Trích từ Dân Chúa

Vẻ đẹp và sự toàn thiện: Wabi-Sabi

Tú Nạc

Bảo tàng viện quốc gia Tokyo. Đó là bảo tàng viện lớn nhất và lâu đời nhất ở Nhật Bản. Bước vào bên trong tòa nhà đồ sộ này, bạn sẽ nhìn thấy nhiều tác phẩm tuyệt vời. Có hơn 100.000 vật thể trong bảo tàng viện này. Những vật thể này bao gồm một số báu vật quốc gia Nhật Bản! Bảo tảng viện này lưu giữ những vật thể phong phú và có sức hấp dẫn mãnh liệt. Những vật thể trong từng phần của căn phòng hoàn toàn có sự khác biệt với nhau. Trong đó có một số rương kính được đặt là màu nâu và màu xanh lá cây. Trông chúng giống như những đồ chứa vật hư hỏng! Một số hình thù ngộ nghĩnh. Một số khác trông giống như bị sai lầm, khiếm khuyết! Một số khác trông như đã bị hư hỏng. Tất cả chúng trông giống như đã được đào bới trực tiếp từ dưới đất! Chúng chẳng có giá trị gì – hoặc đẹp đẽ gì cho lắm! Thực sự nhìn chúng không phù hợp trong bảo tàng viện này so với những vật thể giá trị khác. Vậy chúng được đặt ở đây để làm gì? Đây khong phải là một sai lầm! Những vật thể được trưng bày ở đây với một lý do. Chúng tượng trưng một ý tưởng thời cổ đại mà chúng ta sẽ đề cập đến. Những vật thể này biểu hiện “Wabi-sabi.

Wabi-sabi là gì? Điều này thật khó giải thích. Bạn không thể tìm thấy ở nó.”
“Nó là phong cách của cuộc sống.”
“Wabi-sabi? Nó là tâm hồn, là trái tim người Nhật.”
“Wabi-sabi là để thưởng thức cuộc sống yên bình và tĩnh tại.”
“Nó không thể miêu tả. Nếu có thể, nó không còn là wabi-sabi nữa.”

Wabi sabi nghe chừng như một thuật ngữ đơn giản nhưng nó có một ý nghĩa phức tạp. Điều này có nghĩa bởi vị nó quan hệ tới toàn bộ cách nhìn vào cuộc sống! Một số người mô tả nó như một vẻ đẹp khiếm khuyết – hoặc không hoàn thiện. Cách duy nhất để định nghĩa “wabi” là “tạo những điều đơn giản.” Và cách định nghỉa “sabi” là “sự biến đổi” hoặc quá trình thời gian. Hiện giờ Wabi-sabi đang được biết đến ở Tây phương. Nhưng nguồn gốc của nó ở Nhật Bản. Đó là cách nhìn vào cuộc sống bằng tất cả mọi hình thức của nó – bản chất, nghệ thuật và văn hóa một cách đặc biệt.

Ý tường Wabi-sabi trở thành nghệ thuật vào thế kỷ thứ mười sáu. Nó đến từ nghi thức trà của Nhật Bản! Nó đã mô tả cách thức pha trà ở Nhật Bản là một hình thức nghệ thuật và kỹ năng cầu kỳ. Những người hướng dẫn những lễ kỷ niệm trà những nghệ nhân bậc thầy về cách hãm trà để giúp mang ý tưởng Wabi-sabi đến nghệ thuật.

Những nghệ nhân bậc thầy này tìm kiếm vẻ đẹp trong những hình thức đơn giản. Vào thời đó, đây là điều kỳ lạ. Người ta đã có nhiều ý tưởng tryền thống về vẻ đẹp với những thiết kế tráng lệ trong những vật thể có giá trị. Tuy nhiên wabi-sabi đã mang đến những ý tưởng đối lập. Nó đã nói lên rằng nghệ thuật tạo hình không hẳn phải là sự hoàn thiện, giá trị hoặc thậm chí phức tạp. Nghệ thuật có thể đơn giản, thậm chí không hoàn chỉnh. Và điều đó đã nói lên lý do tại sao bạn có thể thấy những vật lưu giữ khác thường, không hoàn thiện ở bảo tàng viện Tokyo. Một công nhân của bảo tàng viện đã mô tả tiến trình nghệ thuật của wabi-sabi:

“Một hình thức nghệ thuật mới đã tìm thấy vẻ đẹp trong cái tĩnh. Những nghệ nhân trà đã bắt đầu tìm kiếm vẻ đẹp trong những hình thức đơn giản này. Tôi không chắc nếu những người tạo ra những vật thể này đã thấy được vẻ đẹp của chúng! Nhưng quần chúng những người đã thực hiện những nghi thức kỷ niệm trà đã yêu quí những vật thể này – ngay cả những vật thể mắc những sai sót – phạm lỗi kỹ thuật.”

Vậy wabi sabi phải thực hiện với cuộc sống hằng ngày là gì – và có phải nó chỉ dành cho người Nhật không? Richard Powell không nghĩ như vậy. Ông là một nhà văn Gia Nã Đại. Ông nói rằng wabi sabi ngày càng trở nên phổ biến ở phương Tây. Ông giải thích vì sao:

“Tôi thiết tưởng người ta muốn một cuộc sống đơn giản hơn. Nhưng khi họ cố gắng sống một cách đơn giản thì họ thấy nó quá khó khăn để thực hiện trong mọi lúc. Bạn phải kiếm tiền bạc và duy trì nó đi liền với cuộc sống. Lý do mà wabi sabi được phổ biến, vì rằng nó là một điều gì đó mà bạn có thể chất chứa trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể tìm kiếm wabi sabi mọi nơi xung quanh bạn và làm thay đổi môi trường ngay nơi bạn ở.”

Nó được phổ biến ở miền tây và hướng tới miền đông để trả lời cho cuộc sống và tinh thần. Những căn nguyên của wabi-sabi nằm trong tôn giáo Đông phương thuộc tư tưởng Phật giáo Zen (a variety Buddhism, now practiced esp. in Japan, Vietnam, and Korea, seeking to attain an intuitive illumination of mind and spirit through meditation, esp. paradoxes). Nhưng nhiều người đã quan tâm đến wabi sabi mà không phải là Phật tử. Richard Powell là một tín đồ Ki-tô giáo. Richard nói với một số người thấy nó với vẻ xa lạ mà ông đã liên kết wabi-sabi với đời sống Ki-tô giáo. Ông nói:

“Nhiều bạn bè Ki-tô giáo của tôi hỏi về sự liên kết này. Họ nghĩ wabi sabi là lý thuyết xa lạ đối với Tây phương, họ nói, ‘Tôi biết đích xác những gì mà bạn đang nói về nó. Nó chỉ là thế chúng ta không có những ngôn từ hoặc ngôn ngữ nào để diễn tả nó.’ Với tôi, chân lý là chân lý, không có vấn đề gì mà thấy ở nó. Vẻ đẹp là thẩm mỹ mà không có vấn đề gì tìm thấy ở nó.”

Richard đã kể cách mà ông đã nhìn thấy wabi sabi trong đời sống của mình:

“Wabi sabi chú ý đến việc tạo thời gian để được hài lòng với thiên nhiên, đó là phần đầu tiên của nó, tạo thời gian. Sau đó tôi thấy nhiều điều. Tôi có thể ngồi trong một cuộc họp chuyên môn – mà tôi có thể để ý đến những chú chim bên ngoài song cửa. Hoặc ở một nơi khác tôi có thể chú ý đến một cậu bé đang vui chơi. Hoặc tôi có thể nhìn thấy một bà lão đang thư giãn với chiếc gậy trong tay. Bạn bắt đầu được thỏa mãn với mọi thứ đang hiện hữu trong cuộc sống của bạn mà trước đó chẳng bao giờ bạn thấy. Bạn thấy rằng, bạn đã nhận ra giá trị vẻ đẹp ở mọi nơi mà bạn không mong đợi.”

John Break là một linh mục Ki-tô giáo. Ông đã gợi ý rằng chúng ta chúng ta cũng có thể nhìn wabi-sabi trong niềm tin Ki-tô giáo. Niềm tin đó nói lên rằng vẻ đẹp và sự sáng tạo của Thiên Chúa đạ bị hủy diệt bởi tội lỗi loài người, nhưng Thiên Chúa đã đưa tay mang họ trở về với cuộc sống no đầy. Break nói:

“Bị chi phối bởi ý thức sai lầm về trật tự mà chúng ta cố áp đặt trên thế giới, có một vẻ đẹp tự nhiên. Vẻ đẹp đó có thể là một số người nhìn thấy – những người mà có thế thấy quá khứ với những điều xa xăm coi như bề ngoài. Những người như vậy có thể nhìn thấy phẩm chất bên trong và giá trị của những sự việc – và của những con người.”

Những suy nghĩ về wabi sabi của bạn là gì? Có phải nó chỉ thực hiện trong văn hóa và nghệ thuật Tây phương hoặc ý tưởng của nó là sản phẩm trung thực trong một thế giới vật chất? Lời phát biểu của Richard có đúng không? Phải chăng chân lý là chân lý? Hãy nói và viết lên tư tưởng của bạn.

“Vẻ đẹp” khác với “vẽ đẹp” một chân dung?

Jos. Tú Nạc, NMS

URL: http://danchuausa.net/van-hoa/ve-dep-va-su-toan-thien-wabisabi/