúa ngay từ bây giờ trước khi được hưởng hạnh phúc mà “mắt chưa từng xem thấy, tai chưa hề nghe, lòng người chưa hề nghĩ đến, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người” (1 Cor 2:9). Đây là phần thưởng cuối cùng cho những ai bền đỗ sống trong ơn tái sinh của phép rửa và được củng cố thêm với ơn Chúa ban qua các bí tích khác như Thêm sức, hoà giải và nhất là bí tích Thánh Thể nhờ đó con người được trở nên làm một với Chúa Kitô qua việc ăn thịt và uống máu Người.
Tất cả viễn ảnh chung cuộc của ơn cứu độ cũng như ơn phúc được sống trong thân tình với Chúa ngay ở đời này đều phải được xây trên nền tảng đức tin vững chắc. Nhưng có được đức tin cũng là một ơn sủng đặc biệt của Chúa, vì nếu Chúa không ban quà tặng này, - hay nói cách siêu hình là Chúa không tự mặc khải mình cho con người - thì không ai có thể tự sức riêng mà biết Chúa hay có đức tin vào Người được, như Chúa Giêsu đã nói với Phêrô: “Này anh Si-mon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời”(Mt 16:18).
Nhờ đức tin, ta tin có Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo dựng mọi loài, mọi vật hữu hình và vô hình. Cũng nhờ đức tin ta tin phép rửa và hiệu quả của bí tích này, một điều ta không thể chứng minh hay kiểm nghiệm được bằng bất cứ phương pháp nào của khoa học tân tiến. Người không có đức tin hay không nhìn với con mắt đức tin thì sẽ nói: “tôi rửa tội rồi mà có thấy mình được “tái sinh” ở chỗ nào đâu, hay “tôi có thấy tôi đã chết đi và được sống lại với Chúa Kitô Phục Sinh như Giáo Hội dạymỗi mùa chay đâu”! Nói như vậy thì cũng tương tự như người vô thần hỏi: Chúa của các ông, các bà ở đâu, hãy chỉ cho tôi thấy để tôi tin!
Vậy phải có đức tin thì mới cắt nghĩa hợp lý được mọi khía cạnh của đời sống thiêng liêng và mới có cảm nghiệm thực sự về sự hiện diện của Chúa trong đời sống của mỗi cá nhân cũng như trong vũ trụ. Có đức tin thì mới cảm nghiệm được sự an vui, hạnh phúc trong tâm hồn khi sống trong ơn nghĩa với Chúa, cũng như sự mất bình an, lo sợ, bối rối khi lỡ sa phạm tội nhất là tội trọng. Đặc biệt là về niềm vui khôn tả của nội tâm sau khi được giao hoà lại với Chúa và với tha nhân qua bí tích hoà giải, một niềm vui, sung sướng mà không một nhà tâm lý (psychologist) hay tâm lý trị liệu nào (psychiatrist) có thể mạng lại cho một bệnh nhân tâm lý hay tâm thần đến xin trị liệu được.
Nhưng có đức tin rồi thì phải tích cực cộng tác với ơn thánh để làm cho đức tin ấy được lớn mạnh lên trong đời sống thiêng liêng của người tín hữu. Sống đức tin phong phú và đích thật sẽ cho phép người tín hữu nói được như Thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm làsống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” (Gl 2:20).
Hành trình cứu rỗi và trở nên thánh mà con người phải trả qua từ khi chịu phép rửa cho đến khi được gặp Chúa cách nhãn tiền trong Nước Hằng Sống cũng được ví như hành trình vượt qua Biển đỏ của dân Do Thái từ Ai Cập trở về Đất Hứa.
Thật vậy, dân Do Thái, sau nhiều năm chịu nô lệ thống khổ trên đất Ai cập, cuối cùng đã được Thiên Chúa giải phóng qua bàn tay ông Môisen băng qua Biển đỏ để trở về quê hương an toàn. (x. Xuất Hành=Exodus).
Họ đã băng qua Biển đỏ, tức là qua nước để bắt đầu một cuộc sống mới, hoàn toàn tự do trên quê nhà. Nhưng trước khi được vào Đất Hứa thì họ phải sống trong hoang địa, nơi thiếu thốn mọi nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như nước uống và lương thực. Họ phải lưu lại nơi đây để được thử thách lòng tin và yêu mến Thiên Chúa đã giải phóng cho họ khỏi cảnh đời nô lệ thống khổ trên đất Ai Cập.Nhưng khi phải đương đầu vơí những khó khăn, thiếu thốn trong sa mạc suốt 40 năm trời, nhiều người trong dân đã kêu trách Chúa và Ông Maisen, và tệ hại hơn nữa, họ đã quay lưng lại với Chúa khi đúc bò vàng để thờ lậy thay vì thờ Thiên Chúa đã giải phóng họ. Hậu quả là họ đã bị rắn độc cắn chết nhiều người.
Dầu vậy, Chúa vẫn thương nên đã tha thứ cho ho qua lời van xin của ông Maisen. Kết quả chỉ có những người kiên trì trong cuộc thử thách nơi sa mạc được vào Đất Hứa mà thôi.
Đây cũng chính là hành trình thử thách đối với Dân Tân Ước được Chúa Giêsu trước hết dẫn qua nước thánh tẩy của phép rửa để được tái sinh trong sự sống mới và nhờ “máu Người đổ ra, chúng ta được cứu chuộc, được tha thứ tội lỗi theo ân sủng rất phong phú của Thiên Chúa” (Ep 1:7)
Được tái sinh qua phép rửa để trở thành tạo vật mới rồi nhưng chúng ta vẫn chưa được vào Đất Hứa mới là Nước Trời ngay mà còn phải sống thân phận con người trong trần thế này giống như dân Do Thái xưa phải sống trong sa mạc một thời gian dài trước khi được vào Đất Hứa Cana.
Bao lâu còn sống trên đời và trong thân xác có ngày phải chết này thì bấy lâu các tạo vật mới - tức Dân Tân Ước, hay người Kitô hữu chúng ta nói chung - còn phải luôn chiến đấu thiêng liêng để chống lại “ ma qủi, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế.” (1 Pr 5:8-9). Phải vững đức tin mà chống lại mọi cám dỗ của ma qủi và nguy cơ của tội lỗi thì mới có hy vọng được cứu rỗi sau này vì phép rửa và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô không tức khắc đưa con người về ngay Thiên Đàng mà còn đòi hỏi thêm sự cộng tác tích cực của con người vào ơn cứu độ bao lâu còn sống trên trần gian và trong thân xác có ngày bị hủy diệt tiêu tan này. Nếu không cần sự cộng tác của con người vào ơn cứu độ thì Chúa Giêsu đã không nói: “Không phải bất cứ ai thưa vơí Thầy: “Lậy Chúa, Lậy Chúa” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi” (Mt 7:21). Làm theo ý Cha trên trời có nghĩa là hết lòng yêu mến Chúa và yêu tha nhân như chính mình và xa lánh mọi tội lỗi vì tội lỗi là cản trở duy nhất cho con người muốn sống thân tình vơí Thiên Chúa.
Đây là tiến trình hoán cải (conversion) của con người sau khi được tái sinh qua phép rửa để tiến đến chung cuộc là được cứu rỗi.
Bản chất con người dù mạnh mẽ và tốt lành trước khi Adam và Eva sa ngã hay trở nên yếu đuối hoàn toàn sau khi hai ông bà phạm tội cho đến nay thì cũng chỉ là một nhân tính (humanity) mà thôi, dù ở hai trạng thái khác nhau.
Tôi xin nhấn mạnh điều này trước khi đề cập đến vấn đề gọi là “thiên tính của người Kitô hữu”.
II- Người Kitô hữu chia sẻ “bản tính của Thiên Chúa” như thế nào?
Trước hết, xin đọc lại lời Chúa trong thư thứ 2 của Thánh Phêrô mà tác giả kia đã trích dẫn :
“Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy, Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa sau khi đã thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng gây ra trong trần gian.” (1 Pr 1:4)
Câu kinh thánh trên chỉ có nghĩa là nhờ Chúa Kitô vâng phục Chúa Cha và hy sinh mạng sống mình để chuộc tội cho cả nhân loại đáng phải phạt vì tội mà Chúa Cha đã tha thứ để cho con người nhận lại tình thương, tình thân đã mất và lại được sống trong ơn phúc để được gọi Chúa là Cha (Abba) như Thánh Phaolô dạy.
Được giao hoà lại với Thiên Chúa nhờ công cứu chuộc của Chúa Giêsu là được tham dự vào sự sống của Thiên Chúa và đó là tất cả ý nghĩa của sự “thông phần bản tính Thiên Chúa” mà Thánh Phêrô muốn nói đến trong thư trích dẫn trên đây. Nói khác đi, “sự thông phần bản tính Thiên Chúa” nói ở đây không hề có nghĩa là con người có chung một bản tính hay bản thể (substance) với Thiên Chúa trước hay sau khi Nguyên tổ loài người sa ngã. Chỉ có Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần cùng chung một bản tính hay bản thể (consubstantialis) mà thôi. Chúa Cha và Chúa Thánh Thần không có chung bản tính với con người là loài thụ tạo hữu hạn (finite creature). Chỉ có Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể (The Incarnate Word) mới có hai bản tính không hề tách biệt nhau là nhân tính (humanity) và thiên tính (divinity). Người có nhân tính vì được sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria là người thật, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống (x. Kinh Tin Kính=Nicene).
Chính Đức Trinh Nữ Maria cũng không có thiên tính theo nghiã cùng bản thể với Thiên Chúa, dù Mẹ được diễm phúc không mắc tội tổ tông và mọi tội lỗi khác để không một giây phút nào sống xa tình thân và ơn phúc trọn vẹn với Thiên Chúa.
Mặt khác, tuy Mẹ được tuyên xưng là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) vì là Mẹ Chúa Kitô là Thiên Chúa thật và là Con Người thật như Giáo Hội tuyên xưng (x. Công Đồng Êphêsô, A.D.431 ), nhưng Mẹ cũng không cao hơn Thiên Chúa và được tôn thờ (adore) như Thiên Chúa ở mức Latria mà chỉ được tôn kính đặc biệt (venerate) ở mức Hyperdulia mà thôi. Nói khác đi, ta không thể theo suy nghĩ của loài người mà loại suy rằng vì là Mẹ Thiên Chúa nên Mẹ phải cao hơn Thiên Chúa, và như thế, phải thờ Mẹ như thờ lậy Chúa. Trái lại, phải hiểu rằng tuy Mẹ được ưu tuyển là Mẹ Chúa Kitô (Mẹ thật 100%), được đặc ân không vướng mắc tội tổ tông và mọi tội khác, được trọn đời đồng trinh và đươc về trời cả hồn lẫn xác, những đặc ân mà Thiên Chúa đã không ban cho một tạo vật nào khác, nhưng Mẹ Maria vẫn là một tạo vật có nhân tính như mọi con người mặc dù được Thiên Chúa tạo dựng cách đặc biệt để ưu tuyển làm Mẹ Ngôi Hai.
Mẹ đã “thông phần thiên tính” với Con Mẹ và với Thiên Chúa trong tột độ của ơn phúc và thân tình mà thôi, chứ không “thông phần thiên tính” ở mức hay phạm trù có chung một bản thể (same substance, One Being) với Ba Ngôi Thiên Chúa được.
Với Đức Mẹ mà còn như vậy thì huống chi là người tín hữu chúng ta, những phàm nhân được diễm phúc biết Chúa qua đức tin và đang có hy vọng được cứu rỗi. Đang có hy vọng được cứu độ thôi vì, như đã nói ở trên, chúng ta đang còn “lưu đầy” trên trần thế này sau khi được tái sinh qua phép rửa tương tự như dân Do Thái xưa còn phải sống trong hoang địa sau khi vượt Biển đỏ an toàn. Bao lâu còn lưu lạc trong trần thế và còn cư ngụ trong thân xác hay chết này thì bấy lâu chúng ta còn phải đương đầu với bao thách đố và nguy cơ của sự dữ, “nhưng kẻ nào bền chí đến cùng sẽ được cứu thoát.” (Mt 24: 13).
Đó là thân phận, là điều kiện và bản chất của con người trong tiến trình được cứu rỗi và nên thánh là điều Thiên Chúa mong muốn và mời gọi vì Ngài “muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.”(1 Tim 2:4).
Chính trong viễn ảnh được cứu độ và trở nên hoàn thiện sau khi “đã thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng gây ra trong trần gian” này mà Thánh Phêrô đã nói đến niềm vui và hạnh phúc cho những ai cuối cùng “ được thông phần bản tính của Thiên Chúa” (2 Pr 4) nghiã là được tham dự trọn vẹn vào sự sống và hạnh phúc của Thiên Chúa trong cởi vĩnh hằng, một món quà vô cùng quí giá mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta trong Chúa Kitô.
Nhưng, thế nào là “thiên tính” hay bản tính của Thiên Chúa?
Có thể định nghĩa một cách vắn gọn thế này: vì Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ tuyệt đối, nên bản tính hay bản chất của Người là sự thể hiện trọn vẹn tất cả những phẩm tính riêng biệt vàduy nhất của riêng một mình Người. Nói khác đi, bản tính hay thiên tính của Thiên Chúa là chính sự tuyệt hảo, sự thánh thiện và tình thương của Chúa mà nhờ đó con người được tạo dựng và cứu chuộc trong Chúa Kitô. Do đó, được “thông phần vào thiên tính của Thiên Chúa” là được tham dự vào chính sự sống của Người và được trở nên giống Người trong mọi sự tốt lành và thánh thiện.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16, trong diễn từ nhân ngày Lễ Chúa Giêsu Lên Trời Chúa nhật 25 tháng 5 vừa qua đã nói: “Việc Chúa lên Trời có hai ý nghĩa: trước hết, khi lên trời cao, Chúa tỏ rõ thiên tính của mình là trở về nơi Người đã từ đó mà đến, nghĩa là trở về với Thiên Chúa sau khi hoàn thành sứ mệnh trên trần gian. Ngoài ra, Chúa lên trời với bản tính nhân loại mà Ngài đã mặc lấy và đã sống lại từ bản tính này: đó là bản tính nhân loại của chúng ta đã được biến hình, được thánh thiêng hoá và được sống đời đời.” (The meaning of Jesus’Ascension is two fold. In the first place, ascending on high, he clearly reveals his divinity: he returns to where he came from, that is, to God after having fulfilled his mission on earth. Moreover, Christ ascends into heaven with the humanity he has assumed and which he has resurrected from the dead: that humanity is ours, transfigured, divinized, made eternal.” ( x. Osservatore Romano, 24 May 2006),
Như thế có nghĩa là chúng ta cũng phải đi qua tiến trình mà Chúa Giêsu đã đi để được biến hình, được thánh thiêng hoá (trở nên giống Chúa) và được sống đời đời. Đó là tất cả ý nghĩa “được thông phần thiên tính, sau khi đã đã thoát khỏi cảnh đời hư đốn do dục vọng gây ra trong trần gian.” này như Thánh Phêrô đã nói. (x. 2 Pr 1:4). Nhưng xin nhắc lại: “thông phần thiên tính” không có nghĩa là “có thiên tính” tức là có chung một bản tính với Thiên Chúa. Hai điều này hoàn toàn xa khác nhau. Chắc chắn như vậy.
Tóm lại, tự bản chất, con người không bao giờ có thiên tính. Chỉ trong viễn ảnh được cứu rỗi và trở nên thánh, con ngươì mới có hy vọng được “thông phần thiên tính” tức là được tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa và hạnh phúc tuyệt hảo của Người mà thôi.
Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá toàn năng và vô cùng (infinite and omnipotent Being). Nếu Ngài không tự hạ mình để đến với con người trong Đức Kitô thì không bao giờ con ngươì, một loài thụ tạo hữu hạn (finite creature), có thể đến được với Thiên Chúa.
Chính nhờ Chúa Kitô đã chia sẽ nhân tính của con người mà chúng ta được “thông phần thiên tính” của Thiên Chúa trong phạm trù được trở nên giống Chúa, được chia sẻ đời sống và hạnh phúc của Người trong cõi vĩnh hằng.
Nhưng ngay khi còn đang sống trên đời này, nếu chúng ta sống cho Chúa và vì Chúa, nếu chúng ta “mặc lấy Đức Kitô” tức là “mặc lấy con người mới là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.” như Thánh Phaolô dạy (x Ep 4: 24), thì chúng ta đã được thông phần bản tính thiện hảo của Thiên Chúa rồi.
Đây cũng chính là lời mời gọi nên thánh cho mọi người tín hữu chúng ta như Chúa Giêsu đã kêu gọi xưa kia: “Anh em hãy nên hoàn thiện (nên thánh) như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5:48).
Vậy cần phân biệt “có thiên tính” khác với được tham dự vào “thiên tính của Thiên Chúa”.
Đọc nhiều nhất Bản in 27.07.2006. 23:56