Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Một vài suy tư nhân vụ “Mầu Cờ Sắc Áo”
§ Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Trong mấy ngày qua, tin tức trên Internet đã tràn ngập những phản ứng của nhiều giới khác nhau ở Mỹ, ÚC, Tân Tây Lan v.v. về lời phát biểu của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn liên quan đến vấn đề “mầu cờ sắc áo”. Trước sự kiện trên, tôi muốn đóng góp một vài suy tư sau đây: Thế nào là “mầu cờ sắc áo” của người Công Giáo Việt Nam?
Khi sống trong một quốc gia có chủ quyền (sovereign country) và lãnh thổ, người Công Giáo nào ở khắp nơi trên thế giới cũng đều có hai căn cước chính : một là căn cước công dân (Identity of citizenship) và hai là căn cước Kitô hữu (Christian Identity).
Với căn cước công dân, người Công Giáo có thể hoà đồng hay bất đồng về lập trường chính trị với các công dân khác về mầu cờ, sắc áo tượng trưng cho chế độ cầm quyền đương thời. Cụ thể, người Công Giáo Việt Nam tại quốc nội thì dù muốn dù không, họ vẫn phải tôn trọng lá cờ của chế độ đang cai trị. Họ không thể trưng lá cờ nào khác mà không gặp khó khăn, rắc rối với nhà cầm quyền đang cai trị họ. Chúng ta ở bên ngoài phải thông cảm với anh chị em tín hữu bên nhà về vấn đề rất tế nhị này.
Ngược lại, người Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại thì khác. Trước hết, họ cũng là người tỵ nạn chính trị (Political refugees), như tất cả những ai đã bỏ nước ra đi vì lý do tôn giáo và chính trị. Do đó, họ không thể cùng chung “mầu cờ sắc áo” với đồng hương của mình ở quốc nội, mặc dù họ vẫn yêu tổ quốc và thương đồng bào ở quê nhà. Nghĩa là họ vẫn gắn bó với quê hương và đồng bào ruột thịt vì tình dân tộc không hề đổi thay. Nhưng họ có quyền tự do chính trị và không ai có thể bắt họ phải hành động khác đi được, vì đây là quyền tự do căn bản của con người (human right) mà Hiến Chương Liên Hợp Quốc tôn trọng và buộc các quốc gia thành viên áp dụng, thi hành.
Ngược lại, với căn cước Kitô hữu, người Công Giáo chỉ có một lập trường kiên định và một lá cờ duy nhất để sống và hiệp thông trọn vẹn (full communion) với nhau trong mọi hoàn cảnh và ở bất cứ nơi nào : đó là niềm tin Kitô giáo với Cây Thập Giá của Chúa Kitô. Đây là Cờ vinh thắng, Cờ cứu độ, Cờ yêu thương, Cờ hiệp nhất, tha thứ và hoà giải. Do đó, chỉ dưới lá Cờ này người Công Giáo mới hiệp nhất trọn vẹn được với nhau trong đức tin, không phân biệt mầu da, ngôn ngữ, văn hóa và chủng tộc mà thôi.
Nhưng khi sinh hoạt chung với các công dân khác, chúng ta cần phân biệt hai điều quan trọng sau đây:
1- Trước hết, trong mọi sinh hoạt thuần túy công giáo, như sinh hoạt của các hội đoàn ở các Giáo Xứ, tham dự những buổi tĩnh tâm, học hỏi Kinh Thánh và giáo lý, những cuộc cung nghinh thánh tượng Đức Mẹ hoặc các thánh tử đạo Việt Nam, nhất là những dịp lễ lớn qui tụ đông người tham dự, như Đại Lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, hay khánh thành nhà thờ mới, giáo xứ mới, thì người Công Giáo nói chung và người Công Giáo Việt Nam nói riêng, chỉ phải dương cao ngọn cờ Thánh Giá khi khai mạc hay cử hành các nghi thức phụng vụ để cùng nhau hiệp thông trong mục đích học hỏi hay thờ phượng Thiên Chúa và tuyên xưng đức tin Kitô giáo của mình. Nghĩa là, ngoài Cờ Thập Giá ra, Giáo Hội không đòi hỏi người tín hữu phải trưng thêm lá cờ nào khác, kể cả cờ của quốc gia Vatican, tức cờ Toà Thánh trong những nơi và hoàn cảnh nói trên đây.
Nếu có nơi nào trưng cờ gì, thì đó là sở thích riêng của họ chứ không phải là điều bắt buộc theo giáo luật. Người Công giáo thuộc nhiều sắc tộc khác nhau ở Mỹ đều ý thức rõ điều này, nên không có vấn đề gì phải tranh cãi vì mầu cờ sắc áo khi họ cùng tham dự những lễ hội thuần túy công giáo. Một điểm son ở Mỹ là “Nhà Thờ và Nhà Nước” tách biệt nhau (Separation of Church and State) nên trong các nhà thờ ở Mỹ, người ta không treo Cờ quốc gia Hoa Kỳ. (cũng có một số nơi treo nhưng đó là sáng kiến hay sở thích cá nhân chứ không có luật lệ nào đòi buộc).
Tuy nhiên, trong vài dịp trọng đại có sự tham dự của nhiều thành phần quốc gia như Đại Hội Thánh Thể thế giới, Đại Hội Giới Trẻ thế giới như đang diễn ra năm nay ở Sydney, ÚC Châu, hoặc những buổi gặp gỡ (public audiences) Đức Thánh Cha hàng tuần (Ngày thứ tư) tại Công Trường Thánh Phêrô bên Roma, thì đại biểu và đoàn hành hương của các quốc gia tham dự phải mang theo quốc kỳ của nước mình vì thể diện quốc gia. Nhưng mọi người vẫn hiệp nhất và hiệp thông trọn vẹn với nhau (full unity and communion) dưới Cờ Thập giá của Chúa Kitô. Nghiã là Cờ quốc gia của các thành viên tham dự đem theo, không hề và không thể cản trở hay làm tắc nghẽn sự hiệp thông này bao giờ.
Nếu để xảy ra sự “tắc nghẽn” nào thì người ta đã lẫn lộn đạo với đời, lẫn lộn phạm vi thuần túy tôn giáo với những sinh hoạt thuần mầu sắc chính trị.
Do đó, nếu trong Đại Hội Giới Trẻ năm nay ở Sydney mà người trẻ ViệtNam từ trong nước đi ra và ở các nước ngoài đến, có khác nhau về “mầu cờ sắc áo” thì đó chỉ là “sự cố” ngoài ý muốn do hoàn cảnh chính trị tạo ra, chứ không phải là chủ ý của ai muốn làm “tắc nghẽn sự hiệp thông” giữa giới trẻ trong và ngoài Việt Nam. Họ đến Đại Hội vì chung niềm tin và cùng hiệp thông trọn vẹn dưới ngọn Cờ Thâp giá của Chúa Kitô chứ không phải đến để biểu dương cho riêng “mầu cờ sắc áo” nào. Vì thế, vấn đề “mầu cớ sắc áo” ở đây không thể làm mất sự hiệp thông này vì đó- tức mầu cờ- không phải là lý do hay động cơ thúc đẩy họ đến tham dự Đại Hội.
2- Ngược lại, ngoài phạm vi thánh đường và các sinh hoạt thuần túy công giáo nói trên, khi tham dự các sinh hoạt mang sắc thái chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học nghệ thuật, thì với tư cách công dân, và với căn cước dân sự (Civic Identity), người Công giáo có quyền trưng lá cờ nào mình ưa thích vì phù hợp với lập trường chính trị của mình. Lập trường này có thể thay đổi theo thời gian và biến động của hoàn cảnh. Nó không nhất thiết cố định, bất biến như mầu cờ và sắc áo của niềm tin Kitô giáo.
Thật vậy, căn cước Kitô hữu, được cấp phát nhờ phép rửa (baptism) và tượng trưng với Cờ Thập giá Chúa Kitô, thì không bao giờ có thể thay đổi, nhượng bộ, hay thương lượng gì được (non-negociable) trong bất cứ hoàn cảnh và điều kiện nào. Nếu nhượng bộ thì căn tính Kitô hữu sẽ không còn nguyên chất nữa mà đã bị biến dạng cách nghiêm trọng, không thể chấp nhận được.
Do đó, để bảo tồn căn tính ấy, điều quan trọng phải nhấn mạnh ở đây là người tín hữu Chúa Kitô trong Giáo hội Công Giáo không bao giờ được phép làm tay sai hay công cụ cho một chế độ chính trị nào. Cũng như không được tự đồng hoá mình (identify themselves) với bầt cứ “mầu cờ sắc áo chính trị” nào.
Họ có thể chấp nhận một “mầu cờ sắc áo” nào đó với tư cách và căn cước công dân trong một thời gian dài, ngắn, nếu điều này không mâu thuẫn với lập trường chính trị và những giá trị tinh thần mà họ theo đuổi và muốn bảo vệ. Ngược lại, nếu những giá trị và lập trường này bị thương tổn thì họ có quyền chọn “mầu cờ sắc áo” thích hợp hơn. Như thế có nghĩa là người công giáo, với tư cách công dân, không phải luôn luôn trung thành với một “mầu cờ sắc áo chính trị” nào ngoài Cờ Thập giá Chúa Kitô, là Cờ gắn liền, bất biến với căn tính của người tín hữu Chúa Kitô sống trên trần thế này.
Ước mong không ai vì cảm tính mà hiểu lầm chủ đích của tôi qua bài suy tư ngắn này.
Tags · Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008
Đọc nhiều nhất Bản in 16.07.2008. 01:10