Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Điều Răn Thứ 5 và Quyền Tự vệ chính đáng

§ Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Hỏi: Chúa cấm không được giết người, nhưng ta có được quyền tự vệ để bảo vệ mạng sống của mình hay không? Có bao nhiêu hình thức phạm tội lỗi điều răn thứ năm?

Trả lời: Đúng, Chúa cấm giết ngươì (Điều Răn thứ năm) bởi vì sự sống của con ngươì là linh thánh (sacred) và bắt nguồn từ chính Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng và ban sự sống cho con ngươì cũng như cho mọi sinh vật trong vũ trụ này. Chỉ có Ngài nắm độc quyền sinh tử của mọi tạo vật mà thôi. Vì thế, từ thời Cựu Ước, Chúa đã nghiêm cấm như sau: “ Ngươi không được giết kẻ vô tội và người công chính vì Ta không cho kẻ có tội được trắng án” (Xh 23:7). Chúa Giêsu cũng đã nhắc lại lệnh cấm này trong bài giảng trên Núi: “ Ngươi không được giết người” (Mt 5:21).

Tội phạm nghịch điều răn thứ năm có nhiều hình thức, tóm tắt như sau:

1- Về mặt thể lý:

- cố sát, giết người có dự mưu và cộng tác vào việc này, kể cả việc giết thai nhi (abortion) hay cộng tác vào hành vi sát nhân này đều bị lên án (Sách Giáo Lý CôngGiáo (SGLCG, số 22).

- tự sát (tự tử)

- Chích thuốc cho chết êm ái (Euthanasia) cũng được kể là phạm tôị sát nhân

- cố ý gây phương hại cho sức khoẻ của thân xác như ăn uống thái quá,dùng ma túy, lái xe quá tốc độ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của mình và cho người khác đều lỗi phạm điều răn thứ năm (x SGLCG,số 2290-2291)

- chặt cắt vô cớ một bộ phận nào của cơ thể trừ trường hợp phải giải phẫu để lấy đi một bộ phận nào theo đòi hỏi của y khoa

- đe dọa giết hay hành hung người khác

2- Về mặt tinh thần,

- oán thù, giân ghét và muốn trả thù người khác

- làm gương xấu khiến người khác sa vào con đường tội lỗi, vô luân như mở nhà chứa,môi giới việc mua bán dâm ô, bán sách báo phim ảnh khiêu dâm, bạo động …Tất cả những việc làm này đều đưa đến hậu quả phá hoại đời sống tinh thần,hay luân lý của người khác, nhất là của thanh thiếu niên.

- Nói xấu, bỏ vạ cáo gian làm hại đến danh dự, tiếng tốt của người khác.

- phải tôn trọng cả xác kẻ chết để tỏ lòng tin tuởng vào sự sống lại của thân xác sau này (x, SGLCGsố 2285-2287, 2299-2300)

3- Có quyền tự vệ hay không?

Có. Đây là giaó lý của Giáo Hội: “được phép tự vệ chính đáng để bảo vệ mạng sống của mình “dù có vì thế mà đánh cho kẻ tấn công mình một đòn chí tử” (SGLCG,số 2264). Nói khác đi, ta không được phép giết hay làm haị ai về thể lý cũng như về tinh thần và luân lý, thì cũng không ai có quyền giết hay làm haị ta cách vô cớ về mọi phương diện.Do đó,người ta được quyền tự vệ để chống lại kẻ muốn xâm phạm đến tính mạng,tài sản và danh dự của mình và việc tự vệ này là điều chính đáng phải làm để buộc kẻ tấn công tôn trọng mạng sống và danh dự của mình.

Cũng trong tinh thần và mục đích này, mọi quốc gia có bổn phận phải dùng võ lực để dánh trả kẻ xâm lăng hầu bảo vệ sinh mạng, tài sản của công dân và đất nước mình chống lại quân thù.

Tóm lại, trong phạm vi của giới răn thứ năm, mọi cá nhân, đoàn thể hay quốc gia phải tôn trọng quyền sống, tài sản và danh dự của người khác. Không ai được quyền ỷ sức mạnh của mình để đàn áp hay tước đoạt quyền sống của người khác,quốc gia khác, vì hành động như vậy là chống lại chính Thiên Chúa là Đấng cầm quyền sinh tử và thiết lập mọi trật tự công lý, hoà bình và bác ái vì phúc lợi cho con người sống trên mặt đất này.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn, 30/06/2006

Đọc nhiều nhất Bản in 12.09.2007. 19:59