Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Chức Linh Mục là 'Thánh Chức' hay chỉ là Tác Vụ?
§ Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Gần đây một bài viết từ Việt Nam chuyển ra ngoài qua internet của tác giả Nguyễn Chính Kết và trên Nguyệt san Dấn Thân số 13, tháng 3-2004, người ta đọc thấy những dòng đáng chú ý như sau về Chức Linh Mục:
“Còn trong Giáo Hội, việc thần thánh hóa hàng giáo sĩ có thật và vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Chức linh mục được mặc nhiên coi là chức thánh, con người linh mục được mặc nhiên coi là con người thánh, cho dù có nhiều Linh mục chẳng thánh một chút nào. Xúc phạm tới linh mục - nói xấu đánh đập,.. .v.v..- được mặc nhiên coi là một tội “phạm sự thánh”. Còn cách nào đề cao các Linh mục hơn như thế? Về phương diện này, các chế độ độc tài hẳn phải thua xa...” (Nguyễn Chính Kết, “ Hãy Cải Thiện Giáo Hội Địa Phương từ gốc chứ đừng từ ngọn” tr. 4)
Nguyệt San Dấn Thân, trong Lời tòa Soạn giới thiệu Thư chúc mừng “ Ngày Nhận Tác Vụ Linh Mục” của Trần Duy Nhiên, cũng viết:
“Giáo dân Việt Nam luôn được dạy Linh mục là chức Thánh, và ngày thụ phong Linh mục là ngày nhận lãnh chức Thánh, một địa vị cao vời, vĩnh viễn, hàng Khanh tướng, Đại diện Đức Kitô. Từ đó, dù muốn dù không, Linh mục cũng được tôn kính như một Đức Kitô thứ Hai, đương nhiên là ‘ Cha’ mọi người....”
Trong phần trích thư chúc mừng trên, Dấn Thân cũng đóng khung và in đậm những dòng sau đây: “ Chính vì thế mà đối với ngày trọng đại này, cha không gọi đó là ngày lãnh ‘chức’ linh mục mà chỉ là ngày nhận ‘tác vụ’ linh mục, một nhiệm vụ tác sinh, một nhiệm vụ tác tạo, tác tạo người khác và tác tạo bản thân mình trong Thần Khí Chúa Kitô.” (cf. Dấn Thân,tr.15)
Những lời trích dẫn trên đây rõ ràng cho thấy các tác giả không coi, hay công nhận Chức Linh Mục là Thánh Chức (Ordo) mà chỉ xem đây là bằng chứng cho thấy Giáo hội muốn “thần thánh hóa hàng giáo sỉ” mà thôi. Nếu công nhận, tác giả không thể nói cách hoài nghi như “Chức linh mục được mặc nhiên coi là chức thánh...” hay giới thiệu kiểu Dấn Thân như trên được. Nhưng trước khi phân tích những sai lầm của các tác giả thể hiện qua những lời trích dẫn trên đây, tôi thấy cần phải nói trước về Chức Thánh và vai trò của Linh Mục trong Giáo Hội Công giáo.
Vậy câu hỏi trước tiên cần trả lời ngay là Chức Linh Mục có phải là Chức Thánh (Ordo) hay chỉ là một Thừa tác vụ (ministerium)?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy đọc Sách Giáo Lý mới của Giáo Hội Công Giáo (GLCG) Xuất bản năm 1994, Tiết VI, về Bí Tích Truyền Chức Thánh (Holy Orders) xem Giáo Hội dạy thế nào về Chức Linh mục (priesthood). Nhưng trước hết, cần phân biệt giữa chức Thánh (Ordo) và Thừa tác vụ hay Tác vụ (Ministerium = Ministry= Ministère ).
Thừa tác vụ, tiếng Latin gọi là “ministerium”, chỉ những nhiệm vụ, phần việc đặc biệt được Giáo quyền trao cho một số người để phục vụ (diakonia)cho Dân Chúa, cho Giáo Hội như thừa tác vụ giảng dạy (teaching ministry), thừa tác vụ đọc sách thánh (ministry of Lector), Thừa tác vụ giúp Lể (ministry of Acolyte), thừa tác vụ giao tế (hospitality ministry) v.v. Các giáo sĩ, tức những người có chức Thánh như Giám mục, Linh mục, Phó tế cũng thi hành các thừa tác vụ được trao ban để thay mặt cho Chúa Kitô mà giảng dạy, rao giảng, thánh hóa, chữa lành và cai trị. Nói khác đi, tất cả công việc mục vụ của Linh mục được gọi là những Thừa tác vụ Linh mục (Priestly ministries), của Giám mục là Episcopal Ministries và của Đức Thánh Cha là Papal Ministries. Nói là Thừa tác viên (Minister) thi hành Thừa tác vụ (ministry) vì “Chúa Giêsu là vị Tư Tế đích thực duy nhất, các vị khác chỉ là các thừa tác viên của Ngài” (cf.St.Thomas Aquinas, Hebr.8,4). Nghĩa là trong mọi thừa tác vụ, Giám mục và Linh mục hành động nhân danh Chúa Giêsu Kitô là Đầu (virtute ac persona ipsius Christi).
Sau năm 1972, Giáo Hội bỏ các chức thánh nhỏ (minor Orders) như mở cửa nhà thờ (Porter), trừ quỉ (Exorcist), đọc sách thánh (Lector) và giúp Lễ (Acolyte), và thay thế bằng hai Tác Vụ Đọc sách thánh (Ministry of Lector) và Tác Vụ Giúp Lễ (Ministry of Acolyte). Hai Tác vụ này được trao cho các đại chủng sinh sau khi họ kết thúc 2 năm đầu thần học. Đây không phải là chức thánh (Ordo) nên Linh mục có thể trao các Thừa tác vụ này trong nghi thức gọi là Rites of Installation, khác với nghi thức truyền chức thánh (ordinatio=ordination) mà chỉ có Giám mục được cử hành mà thôi. Vì không phải là Chức thánh nên người lãnh các Thừa tác vụ không bị ràng buộc như những người lãnh chức thánh (ordo)...
Sách Giáo Lý Công Giáo (SGL CG) định nghĩa như sau về Chức Thánh (Ordo): “ Chức thánh là bí tích nhờ đó mà sứ mạng được Chúa Kitô ủy thác cho các tông đồ sẽ có thể tiếp tục được thi hành trong Giáo Hội cho đến tận thế: cho nên đây là bí tích của thừa tác vụ tông đồ. Bí tích này gồm ba bậc: Chức Giám Mục, chức linh mục và chức phó tế” (SGLCG,c.1536).
Như thế rõ ràng Chức linh mục là một trong 3 Chức Thánh hiện nay của Giáo Hội Công giáo. Chức thánh không phải là Thừa tác vụ == Ministerium=ministry=diakonia) nên không thể nói ngày chịu chức (ordinatio) Linh mục là ngày “lãnh tác vụ Linh mục” được.
Phải nói chịu Chức Thánh(ordinatio ) để thi hành thừa tác vụ Linh mục (priestly ministries) mới đúng tín lý và giáo lý của Giáo Hội. Nói khác đi là không biết gì về sự khác nhau giữa Chức thánh (ordo) và Thừa tác vụ (ministerium) và chỉ có ý hạ giá chức Linh mục mà thôi. Do đó, không thể nói một cách hồ đồ rằng “ chức linh mục được mặc nhiên (implicitly) coi là chức thánh” hay nói cách “châm biếm” rằng “ giáo dân Việt Nam luôn được dạy Linh mục là chức thánh”, mà phải minh định (explicitly) rằng Chức Linh mục là Chức thánh của Chúa ban cho Giáo Hội để thánh hiến những người được chọn làm Giám mục, Linh mục và Phó tế. Giáo dân Việt Nam được học hỏi để tin như vậy. Khi nói kiểu châm biếm như “giáo dân được dạy như vậy” có nghĩa là được nhồi sọ sai lầm như vậy chứ nếu thông hiểu như vài ông tu xuất và vài ông “trí thức nửa vời (mi-savant)”, thì không đúng như thế phải không??? Khoan đừng vội kết luận tôi diễn giải sai lạc ý của các tác giả đó. Cứ bình tĩnh đọc những lời tôi trích dẫn trên đây cũng đủ thấy rõ điều này. Và những gì mà tôi trích dẫn sau đây sẽ minh chứng cho lập luận này của tôi, xin hãy bình tĩnh đọc tiếp..
Chức Linh Mục là Chức Thánh, mà La ngữ gọi là Ordo.
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công giáo nói rõ về Thánh Chức của Linh Mục như sau: “Do bí tích Truyền Chức Thánh, các linh mục tham dự vào những chiều kích toàn cầu của sứ mạng mà Chúa Kitô đã trao cho các tông đồ. Hồng ân thiêng liêng các ngài nhận được trong bí tích Truyền Chức Thánh chuẩn bị các ngài không phải có một sứ mạng có giới hạn và hẹp hòi “nhưng là cho một sứ mạng có tầm rộng lớn phổ quát” cho đến tận cùng trái đất, “ với sự thật tình sẵn sàng đi rao giảng Phúc âm ở bất cứ nơi nào” (SGLCG, c.1565)
Về tầm cao trọng của Chức Thánh này, Thánh Công Đồng Vaticanô II, trong Sắc lệnh về Chức vụ và Đời sống các Linh mục (Presbyterorum Ordinis) đã nói như sau trong Lời Mở Đầu: “Chức Linh mục trong Giáo Hội hết sức cao trọng, đó là điều Thánh Công Đồng này đã nhiều lần nhắc nhở cho hết mọi người. Vả lại, trong công cuộc canh tân Giáo Hội của Chúa Kitô, chức Linh mục giữ một vai trò tối quan trọng và hơn nữa càng ngày càng khó khăn, nên thấy rằng đề cập rộng rãi và sâu sắc hơn về các Linh Mục là việc rất hữu ích. Những điều nói đây áp dụng cho hết mọi Linh mục, nhất là cho các vị hiện đang coi sóc các linh hồn và tùy nghi ứng hợp cho các linh Mục Dòng. Thực vậy, do Chức Thánh và sứ mệnh lãnh nhận nơi các vị Giám mục, các Linh mục được đặc cử để phụng sự Chúa Kitô là Thầy, là Linh mục và là Vua: các ngài tham dự vào chức vụ của Chúa: ngày ngày kiến tạo Giáo Hội ở trần gian thành Dân Chúa, Thân thể Chúa Kitô và đền thờ Chúa Thánh Thần".
Đức Thánh Cha đương kim Gioan Phaolô II, trong Huấn Dụ Pastores Dabo Vobis (Ta sẽ cho anh em Những Mục Tử), đã viết như sau:
“Trong Giáo Hội và nhân danh Giáo Hội, các Linh mục là Đại Diện bí tích của Chúa Giêsu Kitô, là Đầu và là Mục Tử. Các ngài công bố có thẩm quyền Lời Chúa, lập lại những hành động tha thứ của Chúa và ban ơn cứu độ của Chúa đặc biệt trong Bí Tích Thánh Tẩy, Hòa Giải và Thánh Thể...”(cf.Pastores Dabo Vobis, p.31)
Chức linh Mục cao trọng như vậy mà có người dám châm biếm nhạo báng là “ mặc nhiên” coi là Chức Thánh,....hay “ địa vị cao vời, vĩnh viễn, hàng khanh tướng” ... “ đương nhiên là ‘cha’ mọi người”...”mặc nhiên coi là chức thánh” có nghĩa là minh nhiên (explicit) thì không phải hay sao???
Nếu những người này chịu khó cầm trí nghĩ suy một chút về những gì Linh mục được phép làm nhân danh Chúa Kitô và do Thánh Chức mang lại thì hẳn họ sẽ phải xấu hổ vì những nhận thức nông cạn và lạc giáo (heretical) của họ. Thử nghĩ, khi Linh mục, dù tội lỗi bất xứng đến đâu, mà nhân danh Chúa Kitô giơ tay tha tội cho ai thì dù tội lỗi người đó có lớn lao đến đâu cũng được tha hết vì Chúa Giêsu đã bảo đảm: “Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ” (Jn 20: 23 ). Cho nên, “ nhờ có Chức thánh, các Giám mục và các Linh mục có quyền tha thứ các tội lỗi nhân danh Chúa Cha, Chúa con và và Chúa Thánh Thần” (SGLCG, c.1461).
Lại nữa, khi cử hành Bí Tích Thánh Thể, Linh mục trở nên làm một với Chúa Kitô để diễn lại Bí tích trong bữa Tiệc Ly biến bánh và rượu trở thành Mình thật và Máu thật của Chúa Kitô, dù phẩm chất của Linh mục bất xứng thế nào. Nếu không tin như vậy thì làm sao giáo dân có thể cúi đầu thờ lậy và rước Mình Thánh Chúa được Linh mục truyền phép (consecrate ) trong Thánh Lễ?? Và nếu không có Thánh Thể được truyền
trong Thánh lễ bởi Giám mục hay Linh mục thì lấy gì nuôi duỡng đời sống thiêng liêng của Giáo Hội nói chung và giáo dân nói riêng? Lại nữa, nếu không tin Linh mục là Alter Christus (Đức Kitô thứ Hai) trong vai trò đại diện cho Chúa và hành động nhân danh Chúa thì làm sao giáo dân có thể đến xưng tội với Linh mục và tin là mình được tha thứ mọi tội lỗi??? Như thế Linh mục quan trọng biết chừng nào đặc biệt trong hai Bí Tích Thánh Thể và Hòa giải!
Thử hỏi “khanh tướng nào, vua chúa trần gian nào” cao trọng hơn, quyền năng hơn Linh mục trong nhãn giới thiêng liêng vô cùng quan trọng này??? Vậy mà có người dám coi thường Chức Linh mục để có thể phát ngôn ngạo mạn như sau: “ Linh mục và giáo dân cũng là người như nhau. Trí tuệ, đạo đức, nhiệt tâm và ảnh hưởng chưa hẳn ai đã hơn ai” (Võ Lý, Dấn Thân, số 7, tháng 12-2003, tr. 42)
Chúa không ban Chức Thánh này cho các Thiên Thần hay một Đấng Thánh nào mà ban cho một tạo vật bất xứng là Linh mục, Thừa Tác Viên đích thực của Tân Ước và là Bí Tích của Chúa Kitô qua Thánh Chức (Ordo)và Thừa tác vụ Linh Mục (Priestly Ministries). Linh mục được chia sẻ một phần Chức Linh Mục đời đời của Chúa Kitô.
Vậy khinh thường Chức Thánh của Linh mục là khinh thường chính Chúa Giêsu, Đấng đã gọi, thánh hiến và sai trước hết là các Tông Đồ, tiếp theo là các Tư Tế (Sacerdos = Giám mục, Linh mục) cho đến ngày nay và truyền cho mọi người được biết rằng: “ Ai nghe anh em là nghe Thầy, ai khước từ anh em là khước từ Thầy, mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy” (Lc 10: 16).
Đây là Đức tin Công giáo. Đây là Giáo lý của Giáo Hội. Ai không chấp nhận Giáo lý này thì tự tách mình ra khỏi Giáo Hội để tự do viết lấy giáo lý riêng, thần học riêng mà sống và chia sẻ với những người cao ngạo về kiến thức nửa vời và lạc giáo của mình..
Giáo Hội của Chúa không phải là nơi qui tụ những người đã nên thánh, mà là chỗ mời gọi những người tội lỗi muốn được cứu rỗi và nên thánh, những người chưa hoàn hảo muốn nên trọn lành. Chỉ có những người đại ảo tưởng (Utopian) mới mong đợi một sự hoàn hảo ngay từ đầu trong mọi lãnh vực nên mới bất mãn khi thấy những gì chưa hoàn hảo, chưa lý tưởng trong đời sống của Giáo Hội để rồi lên tiếng chỉ trích vô trách nhiệm, thiếu hiểu biết chuyên môn, tạo gương xấu (scandal). Họ phải hiểu rằng Linh mục, dù cao trọng như vậy trong Thánh Chức và Sứ vụ, nhưng không phải đã là những “vị Thánh hay Thiên Thần” sống giữa trần gian. Ngược lại, Linh mục vẫn là một con người hèn yếu với tất cả ý nghĩa của từ ngữ này. Giáo Hội nhìn nhận rõ sự kiện này như sau:
“Sự hiện diện của Chúa Kitô trong các thừa tác viên không được hiểu là họ được giữ gìn khỏi những yếu đuối của con người, khỏi óc thống trị những sai lầm và cả tội lỗi nữa. Sức mạnh của Chúa Thánh Thần không bảo đảm tất cả các hành vi của các thừa tác viên cùng một cách như nhau. Sự bảo đảm này được ban đầy đủ trong các bí tích đến nỗi tội lỗi của Thừa tác viên không thể cản trở hiệu quả của bí tích; nhưng nơi nhiều hành vi khác, dấu ấn con người của thừa tác viên để lại những vết tích không luôn là dấu hiệu của sự trung thành với Phúc âm và như vậy các hành vi đó có thể gây thiệt hại cho sự sinh hoa trái của việc tông đồ của Giáo Hội” (SGLCG, c.1550)
Như vậy, đủ cho thấy Giáo Hội không “thần thánh hóa” hàng Giáo sĩ” như có người vội phê bình rằng “ con người Linh mục được mặc nhiên coi là ‘người thánh’.
Ngược lại, Giáo Hội nhìn nhận những “yếu đuối, bất toàn, bất xứng” nơi các giáo sĩ cho dù họ đã được thánh hiến vì ơn thánh không biến đổi nhân tính mà chỉ trợ giúp đắc lực cho thiện chí và nỗ lực của cá nhân (personal efforts ) muốn thăng tiến để nên thánh mà thôi. Giáo Hội cũng luôn khiêm tốn nhìn nhận lầm lỗi của mình, bằng cớ là Đức Thánh Cha đương kim đã lên tiếng xin lỗi trong năm Thánh 2000 những ai mà Giáo Hội đã làm thương tổn trong quá khứ. Hội Đồng Giám Mục Hoa kỳ, qua Đức Cha Chủ Tịch Wilton D Gregory, đã xin lỗi những nạn nhân của nạn lạm dụng tính dục trẻ em (sexual abuses of minors) của giáo sĩ Mỹ.
Vậy, đừng thấy một vài hay nhiều Linh mục bị tai tiếng điều này, điều nọ mà hoài nghi Chức Thánh của Linh mục cũng như khinh thường vai trò của Linh mục trong Giáo Hội. Đừng nghĩ mình ở trong Chủng viện một vài năm, học được dăm ba điều dang dở về thần học và Kinh Thánh là đã biết hết để rồi bây giờ ra ngoài nói vung vít như thể mình biết rõ, biết đúng về mọi sự và lên giọng dạy đời. Thử hỏi bản thân mình đã hoàn hảo chưa, đã sống nhân chứng đích thực chưa mà lên tiếng cảnh giác người khác? Nếu không xác tín rằng Chức Linh Mục là Chức Thánh thì có phải là rối Đạo (heresy) không? Thần học nào dạy khác với điều Giáo hội dạy? Chắc chỉ có “thần học tự học, tự chép” “thần học giải phóng” hay “giáo lý của Công giáo Dân tộc” mới dạy như vậy mà thôi. Vậy đừng vì bất mãn với Linh mục nào đó, đừng thấy khuyết điểm của một hay nhiều linh mục mà khinh thường tất cả Linh mục, coi thường sứ vụ rất quan trọng và cao trọng của Linh mục trong Giáo Hội. Kính trọng Linh mục là tôn kính chính Chúa Giêsu mà Linh mục là Bí tích của Chúa trong vai trò Thừa tác viên. Kính trọng Chức Thánh của Linh mục là tôn kính Chức Linh mục đời đời của chính Chúa Giêsu mà Linh mục được chia sẻ cùng với Giáo Mục.
Chúa Giêsu xưa kia đã không chọn những người hoàn hảo, không tì vết làm Tông Đồ. Trong Nhóm 12, cột trụ của Giáo Hội sơ khai, đã có một Giuđa phản bội vì tham tiền, một Phêrô công khai chối Thầy vì khiếp sợ, một Tôma, chậm tin. Nhưng Chúa có lầm và thất bại khi chọn những người này không??? Chắc chỉ có những người đại ảo tưởng (Utopian) mới kết luận như vậy. Nếu không “đai ảo tưởng” thì phải hiểu rằng Chúa biết trước nhưng vẫn chọn vì Chúa tôn trọng tự do của con người và muốn nhẫn nại chờ đợi con người quyết định thăng tiến hay thụt lùi. Vậy, hãy khoan dung nhìn nhận những gì chưa được hoàn hảo trong Giáo Hội, trong phương thức đào tạo cũng như cách hành xử thừa tác vụ của những người có chức Thánh.
Góp phần xây dựng để thăng tiến Giáo Hội không có nghĩa là chỉ trích bừa bãi, vô căn cứ, thiếu hiểu biết chính xác về những vấn đề thuộc phạm vi tín lý, giáo lý và Kinh Thánh. Nhưng nếu chỉ bới móc những khuyết điểm của người khác, của giáo sĩ, tu sĩ một cách thiếu xây dựng cũng cho người ta cảm tưởng rằng chỉ có mình là hoàn hảo, không bao giờ có tì vết gì, nên mới muốn cầm đuốc soi đường cho người khác đi. Phải chăng đây là một hiện tượng “tân biệt phái” của thời đại hôm nay???.
Giáo Hội không “thần thánh hóa” hàng giáo sĩ như có người thiếu suy nghĩ đã kết tội. Phải chăng việc cho gọi Linh mục là “Cha” là thần thánh hóa giáo sĩ??? Tôi đã có dịp trả lời đầy đủ câu hỏi này trong một dịp trước và chỉ xin được vắn tắt ở đây như sau: Thánh Phaolô dạy gọi như thế (cf. 1Cor 4:15 & 1Tim 1:2 ) và Giáo Hội tiếp tục dạy như vậy (cf. Lumen Gentium n. 28). Đây là giáo lý của Giáo Hội, không phải Giáo lý của một Linh mục nào viết ra vì muốn “làm cha thiên hạ”.. Vậy đả kích danh xưng này là chối bỏ căn bản đức tin của việc nghe rao giảng Lời Chúa và lãnh nhận các bí tích nhất là bí tích Rửa tội theo Thánh Phaolô, vì Linh mục là người đã “sinh các tín hữu cách thiêng liêng nhờ phép rửa và giáo huấn”(cf. Lumen Gentium, no.28).
Những ai không đồng ý cách xưng hô này thì hãy mở mắt ra nhìn gương của các Phật tử Việt Nam. Văn hiến Phật giáo không có nơi nào qui định Phật tử phải gọi các vị lãnh đạo Phật giáo là “ Thầy” và xưng “con”. Nhưng tất cả Phật tử Việt Nam đều cung kính dùng danh xưng “Thầy-con” khi nói chuyện với mọi chức sắc Phật Giáo, và tôi chưa hề nghe ai trong giới Phật tử than phiền, đặt vấn đề về việc này. Tôi đã từng thấy những Phật tử lớn tuổi và cả những trí thức khoa bảng khoanh tay thưa “ Thầy” và xưng “con” ngay cả với các tăng sĩ trẻ đáng tuổi con cháu đệ tử!
Phải chăng vì mộ Đạo và vì tôn kính các vị lãnh đạo tinh thần của mình màngười Phật tử Việt Nam hoan hỉ dùng cách xưng hô nói trên???
Ngược lại, sau gần 6 thế kỷ sống Đạo Công giáo của Chúa Kitô, nay xuất hiện một số ít người Công giáo Việt Nam -- trong đó có mấy ông tu xuất và trí thức nửa vời, không chơi được với ai vì không ai bằng mình- muốn đặt “vấn đề” về việc gọi Linh mục là “Cha” mặc dù họ biết có Giáo lý của Giáo Hội dạy và cho phép gọi như vậy!!! Chính những người này vì không hiểu hay cố tình không hiểu vai trò và sứ mạng của Linh mục nên mới không tin Linh mục có Chức Thánh để châm biếm thế này: “:...địa vị cao vời, vĩnh viễn, hàng khanh tướng...đương nhiên là ‘cha’ mọi người! (xem Dấn Thân số 13, tháng 3-2004, trang 15)
Dấn Thân cũng trích và đóng khung dòng chữ: “... ngày nhận ‘tác vụ linh mục’, một nhiệm vụ tác sinh, tác tạo người khác và tác tạo bản thân mình trong Thần khí Chúa Kitô” (Ibid. p.15) Toàn là những danh từ trống rỗng, kêu to mà vô nghĩa vì “tác sinh tác tạo người khác” thế nào được khi mà người khác cao ngạo về mình như thế này: “ linh mục và giáo dân cũng là người như nhau. Trí tuệ, đạo đức, uy tín và ảnh hưởng chưa hẳn ai hơn ai!” hoặc “ Nếu giáo dân là chiên con, thì Linh mục là chiên lớn. Chiên con hay chiên lớn thì cũng là chiên thôi. Cơ bản không có gì hơn khác!!” (Võ Lý, Dấn Thân, số 7, tháng 12-2003)
Không có gì khác nhau, hơn nhau thì làm sao mà “tác sinh, tác tạo” cho nhau được??? Tại sao có người chỉ cần “Cha” khi đau ốm nặng, cần được xức dầu để mong chết lành, cần “cha’ xưng tội để tìm lại bình an cho tâm hồn sau khi phạm tội, một thứ bình an mà tiền bạc không mua được, bác sĩ tâm thần và các cố vấn tâm lý cũng bó tay, chỉ có Ơn tha thứ của Chúa ban qua tay linh mục bất xứng mới đem lại an vui nội tâm!
Nhưng ngoài những hoàn cảnh này ra, thì lại không muốn khiêm nhường gọi bằng ‘Cha’ mà chỉ muốn dùng danh xưng chỉ chức vị là Linh mục để được bình đẳng, dân chủ trong tương giao? Phải chăng đây mới là sự trưởng thành về đức tin, về cung cách sống Đạo của người “trí thức công giáo ” thời nay???
Tóm lại, vì một số người tự cho mình là thông hiểu hơn cả Giáo Hội về vai trò và chức năng của Giáo sĩ, và muốn viết giáo lý mới, thần học mới để thay thế cho bộ giáo lý và tín lý “cũ xưa không hợp thời” của Giáo Hôi, nên mới viết lách vô trách nhiệm, để lộ ra sự thiếu hiểu biết của mình về những vấn đề muốn phê bình.
Muốn phê bình bất cứ điều gì về Tôn giáo nói chung và Giáo Hội Công giáo nói riêng, người phê bình phải hiểu vấn đề mình muốn đề cập, và phải dựa vào những tài liệu được công nhận là tiêu chuẩn để tranh biện. Không thể dựa vào suy luận riêng tư của mình, của “ những người thuộc phe” mình và nhất là dựa vào những tư liệu không được coi là chính xác, khách quan, vô tư để ngụy biện. Cụ thể, muốn bênh vực hay chỉ trích Giáo Hội, thì tiêu chuẩn phải là Kinh Thánh, Sách Giáo lý và những Sắch lệnh của Công Đồng, những Tông Huấn, Tông thư của các Đức Giáo Hoàng. Không thể dùng “Thần Học Giải phóng” giáo lý của “Công giáo Dân Tộc” hay chứng từ của một vài Linh mục hồi tục, chán ghét đời tu, để làm tư liệu bênh vực cho lập trường đả phá của mình.... Do đó, những ai hoài nghi Chức Thánh (Ordo) của Linh mục, châm biếm vai trò Đại diện bí tích(Sacramental representation) Chúa Kitô của Linh Mục, không chấp nhận danh xưng “Cha’ dành cho Linh Mục là hoàn toàn không có căn bản Kinh Thánh và Giáo Lý của Giáo Hội. Như vậy họ đã tự tách mình ra khỏi Giáo Hội để viết giáo lý riêng, thần học riêng cho mình để đả phá những gì Giáo Hội đã và đang còn dạy thay mặt Chúa Kitô.
Tôi tin chắc rằng tuyệt đại đa số người Công giáo Việtnam ở trong và ngoài nước không ai để ý đến những luận điệu bài bác vô trách nhiệm và lạc giáo này. Tuy nhiên, tôi muốn lên tiếng để nhắc nhở cho họ biết về những sai lầm căn bản và mong họ biết phục thiện mà sửa sai, có thế thôi.
Đọc nhiều nhất Bản in 27.07.2006. 23:33