Trích từ Dân Chúa

Thần học về thân xác: một sự giáo dục về nhân bản (Bài 7)

Anthony Lê

VietCatholic News (Thứ Hai 16/08/2004 09:17)

Bài 7 của chủ đề “Thần Học về Thân Xác” (The Theology of the Body)

Qua những ngôn từ của sách Sáng Thế nói về hôn nhân như là một sự kết hiệp giữa hai thân xác “để trở nên một” (theo sách Gioan, đoạn 2, câu 24), chúng ta đọc và biết được rằng người nam và người nữ đầu tiên mặc dầu cả hai đều trần trụi, nhưng “không bao giờ cảm thấy xấy hổ.” (theo sách Gioan, đoạn 2, câu 25).

Có lẽ, cho đến lúc này, các bạn có thể nghĩ rằng tôi đã suy nghĩ quá nhiều về thân xác con người. Thậm chí các bạn cũng có thể nghĩ rằng tôi đã bị chế ngự bởi sự ám ảnh về nền văn hóa tình dục của chúng ta. Thưa, điều đó cũng có thể hiểu được thôi, thế nhưng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đưa ra những giảng dạy này với mục đích gì?

Thưa, những giảng dạy sau đây cùng với những giảng dạy khác, chính là những đề nghị mà Đức Thánh Cha thực hiện trong dự án về giảng dạy giáo lý quan trọng đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của Ngài, được biết đến như “thần học về thân xác.” Trong việc thu thập 129 bài nói chuyện của Ngài nhân buổi tiếp kiến chung hằng tuần vào mỗi chiều thứ Tư từ tháng 9 năm 1979 cho đến tháng 11 năm 1984, Đức Thánh Cha đã triển khai điều mà Ngài đã hứa, sẽ là một trong những đóng góp lên lũy của Ngài cho Giáo Hội và cho cả thế giới.

Thần học về thân xác chính là một sự suy niệm kinh thánh về cảm nghiệm của nhân loại qua những khát vọng tình dục và mong ước được kết liên với nhau qua hôn nhân. Nó được chia ra thành hai phần chính. Phần đầu, Đức Thánh Cha triển khai một phần “tương xứng về nhân loại học” dựa trên những ngôn từ của Chúa Kitô. Để có được một “viễn cảnh chung cho nhân loại,” chúng ta cần phải nhìn vào kinh ngiệm về sự hiện thân “ngay từ thưở ban đầu,” (theo sách Máthêu, đoạn 19, câu 8), kinh nghiệm trong lịch sử của chúng ta (theo sách Máthêu, đoạn 5, từ câu 27 đến câu 28), và qua ngày cánh chung của chúng ta (theo sách Máthêu, đoạn 22, câu 30). Ở Phần 2 của bài giảng dạy giáo lý của Ngài, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị áp dụng khía cạnh đặc biệt về nhân loại Kitô giáo vào ơn gọi của sự độc thân và cuộc sống hôn nhân, cũng như những vấn đề luân lý được nêu ra qua hiến chế về Nhân Tính Con Người (Humanae Vitae) của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.

Luận Điểm Của Đức Thánh Cha

Nếu chúng ta tìm hiểu sâu sắc về luận điểm của Đức Thánh Cha, thì chắc hẳn chúng ta thấy rằng Ngài đã đưa ra một suy nghĩ mới rất mới mẽ và cải cách qua sự hiểu biết về thân xác và bản năng giới tính của con người. Ngài nói, “thân xác, chỉ mình nó thôi, có khả năng khiến những điều hữu hình trở thành vô hình về mặt thiêng liêng và thần thánh. Thân xác được tạo dựng nên để hoán chuyển hiện thực hữu hình của thế giới trở thành mầu nhiệm bí ẩn vô hình kể từ khi Thiên Chúa tạo dựng con người, và chính vì thế, Ngài chính là dấu chỉ của của sự vô hình đó.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 20 tháng 2 năm 1980).

Thế điều đó có nghĩa là gì? Thưa, nếu xét về mặt thể lý, chúng ta đơn giản chỉ là những thân xác thụ tạo không thể nào nhìn thấy được Thiên Chúa, vì Ngài chính là Thần Khí trong suốt, thanh khiết. Thế nhưng Thiên Chúa muốn biến mầu nhiệm của Ngài thành hữu hình để Ngài có thể khắc dấu vào trong thân xác của chúng ta, bằng việc tạo dựng ra chúng ta như là những người nam, người nữ giống với hình ảnh của Ngài. (theo Sách Sáng Thế, đoạn 1, câu 27). Chức năng của hình ảnh đó chính là phản ảnh về Thiên Chúa Ba Ngôi, như là “một sự hiệp thông nhiệm mầu vô hình của Ba Ngôi” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 14 tháng 11 năm 1979). Từ đó, Đức Thánh Cha kết luận rằng “con người đã trở nên hình ảnh giống như Thiên Chúa không chỉ qua khía cạnh về nhân tính của Ngài không thôi, mà còn qua cả sự hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa mà người nam và người nữ được tạo dưng ra ngay từ thưở ban đầu.” Và Đức Thánh Cha thêm vào là, “chính ngay từ thưở ban đầu đó, đã có sự chúc phúc về khả năng sinh sản được gắn kết với sự sản sinh con người.” Thân xác mang một ‎ý nghĩa về mặt “hôn nhân” bởi vì nó tỏ lộ ra lời mời gọi cho cả người nam lẫn nữ, hãy trở thành món quà tặng cho nhau, để cả hai cùng nên một trong thân xác. Thân xác cũng còn mang một ‎ý nghĩa nữa là có khả năng sản sinh ra theo ‎đúng ý định của Thiên Chúa một người “thứ ba” qua sự hiệp thông nhiệm mầu đó. Và bằng cách này, hôn nhân chính là “một bí tích nguyên thủy, căn bản” được hiểu như là một dấu chỉ hiệp thông đích thực với mầu nhiệm Ba Ngôi nhập thể của Thiên Chúa: vì lẽ, trước hết nó chính là tình yêu giữa người chồng và người vợ; kế đến, là tình yêu dành cho con cái thông qua gia đình; và rồi, sau cùng tình yêu đó được lan rộng ra khắp cả thế giới.

Dĩ nhiên, như Giáo Lý của Giáo Hội đã chỉ ra rằng, điều này không có nghĩa là Thiên Chúa rất ư là “dục tính.” Thiên Chúa chính là “thần khí thanh khiết và không có sự khác biệt nào cả giữa hai giới tính. Thế nhưng khía cạnh về “sự hoàn thiện” của người nam và người nữ phản ánh điều gì đó về sự hoàn thiện vô biên của Thiên Chúa.” (theo CCC, số 370). Đây là lý do tại sao mà Đức Thánh Cha nói về khía cạnh dục tính như là một dấu chỉ về mầu nhiệm của Thiên Chúa. Dựa trên Sách Thánh Kinh, Đức Thánh Cha dùng sự kết liên của người nam và người nữ như là một sự tương thể nhằm ám chỉ đến mầu nhiệm siêu phàm. Mầu nhiệm của Thiên Chúa “rất là siêu việt” để qua đó chúng ta có thể biểu lộ được qua ngôn ngữ con người.

Con Người Nguyên Thủy

Tử thưở ban đầu, Adam và Eva đã cảm nghiệm được sự hiệp thông của họ như là một sự tham dự thật sự vào mầu nhiệm tình yêu của chính Thiên Chúa. Tình cảm ủy mị của sự ham muốn tình dục như Thiên Chúa đã tạo ra là để cho con người biết yêu mến Thiên Chúa qua chính món quà thật sự của chính mình. Vì lời mời gọi yêu thương chính là nội dung chính của Phúc Âm, nên Đức Thánh Cha nói rằng: nếu chúng ta sống đúng theo ý nghĩa về hôn nhân của thân xác chúng ta, thì chúng ta “hoàn thiện được ý nghĩa về nhân loại, và lý do cho sự hiện diện của chúng ta trên trần thế.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 16 tháng 1 năm 1980). Chính vì lý do này mà người nam gắn kết với vợ mình, để cả hai trở “nên một trong thân xác.” (theo sách Sáng Thế, đoạn 2, cầu 24).

Trong phần biện luận về kinh thánh có liên quan đến việc tạo dựng, Đức Thánh Cha nói về sự đoàn kết nguyên thủy của hai giới tính như là cách để trình bày ra cảm nghiệm của con người về sự cô độc nguyên thủy. Con người nhận thức ra rằng qua việc đặt tên các con vật, con người vẫn còn cô đơn trên thế giới này, vì chỉ một mình Adam là con người mà thôi, và biết rằng mình được tự do để hành động theo ‎ý của riêng mình, cô độc để được mời gọi vào tình yêu. Cảm nghiệm đó dựa trên cơ sở của sự tỉnh nội, đơn côi - một cảm nghiệm rất chung cho cả người nam lẫn người nữ - rồi con người cảm nghiệm được ham muốn cháy bỏng và sự mong muốn được kết đoàn. Khi còn hiện diện trong số những con thú, và cũng chẳng có “một người trợ tá nào là thích hợp với Adam cả,” và sau khi thức dậy từ một “giấc ngủ dài” người nam mới nhanh chóng thốt lên rằng: “Rồi cuối cùng, đây cũng chính là xương và thịt của tôi.” (theo sách Sáng Thế, đoạn 2 câu 23). Từ đó, con người mới thốt lên rằng: “Cuối cùng rồi, thì đây chính là người mà tôi có thể yêu.” Làm sao mà Adam có thể biết được rằng là Eva cũng chính là người được mời gọi để yêu thương? Thưa vì, thân xác trần truồng của Eva đã mạc khải ra mầu nhiệm đó!

Trước khi xảy ra sự đoạn tuyệt giữa thân xác và tâm hồn vì tội lổi, thân xác cho phép họ nhận thấy và biết đến nhau “với sự an bình, tin tưởng xuất phát từ nội tâm để có được sự thân mật gần gũi trọn vẹn với nhau.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 2 tháng 1 năm 1980). Vì họ sống trọn cho nhau với nhân phẩm của riêng họ là những con người, do đó “sự trần trụi của mình và người bạn đời của mình là chẳng có gì là xấu xa cả.” (theo Sách Sáng Thế đoạn 2 câu 25).

Con Người Theo Tính Lịch Sử

Nguồn gốc của tội lổi đã tạo ra một sự thay đổi cơ bản trong cảm nghiệm về sự hiện thân của con người. Nó ám chỉ việc con người bị mất đi ơn huệ và sự thánh thiện. “Con người nguyên thủy” giờ đây trở thành “con người theo tính lịch sử” vì rằng con người giờ đây đã có những ham muốn về dục tính trong lòng. Sự ham muốn về dục tính chính là một ham muốn cháy bỏng để tránh đi tình yêu thương của Thiên Chúa. Và rằng kể từ giây phút này, nếu chúng ta có những ham muốn về dục tính khi nhìn vào những người khác, thì có nghĩa là chúng ta đã phạm tội ngoại tình rồi (theo sách Máthêu, đoạn 5, câu 28). Những lời phán truyền của Thiên Chúa thì rất là nghiêm khắc đối với tội lổi này. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đưa ra câu hỏi: “Phải chăng chúng ta sợ hãi sự trừng phạt khắc nghiệt qua những lời phán truyền của Chúa Kitô, hay là chúng ta tín thác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa?” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 8 tháng 10 năm 1980). Quyền năng của Thiên Chúa được thể hiện ở chổ con người biết nhìn nhận: “Này là chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian.” (theo Sách Gioan, đoạn 1 câu 29). Chúa Kitô chẳng phải chết đi và sống lại, để đưa ra cho chúng ta phương cách để đối phó với tội lổi không thôi. Cái chết và sự phục sinh của Ngài chính là “sự giải thoát chúng ta ra khỏi hẳn vòng vây của tội lổi, vòng vây của sự dâm dục, và những thú vui trần tục,” như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã diễn tả như vậy.

Về khía cạnh của thiên đàng, chúng ta luôn luôn có thể nhận ra một cuộc chiến nội tâm giữa tình yêu và những ham muốn nhục dục, và thậm chí cả đến “việc cứu rỗi về thân xác,” như Đức Thánh Cha nhấn mạnh đi, nhấn mạnh lại, vì chưng, việc cứu rỗi đó đã được Thiên Chúa thực hiện nơi người nam và người nữ qua dòng lịch sử. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta biết mở rộng thân xác chúng ta để một lần nữa “hít thở” lấy Chúa Thánh Thần, chúng ta mới có thể cảm nghiệm được một “thắng lợi thật sự và sâu sắc” để lướt thắng những ham muốn nhục dục. Khi đó, chúng ta sẽ liên lũy tái khám phá ra ý nghĩa nguyên thủy về hơn nhân của thân xác, để biết sống đúng với những ham muốn đó. Sự giải phóng từ những ham muốn nhục dục này và sự tự do tiềm ẩn, thực chất, chính là “điều kiện để chúng ta cùng có thể sống với nhau trong sự thật.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 8 tháng 10 năm 1980).

Con Người Thời Cánh Chung

Thế đâu là cảm nghiệm về sự hiện thân và sự mong mõi mối dây hiệp kết của con người vào ngày cánh chung? Phải chăng Chúa Kitô chẳng nói rằng chúng ta sẽ không còn liên hệ với nhau qua hôn nhân vào ngày phục sinh sao? (theo sách Máthêu, đoạn 22, câu 30) Vâng, đúng thế, nhưng điều đó không có nghĩa là sự mõi mong của con người về sự kết đoàn sẽ bị lấy mất đi, mà là, sẽ được nên trọn vẹn hơn. Các phép bí tích chỉ đơn thuần là những dấu chỉ về mặt trần tuc của những hiện thực về nước thiêng đàng. Chúng ta sẽ không còn cần đến những dấu chỉ đó để hướng chúng ta về nước thiên đàng, một khi chúng ta có mặt ở nước thiêng đàng.

Thiên đàng chính là cuộc tân hôn sau cùng và ngàn đời, giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài, vì chưng, “đối với con người, đây sẽ là một sự đoàn kết hiện thực cánh chung của dòng dõi con người, mà Thiên Chúa đã tiền định như thế kể từ lúc tạo dựng... Những ai kết đoàn với Chúa Kitô sẽ được cứu rỗi vào nước của Thiên Chúa, như vị Hiền Thê, người vợ của Con Chiên Thiên Chúa.”(theo CCC, số 1045). Đây chính là sự kết đoàn mà chúng ta được tạo dựng ra từ thưở ban đầu, và đó chính là một sự hiệp thông “nên một trong thân xác.”(theo sách Êphisô, chương 5, câu 31 đến câu 32).

Do đó, qua việc Thiên Chúa cứu rỗi thân xác con người, chúng ta tái khám phá ra rằng - theo chiều kích của ngày cánh chung - ý nghĩa tương tự về hôn nhân của thân xác sẽ cùng hội ngộ với mầu nhiệm của một Thiên Chúa sống động thật sự, diện đối diện với chúng ta. (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 9 tháng 12 năm 1981). Đức Thánh Cha nói, “đây sẽ là một cảm nghiệm hoàn toàn mới mẽ,” thế nhưng “nó sẽ không tách rời con người khỏi những gì mà con người đã dự phần vào “từ thưở ban đầu” lẫn tách khỏi ý nghĩa về sự sản sinh của thân xác con người và của bản năng tính dục.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 13 tháng 1 năm 1982).

Những Ơn Gọi Của Người Kitô Giáo

Chỉ khi nào chúng ta hiểu được con người là ai từ nguyên thủy, từ lịch sử và vào ngày cánh chung, chúng ta mới có thể hiểu được cách thức mà con người sinh sống. Hay nói cách khác, bằng việc triển khai một phần “tương xứng về nhân loại học” dựa trên những ngôn từ của Chúa Kitô, cánh cửa giờ đây đã được mở ra để chúng ta có được một hiểu biết đúng đắn về ơn gọi của sự độc thân và đời sống hôn nhân Kitô giáo.

Tất cả những ai độc thân “vì lợi ích của Nước Trời” (theo sách Máthêu, đoạn 19, câu 12), đang chọn để sống với một cuộc sống hôn nhân trên thiên đàng ngay khi còn ở tại thế giới trần tục này. Theo một cách nào đó, những ai chọn đời sống độc thân, có nghĩa là họ “đang bỏ qua” phép bí tích để tham dự phần vào một điều gì đó rất thực. Bằng việc làm như vậy, họ đã bước xa hơn với những chiều kích của lịch sử, trong khi họ vẫn còn tồn tại trong những chiều kích của lịch sử, để tuyên bố với cả thế giới rằng Nước Chúa chính là ở đây, ngay tại chính trần gian này. (theo sách Máthêu, đoạn 12, câu 28). Sự độc thân Kitô giáo đích thực, không phải là một sự chối từ về đời sống hôn nhân và tình dục, nhưng đó lại là một sự tham gia trọn vẹn vào sự thật và ý nghĩa cùng đích của hôn nhân!

Vì ơn gọi là để nên thánh, do đó, hôn nhân có nghĩa là nhằm chuẩn bị cho mọi người nam và nữ về nước thiêng đàng. Nhưng để có được sự chuẩn bị tương xứng cho nước thiêng đàng, cả hai cần phải sống đúng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Bí tích hôn nhân chính là việc biểu lộ về mầu nhiệm muôn đời của Thiên Chúa qua một “dấu chỉ” để không những loan báo về mầu nhiệm ấy, mà còn để hoàn thiện hơn mầu nhiệm ấy qua các cặp vợ chồng. (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 8 tháng 9 năm 1982).

Tất cả đời sống lứa đôi đều mang dấu chỉ này, đặc biệt khi cả hai chồng-vợ được trở nên “một với nhau trong thân xác.” Cũng giống như việc thân xác thể hiện tâm hồn của con người, thì “việc nên một với nhau trong cùng một thân xác” mà cặp vợ chồng trở nên qua sự hợp giao tình dục, cũng biểu lộ “linh hồn” của đời sống hôn nhân của họ. Theo Đức Thánh Cha, thật ra những từ ngữ như “Người nam đón nhận người nữ, như vợ mình, và ngược lại, như chồng mình,” chỉ có ý nghĩa trọn vẹn khi “cả hai nên một với nhau qua sự hợp giao tình dục” mà thôi. (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 5 tháng 1 năm 1983).

Ý Nghĩa Mới Mẽ Về Luân Lý Tình Dục

Những suy nghĩ nguyên thủy sâu sắc, và uyên thâm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã đưa đến một ý nghĩa hoàn toàn mới mẽ để giúp chúng ta hiểu được những giảng dạy của Giáo Hội về mặt tình dục, cụ thể là những giảng dạy chống lại sự ngừa thai. Vì thực chất, đây chính là trục chính về luân lý tình dục. Chỉ khi nào mà sự kết hiệp vợ chồng bị tách khỏi với việc sinh sản, thì bất kỳ phương cách nào nhằm đạt đến sự khoái lạc dục tính đều có thể lý giải được (cuộc cách mạng về tình dục vào thế kỷ thứ 20 đã minh chứng rõ điều này). Dựa trên tính lôgíc của thần học về thân xác, con người chỉ có thể nói đến khía cạnh luân lý trong mối quan hệ dục tính theo đúng với việc “liệu nó có thể hiện được dấu chỉ của sự thật hay không.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 27 tháng 8 năm 1980). Tất cả những khía cạnh luân lý của dục tính, suy cho cùng, cũng đều đưa đến một câu hỏi giản đơn chính là: Liệu hành vi đó có phải là hiện thân về tình yêu của Thiên Chúa hay không?

Đối với những ai được soi sáng bởi Chúa Thánh Thần đều hiểu rằng đây chính là một “mầu nhiệm hết sứ vĩ đại” về sự hiệp nhất hôn nhân, và việc ngừa thai, chỉ đơn giản, là chuyện không thể tưởng tượng được. Sự kết hiệp hôn nhân nhằm mang ý nghĩa để loan báo mầu nhiệm của Ba Ngôi Thiên Chúa vì chưng “Thiên Chúa chính là một cuộc sống đầy tình yêu thương, để luôn biết cho đi.” Thì theo ý nghĩa này, Đức Thánh Cha nói rằng “ngôn ngữ của thân xác” chính là một lời nói tiên tri, đã được tiền định. Tuy nhiên, hành động khử trùng có chủ ý sau khi giao hợp thì hoàn toàn tương phản với những gì đã kể trên. Nó làm thay đổi đi “tiếng nói của thân xác” để cụ thể chối từ đi tình yêu thương sáng tạo của Thiên Chúa, qua việc biến những người bạn đời của mình trở thành “những vị tiên tri giả dối.”

Sự kết hiệp hôn nhân cũng còn mang một ý nghĩa về một dấu chỉ bí tích của việc Chúa Kitô hiệp kết với Giáo Hội. Nhưng vì các phép bí tích là nhằm chuyển đưa những thực tại tâm linh, siêu phàm, thì thể lý con người phải thể hiện chính xác biểu tượng tâm linh, siêu phàm ấy. Xen việc ngừa thai vào trong bối cảnh này (cho dù sơ ý hay chủ ý), một cặp vợ chồng bước vào một mối quan hệ nước đôi, hai mặt, về sự kết hợp của Thiên Chúa và Giáo Hội. Đó là lý do tại sao mà một hành động khử trùng có chủ ý sau khi giao hợp sẽ không thể nào có thể bỏ qua đi một đêm tân hôn-mà nó chính là một sự tương phản với ý nghĩa chính yếu về “mầu nhiệm hết sức vĩ đại” của phép bí tích.

Cuộc Chiến Để Tìm Hiểu Được Ý Nghĩa Của Sự Sống

Như Đức Thánh Cha đã dạy cho chúng ta biết được rằng, thân xác-phải chỉ mình thân xác không thôi, mới có khả năng để hiệp thông về mầu nhiệm của tình yêu thương Thiên Chúa đối với con người nhân loại chúng ta; và nếu có một kẻ thù của Thiên Chúa nhằm muốn tách rời chúng ta khỏi đời sống và tình yêu của Thiên Chúa, thì kẻ thù đó là ở đâu, và khi nào, nó sẽ ra tay thực hiện điều đó? Như Cha Tertullian đã nói Satăn cố tình can thiệp vào kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa bằng cách ăn cắp đi các phép bí tích. Và đâu là nơi tốt nhất để bắt đầu với “một bí tích nguyên thủy”?

Mục đích của Satăn chính là cố chiếm lấy đi tiếng nói đó trong cơ thể của chúng ta! Và chúng ta hãy xem, nó đã thành công tới đâu. Vì lẽ, chúng ta sẽ rơi vào bẩy của Satăn, nếu như chúng ta không biết đọc ra ngôn ngữ tiềm ẩn từ trong thân xác của chúng ta. Vậy thì có bao nhiêu người trong chúng ta hiểu được rằng là thân thể của chúng ta chính là nơi cuối cùng để tìm hiểu ra được sự mạc khải về mầu nhiệm của Thiên Chúa?

Sẽ là một thiếu xót lớn lao nếu như chúng ta không hiểu được về ngôn ngữ, về tiếng nói tiềm ẩn trong thân xác của chúng ta. Như Đức Thánh Cha đã nói “đây rõ ràng là một điều rất quan trọng xét về mặt hôn nhân-nó cũng quan trọng như việc hiểu biết về con người một cách tổng thể vậy.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 15 tháng 12 năm 1982). Theo Đức Thánh Cha, thần học về thân xác, thực ra, chính là nền tảng của việc giáo dục kịp thời về ý nghĩa của con người. (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 8 tháng 4 năm 1981). Vâng, đó chính là một cuộc chiến dữ dội trong Giáo Hội và thế giới của chúng ta về khía cạnh luân lý của tính dục, vì suy cho cùng, nó chẳng khác nào một cuộc chiến về ý nghĩa hiện diện của con người nơi trần gian này.

Chính vì vậy, thần học về thân xác không nên được xem nhẹ và coi thường trong số những giảng dạy chung nhất của Giáo Hội. Một lần nữa, theo Đức Thánh Cha, những gì chúng ta học hỏi được về những giảng dạy của Chúa Kitô về thân xác qua chính việc tạo dựng và cứu chuộc, thì đó chính là “toàn bộ khía cạnh nền tảng của Phúc Âm, về tất cả những gì mà Giáo Hội giảng dạy, và về sứ mạng chung của Chúa Kitô.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 3 tháng 12 năm 1980).

Kết Luận

Thần học về thân xác chính là lời gọi mời, liên lũy, lanh lảnh để Giáo Hội không những được trở nên “thánh thiện hơn,” mà còn được trở thành một sự hiện thân rõ ràng hơn. Đó là lời gọi mời để cho Lời Chúa trong Phúc Âm được thấm nhuần qua xương, thịt của con người chúng ta. Khi sự hiện thân của Phúc Âm xãy ra trong chúng ta, thì chúng ta mới có thể nhận thấy rằng những giảng dạy của Giáo Hội về mặt luân lý tính dục không phải là việc đề ra một loạt những nguyên tắc hồ đồ, mà chính là một nền tảng nhằm giúp con người chúng ta hiểu rõ hơn về thân xác của chính chúng ta, để chúng ta có thể cảm nghiệm được sự cứu chuộc của thân xác chúng ta, và để chúng ta có thể tái khám phá ra được ý nghĩa khát khao nguyên thủy của dục tính, vì chưng, đó chính là ý nghĩa của cuộc sống. Và đây là bước đầu để chúng ta, có thể canh tân lại thế giới.

Như Đức Thánh Cha đã khẳng định, lời mời gọi dành cho người nam và người nữ chính là hãy cùng thông hiệp với nhau, vì chưng đó chính là “một nền móng sâu sắc nhất về đạo đức và văn hóa của con người.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 22 tháng 10 năm 1980). Chính vì thế, tính nhân phẩm và sự cân bằng của đời sống con người đều “phụ thuộc vào bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử, vào bất kỳ địa điểm địa lý nào, cho dẫu ở cao độ hay vĩ độ, để cả hai luôn là của nhau.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 8 tháng 10 năm 1980). Nói tóm lại, một nền văn hóa nào không biết tôn trọng sự thật về bản năng dục tính, thì đó chính là một nền văn hóa không tôn trọng gì cả về sự thật của cuộc sống; và đó, chính là một nền văn hóa sự chết.

Đó chính là lý do tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị biến thần học về thân xác chính là dự án giảng dạy về giáo lý đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của Ngài. Vào trung tâm điểm của một thời kỳ rao giảng Phúc Âm mới, vào trung tâm điểm của việc dựng xây một nền văn mình tình thương và nền văn hóa sự sống, đó chính là hôn nhân và gia đình. Và trung tâm điểm của đời sống hôn nhân và gia đình chính là sự thật về thân xác và bản năng dục tính. Nguyện cầu cho chúng ta hiểu rõ được nó, để biết loan báo cho mọi người. Và nếu chúng ta làm điều đó, nhân loại chúng ta sẽ không sớm bị diệt chủng!

(còn tiếp)

Anthony Lê

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

URL: http://danchuausa.net/than-hoc/than-hoc-ve-than-xac-mot-su-giao-duc-ve-nhan-ban-bai-7/